Ngày 4-5, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định nội dung và mức chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết gồm 2 nội dung: Chi hỗ trợ duy trì, vận hành cung cấp dịch vụ thông tin công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đối tượng là người lao động do đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin công cộng bố trí thực hiện các hoạt động theo quy định, mức chi 15.600 đồng/giờ/người.
Về chi tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Chi 100% kinh phí mua sắm trang thiết bị đài truyền thanh và cụm loa trung tâm xã, nhưng không quá 70 triệu đồng/xã; chi 100% kinh phí mua sắm cụm loa truyền thanh cho xóm (thôn, bản) nhưng không quá 30 triệu đồng/cụm.
Tại Hội nghị, đại diện Hội Nông dân các huyện, thành phố và các phòng, ban của Hội Nông dân tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến phản biện và góp ý về một số nội dung được đề cập trong dự thảo Nghị quyết, trong đó tập trung vào các nội dung như: Cần có cơ chế hỗ trợ đối với các xóm đặc biệt khó khăn không thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có chính sách hỗ trợ riêng đối với 2 địa phương đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới là 2 xã Tân Long và Hợp Tiến (Đồng Hỷ).
Mặt khác, các đại biểu cũng nêu những bất cập, chưa phù hợp trong quá trình triển khai các nội dung liên quan tại 14 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết cho phù hợp với thực tế tại địa phương...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin