Trong các giải pháp phát triển du lịch phải kể đến “chiến lược PR” hiệu quả, gần gũi đến từ những cách làm sáng tạo của mỗi cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.
Nghề mộc đã gắn bó với nhiều hộ dân ở Làng nghề mộc An Châu (xã Nga My, Phú Bình) từ rất lâu đời. Trải qua bao thăng trầm, những thợ mộc nơi đây vẫn một lòng với nghề “bụi bặm” và kiên trì truyền “lửa nghề” cho thế hệ sau.
Về La Giai bây giờ khác xưa nhiều lắm. Diện mạo thay đổi khá toàn diện, dân trí, đời sống văn hóa, tinh thần đều cao... Những đòi hỏi của sự phát triển một làng quê ở thời kỳ mới đã được đưa vào nghị quyết của Chi bộ để lãnh đạo toàn dân thực hiện với tinh thần và sinh khí mới.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã cây Thị (Đồng Hỷ) đóng vai trò là cơ sở cách mạng “trạm giao liên”, nhân dân nơi đây đã chung sức làm tốt nhiệm vụ dẫn đường, nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ...
Cách đây 79 năm, tháng 9-1945, tại mảnh đất Trường Xô, Hội nghị cán bộ đảng toàn tỉnh được tổ chức. Hội nghị công bố quyết định của Xứ ủy Bắc kỳ, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm 8 đồng chí.
Nằm ở phía Tây Bắc TP. Sông Công khoảng 7km, xã miền núi Bình Sơn có Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia căng Bá Vân, nơi chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường của những chiến sĩ cộng sản bị giam cầm ở đây.
Với địa thế "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lui có thể giữ), Định Hóa được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn là nơi trọng yếu hoạt động, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Bằng sự mưu trí, tổ chức đấu tranh của cán bộ Việt Minh, nhân dân Tân Cương đã khéo léo đập tan âm mưu thâm độc của tay sai Nhật, góp phần cùng cả nước giành chính quyền.
Trước năm 1945, Kha Sơn là chốn đi về của nhiều cán bộ Việt Minh. Nằm trong cụm di tích lịch sử Kha Sơn, chùa Mai Sơn ở xóm Mai Kha ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những ngày thu, trên các tuyến đường, ngõ phố ở phường Tiên Phong (TP. Phổ Yên), cờ đỏ sao vàng phấp phới, không khí vui tươi hiển hiện trên từng gương mặt. Từ một xã thuần nông còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiên Phong không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Năm 2011, chùa Đán, ngự ở phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của tăng ni, phật tử và nhân dân trong vùng, chùa Đán còn là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thái Nguyên không chỉ là vùng đất được du khách biết đến với nhiều danh làm thắng cảnh, di tích lịch sử và quê hương “Đệ nhất danh Trà” mà còn có vốn văn hóa ẩm thực độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc vùng miền.
Bờ Rạ ơi Bờ Rạ/Bản đồ không còn tên… Chúng tôi mang theo câu thơ của Nhà báo Lý Thị Trung, học viênTrường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng về Tân Thái (Đại Từ) vào một ngày đầu Tháng Tám.
Chúng tôi, những người công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam vinh dự được trực tiếp tiếp cận nhân chứng và lập hồ sơ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Từ khi lập hồ sơ khoanh vùng di tích đến khi khánh thành bia di tích là cả một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết.
Vị chát tiền ngọt hậu của trà xanh kết hợp cùng vị ngọt dịu thanh mát, thoảng nhẹ của hương sen tạo nên một thức uống đặc biệt mang đậm nét văn hóa riêng có của trà Thái Nguyên, làm say lòng thực khách.
Việt Nam hiện có hơn 40 tỉnh, thành phố trồng chè, tính cả chè trung du và chè cổ thụ thì cả nước có gần 80 vùng chè. Đối với Thái Nguyên, chè được xác định là cây trồng chủ lực. Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và đưa thương hiệu trà Thái Nguyên ngày một vươn xa, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình văn hóa trà Việt.
Đã từ lâu, chiếc nón lá cọ không đơn thuần chỉ là che nắng, che mưa mà trở thành một vật không thể thiếu trong tổng thể trang phục của phụ nữ dân tộc Tày vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi; trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày ở Định Hóa.