Hội đồng Phòng chống AIDS quốc gia Nam Phi vừa ký thỏa thuận về khoản viện trợ trị giá gần 547 triệu USD với Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét.
Theo đó, khoản viện trợ trên sẽ được tài trợ cho các chương trình ứng phó với bệnh AIDS và mở rộng chương trình phòng chống lao của Chính phủ Nam Phi trong khoảng thời gian từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2025, do cơ chế điều phối quốc gia Quỹ Toàn cầu quản lý.
Quỹ Toàn cầu là một đối tác quan trọng đối với sức khỏe toàn cầu mà Nam Phi đã được hưởng lợi từ đó. Đây là lần quyên góp thứ 7 cho đất nước kể từ lần đầu tiên họ đóng góp vào năm 2003, trị giá 1,3 tỷ USD.
Phó Tổng thống David Mabuza, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Phòng chống AIDS quốc gia Nam Phi (SANAC), đã hoan nghênh khoản tài trợ của Quỹ Toàn cầu: "Việc bổ sung của Quỹ Toàn cầu sẽ hỗ trợ Nam Phi tiếp tục cải thiện việc đưa người đi xét nghiệm HIV và tiếp tục tiến tới đạt được mục tiêu 90-90-90, hướng tới chấm dứt AIDS là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030".
Phó Tổng thống David Mabuza cho biết: "Khoản tài trợ này cũng sẽ đảm bảo rằng chương trình Phòng chống Lao của Nam Phi được mở rộng theo chủ đề Ngày Thế giới Phòng chống Lao năm 2022".
Tiến sĩ Joe Phaahla, Bộ trưởng Y tế Nam Phi chia sẻ, khoản viện trợ lần này là một trong những đóng góp rất quan trọng đối với Nam Phi. Vì hiện nay Nam Phi đang chịu gánh nặng lớn về dịch bệnh HIV. Khoản viện trợ sẽ tiếp thêm sức mạnh để Nam Phi tiếp tục duy trì điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus, cũng như sàng lọc để qua đó phát hiện được nhiều người nhiễm hơn, từ đó cung cấp cho họ phương pháp điều trị.
Ông Raul de Luzenberger, Phó Prưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Nam Phi cho rằng: "HIV không chỉ là thách thức đối với Nam Phi, mà là của toàn cầu. Vì vậy chúng tôi cùng với các đối tác thành lập Quỹ Toàn cầu, nơi mà người mọi người tham gia bình đẳng, cùng đóng góp nguồn lực để ứng phó với HIV và sau đó là bệnh lao, sốt rét. Và bây giờ dịch bệnh COVID-19 cũng là mục tiêu mà chúng tôi tiến tới cần phải ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ.
Hiện tỉ lệ nhiễm HIV tại Nam Phi ước tính khoảng 13,7% dân số. Trong khi nước này cũng thường xếp hạng cao nhất trong tỉ lệ mắc bệnh lao theo quy mô trong dân số.
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã đảo ngược một số kết quả dẫn đến khó đạt được mục tiêu trong ứng phó với HIV toàn cầu - đây là một trong những điểm kết luận tại Hội nghị quốc tế về AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục ở châu Phi (ICASA) diễn ra gần đây ở Durban, Nam Phi.
Cụ thể, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng tiêu chuẩn đến việc tiếp cận với HIV điều trị cũng như sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ và trẻ em vị thành niên. Nó làm gián đoạn các dịch vụ sức khỏe sinh ra và tình dục, bao gồm cả HIV, cũng như các dịch vụ về y tế và quản lý hệ thống y tế ở nhiều quốc gia, trong đó có Nam Phi.
Vào năm 2020, HIV đã cướp đi mạng của 310.000 người và 670.000 người nhiễm HIV ở Đông và Nam Phi. Ước tính có khoảng 58% các nhiễm trùng này là ở phụ nữ và trẻ em gái, trong bối cảnh bất bình đẳng giới và bạo lực còn tồn tại trên thế giới.
Vì vậy, khoản viện trợ vừa được ký kết này hi vọng sẽ đem đến cho Nam Phi giải pháp và nguồn lực để quốc gia này thực hiện tốt việc ngăn chặn lây nhiễm HIV, đồng thời các bệnh nhân được tích cực điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus một cách hiệu quả.