Xây ước mơ từ niềm đam mê

08:59, 12/05/2011

Tại Festival Lâm sản Việt Nam - Bình Định 2011, có 5 sản phẩm đạt Kỷ lục Guiness, trong đó Thái Nguyên vinh dự có 2 sản phẩm. Từ khi 2 sản phẩm là bộ phản và cặp lộc bình được chế tác từ gỗ nghiến của anh được ghi tên vào Kỷ lục Giness Việt Nam, Hồ Sỹ Tùng đã được nhiều người trong nước biết đến. Để thỏa nhãn ngắm và tìm hiểu sâu hơn về những sản phẩm có một không hai ở Việt Nam, chúng tôi đã tìm đến gặp gỡ ông chủ của chúng…  

 

May mắn hay tinh tế?

 

Sau một chuyến đi Đà Nẵng vất vả, người thanh niên 32 tuổi - Hồ Sỹ Tùng vừa trở về Thái Nguyên để lo những công việc bộn bề, dang dở ở Công ty TNHH Hồng Đăng (phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên), nơi anh đang giữ vai trò là Giám đốc. Anh cho biết: Tôi vừa tham gia một hội chợ ở Đà Nẵng. Dù biết đi lại rất vất vả, tốn kém, nhưng chúng tôi muốn quảng bá hình ảnh của Công ty với bạn bè trong, ngoài nước và tìm kiếm bạn hàng.

Vừa trò chuyện, chúng tôi vừa đưa mắt tìm kiếm những sản phẩm đạt Kỷ lục Giness Việt Nam của anh. Như hiểu được mong muốn của khách, anh Tùng dẫn chúng tôi đến khu vực trưng bày sản phẩm. Không chớp mắt, chúng tôi ngắm 2 bộ sản phẩm được đánh giá là độc nhất, vô nhị, được trưng bày Hội chợ Triển lãm đồ gỗ và lâm sản Việt Nam 2011, tổ chức tại Bình Định cách đây hơn 1 tháng. Đó là bộ phản 2 tấm có độ dày 10cm, rộng 180cm, dài 271cm và cặp lộc bình đường kính 45cm, chiều cao 177cm. Sắc màu nu gỗ nghiến trứng trang nhã, nổi vân, mặt tấm phản sáng như gương, mát lạnh khi chạm tay vào. Theo kinh nghiệm của người đồng nghiệp (mộttín đyêu thích và say mê sưu tâm đ gỗ, mỹ nghệ) cùng đi thì đây là những nu gỗ có kích thước hiếm thấy, vì để có khối gỗ nu kích thước lớn hơn 30cm thì cây nu phải có 1.500 tuổi trở lên. Anh Tùng cho hay: Tại Hội chợ, bộ phản 2 tấm anh phát giá 1,8 tỷ đồng, cặp lộc bình giá 600 triệu đồng. Đã có khách hàng trả anh cả 2 mốn đ trên với số tiền 2,2 tỷ đồng nhưng anh không bán. Nếu có người trả 2,4 tỷ đồng anh cũng không bán vì 2 sản phẩm đó đã và đang là “thương hiệucủa Thái Nguyên.

 

Cơ duyên nào đưa anh đến với 2 sản phẩm độc đáo này? - Tôi hỏi. Cũng là do may mắn thôi. - Anh trả lời. Đầu năm 2009, trong một chuyến đi chơi tại huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng), tôi tình cờ biết được một người muốn bán 2 sản phẩm này. Lúc đó, 2 sản phẩm có màu đen xỉn, dáng dấp rất thô sơ. Nhưng thấy được kích thước đặc biệt của bộ phản 2 tấm và cặp lộc bình. Hơn nữa, cả 2 sản phẩm đều không bị rạn, nứt nên tôi vẫn quyết định mua về. Sau đó thuê nghệ nhân lành nghề chỉnh sửa cho thanh thoát rồi phun sơn lại cho đẹp. Lúc đó, cặp lộc bình được mua với giá 40 triệu đồng, bộ phản giá 100 triệu đồng. Nhưng sau này, khi tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm tương tự, tôi thấy mình thật may mắn khi sở hữu được những sản phẩm có đường kính, kích thước có một không hai và không bị các vết rạn, nứt ở Việt Nam (đến thời điểm này).

 

Anh Tùng luôn cho rằng mình may mắn khi có được những sản phẩm đạt Kỷ lục giness Việt Nam, nhưng chúng tôi lại thấy anh quả là một người tinh tế khi mua những sản phẩm đó. Khi đã được đánh giá đúng giá trị đích thực, 2 sản phẩm anh có đã trở thành những món đồ vô giá.

 

Xây ước mơ từ niềm đam mê

Có lẽ vì thích sưu tầm những sản phẩm được chế tác độc đáo từ gỗ nên anh Tùng mới nảy ra ý định kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ. Bởi năm 2001, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Hà Nội, anh thành lập một Doanh nghiệp chuyên kinh doanh máy tính. Duyên nợ với lĩnh vực này không nhiều nên sau 6 năm hoạt động, anh đã giải thể doanh nghiệp để tìm hướng đi mới. Đến giữa năm 2009, anh đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới: Kinh doanh đồ gỗ. Anh đã mạnh dạn nhập khẩu gỗ về chế biến để cung cấp cho bạn hàng và thị trường anh nhắm đến là các công trình nhà ở, cầu đường… đang được đầu tư xây dựng trong và ngoài tỉnh. Khi vừa thành lập Công ty, anh đã ký được hợp đồng với Đại học Thái Nguyên để chuyên cung cấp gỗ nhóm 3 phục vụ việc xây dựng nhà ở cho sinh viên. Nhưng khi các khu ký túc xá hoàn thành, đầu ra cho sản phẩm gỗ của anh có phần chậm lại, doanh thu giảm dần. Thêm vào đó, do chưa có kinh nghiệm nên anh đã có lần mua phải gỗ nguyên liệu nhập khẩu kém chất lượng, phải chịu thất thu hàng trăm triệu đồng. Bác Hồ đã từng nói “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền…” nên tôi chưa bao giờ nản lòng trước những khó khăn. - Anh Tùng bộc bạch.

 

Gan bền, chí lớn nhưng khát vọng chưa thành, Tùng không nản lòng mà vẫn quyết tâm tìm cách làm giàu cho mình để góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Song song với việc kinh doanh gỗ, anh bàn với vợ mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ. Công việc này cũng rất hợp với anh bởi từ trước đến nay, Tùng luôn đam mê sưu tầm những món đồ gỗ, mỹ nghệ độc đáo. Trước khi thành lập cửa hàng, anh đã từng đi khắp nơi để tìm cho mình những món đồ ưng ý nhất về bày biện trong nhà (trong đó có 2 sản phẩm đạt Kỷ lục Giness Việt Nam). Nay tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này, anh càng có điều kiện đi khắp các làng nghề đồ gỗ, mỹ nghệ trong nước như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), La Xuyên (Nam Định) để tìm kiếm nguồn hàng. Anh tâm sự: Cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ ở Thái Nguyên nhiều vô kể. Vì thế, tôi luôn ý thức là mình phải có cách kinh doanh khác họ. Đó là tìm đến các làng nghề, lựa chọn hoặc đặt các nghệ nhân làm những món đồ độc đáo theo ý tưởng của mình. Sau đó mang về cho thợ của Công ty (chủ yếu là những thợ lành nghề ở Bắc Ninh gia công thêm cho thật đẹp mắt). Sáng tạo trong cách nghĩ, lựa chọn các mặt hàng bằng con mắt tinh tế của một người say mê nghệ thuật, những món đồ của anh đã được nhiều bạn hàng yêu thích và mua với giá rất cao, trong đó có nhiều bạn hàng ở Trung Quốc. Với cách làm này, đến nay, dù Công ty và cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, mỹ nghệ của vợ chồng anh chưa thu được lãi nhưng đã duy trì được cuộc sống ổn định và giải quyết việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

 

Nhằm duy trì sản xuất và kinh doanh ổn định, có lợi nhuận ngày càng cao, Tùng đã làm việc với tỉnh Cao Bằng, thuê 500m2 đất tại Trung tâm Thương mại của cửa khẩu Tà Lùng để trưng bày sản phẩm đồ gỗ, mỹ nghệ nhằm tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng Trung Quốc. Song song với đó, Tùng cũng đang nuôi ý tưởng sẽ khôi phục làng nghề gỗ ở Xuân Phương (Phú Bình). Tuy nhiên, để làm được điều này, chúng tôi mong các cấp, ngành liên quan tạo điều kiện cho Tùng về mặt bằng xây dựng nhà xưởng, được vay vốn với lãi suất ưu đãi…