Tiếp tục các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu trước thềm hội nghị Paris

08:09, 01/09/2015

Vào thời điểm còn chưa đầy 100 ngày nữa sẽ tới hội nghị thượng đỉnh Paris để thống nhất về một thỏa thuận toàn cầu đấu tranh chống biến đổi khí hậu, một phiên đàm phán mới đã được mở ra hôm  31/8 tại Bonn (Đức) nhằm thảo luận những vấn đề mấu chốt xung quanh chủ đề này.

Phiên thảo luận trước thềm hội nghị thượng đỉnh Paris (COP21) chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày (31/8 – 4/9). Tại đây, đại diện các bên tham gia công ước Liên hợp quốc về khí hậu sẽ tiến hành thảo luận về văn bản mới, nền tảng đàm phán cho dự thảo của thỏa thuận toàn cầu về đấu tranh chống biến đổi khí hậu, hạn chế sự nóng lên toàn cầu không vượt quá 2 độ C.

 

Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, “cần phải đẩy nhanh tiến độ của các cuộc đàm phán”. Hơn bao giờ hết, cần phải hành động khẩn cấp trong bối cảnh trái đất đã phá vỡ những kỷ lục mới về nhiệt độ trong tháng 7 vừa qua, với nhiệt độ trung bình theo tháng chưa từng có kể từ năm 1880 và 9 tháng đầu năm 2015 nóng nhất trong lịch sử. Thêm vào đó, các cam kết quốc gia về giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính được thông báo cho tới thời điểm hiện tại – khoảng 60 quốc gia chịu trách nhiệm gây ra gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – không cho phép hạn chế sự nóng lên của khí hậu không vượt quá 2 độ C.

 

Vòng đàm phán vào tháng 6 vừa qua mới chỉ xem xét lại văn bản đàm phán, thúc đẩy những người tham dự tin tưởng vào trọng trách của các đồng chủ tịch và làm rõ điều đó. "Một tiến bộ lớn đã được thực hiện bởi các đồng chủ tịch" – nhà đàm phán của Pháp Laurence Tubiana hoan nghênh. "Bây giờ, chúng ta phải thu hẹp các lựa chọn", đó những lựa chọn có thể. Tuy nhiên, theo ông Pierre Cannet, thành viên của tổ chức WWF Pháp, điều này cũng sẽ không hề dễ dàng. "Chúng ta đôi khi có 8, 9 lựa chọn được liệt kê" theo chủ đề – ông Pierre Cannet cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện là thời gian để "giải quyết các tranh chấp".

 

Trong số các chủ đề hiện đang tồn tại, nổi bật là việc phân chia nỗ lực giữa nước giàu – các nhà phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, nguồn gốc dẫn tới sự nóng lên của khí hậu – và các nước nghèo và mới nổi./.