Theo tạp chí Quản lý Y tế Mỹ, những người nhiễm HIV và những người bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện ít có khả năng được tiêm chủng phòng virus viêm gan A (HAV), loại vaccine được khuyến nghị trên toàn quốc cho tất cả những người nhiễm HIV.
Tiêm chủng ngừa viêm gan A là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát viêm gan do virus. Ảnh minh họa |
Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường tiêu hóa do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Bệnh thường chỉ gây ra tình trạng viêm gan cấp tính, rất hiếm có giai đoạn mãn tính và bệnh có thể được triệu trị khỏi hoàn toàn, không gây tổn thương vĩnh viễn tại gan khi người bệnh được phát hiện và điều trị phù hợp. Đây là một bệnh lây nhiễm từ người sang người theo đường phân miệng do nguồn nước bị nhiễm bẩn, thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ.
Những người nhiễm HIV có bệnh gan tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh nặng do nhiễm HAV cao hơn. Theo Trung tâm Kiểm sát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), các đợt bùng phát viêm gan A liên quan đến lây truyền từ người sang người đã xảy ra từ năm 2016. Đại diện Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết, mặc dù số ca mắc viêm gan A giảm nhẹ từ năm 2019 đến năm 2020, nhưng số ca được báo cáo vào năm 2020 vẫn cao gấp 7 lần so với năm 2015. Vào năm 2020, CDC và Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) đã khuyến nghị tiêm phòng viêm gan A cho nhóm đối tượng này.
Được xuất bản trên tạp chí Vaccine: X, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ các bệnh nhân ở Houston từ năm 2010 đến năm 2018 để đánh giá khả năng những người không có yếu tố nguy cơ sẽ được tiêm vaccine HAV.
Tổng cộng có 1.372 người nhiễm HIV tham gia nghiên cứu đủ điều kiện tiêm vaccine HAV và có globulin miễn dịch kháng HAV G (IgG) âm tính và không có tiền sử tiêm chủng. Nhóm thuần tập chủ yếu bao gồm nam giới và độ tuổi trung bình là 38 tuổi. Khoảng 70% bệnh nhân là người da đen, 11% là người Latinh và khoảng 17% là người da trắng.
Tiền sử sử dụng chất gây nghiện đã được báo cáo trong số 1.214 bệnh nhân. Trong số này, khoảng 20% số người bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện và 18% cho biết có tiền sử rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Khoảng 29,2% bệnh nhân đã được tiêm một liều vaccine HAV duy nhất sáu tháng sau khi được chăm sóc. Ở thời điểm 12 tháng và 24 tháng, con số này tăng lên lần lượt là 37,1% và 47,8%. Hơn nữa, khoảng 10% bệnh nhân đã được tiêm ít nhất hai liều vaccine HAV sáu tháng sau khi bắt đầu được chăm sóc, tỉ lệ này tăng lên 21,2% sau 12 tháng và 33,4% sau 24 tháng, theo AJMC.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của cả việc xét nghiệm IgG kháng HAV của một người khi bắt đầu chăm sóc và thông báo về lịch tiêm phòng viêm gan A để giúp tăng cường sự hiệu quả của mũi tiêm. Tuy nhiên, một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có triệu chứng, thường khoảng sau 2 đến 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Vàng da, vàng tròng trắng mắt, mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa… Người lớn có dấu hiệu và triệu chứng bệnh rõ hơn trẻ em.
Tiêm chủng ngừa viêm gan A là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát viêm gan do virus. Hiện nay có hai loại vaccine HAV: Havrix và Vaqta. Cả hai loại vaccine đều cần tiêm hai mũi, thường cách nhau sáu tháng. Twinrix, một loại vaccine kết hợp phòng ngừa virus HAV và viêm gan B.
Tiêm vaccine viêm gan A đặc biệt được khuyến cáo dành cho những người tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh viêm gan A; Người lớn và trẻ em đi du lịch hoặc làm việc tại các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hoặc trung bình như các nước Trung hoặc Nam Mỹ, Mexico, Châu Á, Châu Phi và Đông Âu; Nam quan hệ tình dục đồng giới; Người sử dụng ma túy; Bất cứ ai có nguy cơ nghề nghiệp mắc bệnh viêm gan A; Người mắc bệnh gan mãn tính như bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan B, C; Hơn 99% số người được tiêm chủng sẽ phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus và sẽ nhiễm virus ngay cả khi họ đã tiếp xúc với virus.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin