Ngày 19-11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số góp phần thực hiện bình đẳng giới”.
Các đại biểu dự Hội thảo. |
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Hội thảo đã thu hút sự tham gia của trên 100 đại biểu đại diện cho những người tham gia các mô hình của Dự án 8 tại các địa phương trong tỉnh.
Đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng được 241 mô hình phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thu hút trên 10,5 nghìn thành viên tham gia.
Qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và cải thiện quyền năng kinh tế cho phụ nữ, giúp chị em tự tin, có tiếng nói hơn trong gia đình, trực tiếp tham gia và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Tuy nhiên, quá trình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như: Việc ma chay, hiếu hỉ tốn kém; tình trạng tảo hôn; tiếng nói, chữ viết, trang phục dân tộc và một số lễ hội truyền thống có nhiều nguy cơ bị mai một…
Đại biểu xã Linh Thông (Định Hóa) phát biểu tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại cộng đồng.
Trong đó, nhiều ý kiến tập trung chia sẻ kinh nghiệm về: Xây dựng và duy trì hoạt động của các mô hình góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại cộng đồng; phương pháp tuyên truyền để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin