Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện tuyến Trung ương hạng đặc biệt, 8 bệnh viện tuyến tỉnh, 3 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 6 trung tâm y tế cấp huyện thực hiện chức năng khám, chữa bệnh. Kết quả khảo sát tại các cơ sở khám, chữa bệnh này cho thấy, có khoảng 20 đến 30% số bệnh nhân đến khám tai, mũi, họng được chẩn đoán mắc viêm xoang, trong đó có nhiều bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm.
Người hít phải khói thuốc lá thụ động, nhất là phụ nữ, trẻ em mắc viêm xoang cũng bị ảnh hưởng đến hô hấp. Trong ảnh: Bác sĩ Phòng khám đa khoa Bảo Ngọc (Đại Từ) khám bệnh về tai, mũi, họng cho bệnh nhân. |
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng, hút thuốc lá trong thời gian dài có liên quan đến nhiều thay đổi về cấu trúc và chức năng trong hệ hô hấp. Đối với mũi và đường hô hấp trên, việc hút thuốc lá lâu dài ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của lông mao, có thể dẫn đến thay đổi độ thanh thải niêm mạc. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng; đau vùng mặt mạn tính và đau đầu. Đặc biệt là tình trạng khó ngủ, ngừng thở khi ngủ. Tình trạng này có thể mang lại yếu tố nguy cơ của một số bệnh nghiêm trọng như rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...
Ngay cả khi ngừng hút thuốc, mũi xoang có thể mất vài tháng đến vài năm để trở lại chức năng bình thường. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, việc cai thuốc lá rất cần thiết để tránh các nguy cơ và biến chứng hô hấp, trong đó có bệnh xoang; cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh ung thư và nguy cơ tử vong…
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin