Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên

10:54, 14/12/2017

Phần 1: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

I. Tên Dự án và các hợp phần dự án:

* Tên dự án: Dự án “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên”

a. Hợp phần 1: cấp nước nông thôn.

- Tiểu hợp phần 1: Cấp nước cho cộng đồng dân cư.
- Tiểu Hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh cho trường học.

b. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn.

- Tiểu Hợp phần 1: Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình.
- Tiểu Hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế.

c. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát đánh giá.

II. Tên Nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới (WB).

III. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

IV. Đơn vị đề xuất Dự án: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên.

V. Cơ quan chủ dự án: (cơ quan điều phối dự án, văn phòng thường trực dự án).

1. Cơ quan chủ dự án, điều phối dự án

+ Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Nguyên:
- Địa chỉ liên hệ: Đường Lương Ngọc Quyến, T.P Thái Nguyên.i Nguyên
- Điện thoại: 02803.855.484        Fax: 02803.857.731

2. Văn phòng thường trực dự án

+ Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

VI. Các cơ quan chủ đầu tư thực hiện các hợp phần dự án

- Sở Giáo dục và đào tạo Thái Nguyên: Chủ đầu tư thực hiện Tiểu hợp phần 2 thuộc hợp phần 1 và các hoạt động liên quan về cấp nước và vệ sinh trường học của Hợp phần 3.

- Trung tâm Nước SH & VSMT NT Thái Nguyên: Chủ đầu tư thực hiện Tiểu hợp phần 1 thuộc Hợp phần 1 và các hoạt động liên quan về cấp nước nông thôn của Hợp phần 3.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên: Chủ đầu tư thực hiện hợp phần 2 vệ sinh nông thôn và các hoạt động liên quan về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn của hợp phần 3.

VII. Thời gian dự kiến thực hiện dự án:

- Bắt đầu năm 2016 và kết thúc năm 2020.

VIII. Địa điểm thực hiện dự án:
- Tỉnh Thái Nguyên.

Phần 2.  BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

I. Sự phù hợp và các đóng góp của Dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương.

1. Sự phù hợp của Dự án

- Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

- Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công, Thị xã Phổ Yên và 6 huyện:  Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày,Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc,  tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực.

- Trong những năm qua Thái Nguyên đã đạt được tiến bộ lớn trong tăng trưởng độ bao phủ cấp nước và vệ sinh môi trường. Theo Chương trình Giám sát chung, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là 65%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 15% và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải thiện là 85% tính chung trên toàn Tỉnh Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều người DTTS và phần còn lại của Tỉnh vẫn rất lớn. Ở các khu vực miền núi khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, 30% có nhà vệ sinh chưa hợp vệ sinh. Ngoài ra, 10% người dân nông thôn tại các khu vực miền núi không được tiếp cận nước hợp vệ sinh và rất nhiều công trình cấp nước được lắp đặt nhưng không còn hoạt động - phần lớn là do bảo dưỡng kém (tỷ lệ công trình hoạt động chưa hiệu quả chiếm tỉ lệ cao, trên 30%).

- Để giải quyết vấn đề vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, cần  tăng cường sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của xã hội trong đó các cơ quan quản lý nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Ngày 19 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân với các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các cấp, các ngành.

- Kết quả khảo sát tại một số khu vực trên địa bàn Tỉnh cho thấy chỉ có 25% và 35% người dân nông thôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tỷ lệ này còn thấp hơn đối với các hộ gia đình nghèo, khu vực miền núi và các dân tộc thiểu số.

- Dự án phù hợp với Quyết định 260/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- Dự án phù hợp với quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, quy hoạch phát triển ngành Y tế, ngành giáo dục đã được UBND Tỉnh phê duyệt đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trong đó góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 đảm bảo số người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó có 70% đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế), 75 % số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100 % số trường học và trạm Y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và công trình nước sạch.

- Để  nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giảm tỷ lệ phóng uế bừa bãi, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh toàn xã trên địa bàn Tỉnh cần kết hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện trong đó có các hợp phần Dự án từ Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn nguồn vốn ODA dựa trên kết quả”.

2. Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết của Dự án

a. Cấp nước nông thôn

- Số đấu nối cấp nước: 14.515 đấu nối (với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 56.608 người).
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 77 công trình.

b. Vệ sinh nông thôn

- Số xã đạt vệ sinh toàn xã: 35 xã
- Số nhà tiêu hộ gia đình trên toàn tỉnh được xây mới hoặc cải tạo 5.150 nhà tiêu.
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trạm Y tế: 48 côngg trình.
- Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt;
- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực mục tiêu;
- Bảo đảm phần lớn trường học (điểm trường chính) và các trạm y tế ở khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ hệ thống cấp nước và trang thiết bị rửa tay
- Xây dựng năng lực ở cấp huyện, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế mạnh mẽ và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết nhằm thiết kế, thực hiện, quản lý và quan trọng nhất, nhằm duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước.

II. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của dự án

1. Đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh nông thôn 3 (CTMTQG3) và sự hỗ trợ liên quan
- CTMTQG giai đoạn 3 (2012-2015) đã tăng cường trọng tâm vào tính bền vững của các hệ thống cấp nước, các hoạt động Thông tin Giáo dục Truyền thông (GDTT) và đưa vệ sinh thành nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình. Mục tiêu của Chương trình đặt ra vào năm 2015 có 85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó 60% đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 02: 2009/BYT; 65% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 90% trạm y tế và trường học xã (không bao gồm các trường vệ tinh) có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

a. Kết quả thực hiện Chương trình

- Sau khi được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 366/QĐ-TTg, ngày 31/3/2012; với sự nỗ lực của Ngành, các địa phương, sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, Chương trình đến năm 2015 như sau:
Biểu 1.1. Kết quả chương trình MTQG NS và VSMTNT giai đoạn 2011-2014
                                                                               

Mục tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

- Luỹ tích tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước HVS

%

85

85

- Số người dân nông thôn được sử dụng nước HVS tăng thêm trong 3 năm

người

758.985

758.985

- Luỹ tích tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS

%

65

65

- Số hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu HVS tăng thêm trong 3 năm

hộ

148.610

148.610

- Luỹ tích tỷ lệ trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu HVS

%

79

79

- Luỹ tích tỷ lệ trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu HVS

%

90

90

 

 

- Như vậy, cho tới nay CTMTQG3 đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tuy nhiên mức độ đạt được giữa các huyện có khác biệt lớn, với hầu hết các huyện đạt được chỉ số thấp nằm ở khu vực miền núi và vùng nghèo, vùng có đặc thù riêng về điều kiện khí hậu.

- Theo kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng các hệ thống cấp nước trên toàn tỉnh cho thấy chỉ có 55% trong số các hệ thống cấp nước đang hoạt động bền vững, trên 33% số hệ thống cấp nước vận hành rất kém hoặc  không hoạt động.

- Hiện nay, rất nhiều trường học coi công trình vệ sinh là công trình phụ nên chưa quan tâm bố trí kinh phí thường xuyên cho công tác giữ gìn vệ sinh và bảo quản các công trình này. Nhiều trường học do điều kiện khó khăn nên không thể thuê nhân lực cho công tác này, chủ yếu là tự quản. Việc xã hội hóa công tác này hiện chưa có các quy định và hướng dẫn cụ thể nên các trường chưa thể triển khai được và vẫn phải phụ thuộc vào điều kiện của trường hoặc bỏ ngỏ.

- Nhìn chung, các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, trường học, trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đạt được theo dự kiến từng năm một phần là do các địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa xây dựng và nhân rộng kịp thời các mô hình phù hợp, chưa cân đối đủ nguồn lực. Bên cạnh đó nhận thức của người dân cũng cần phải được nâng cao…

b. Đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và cơ chế quản lý của Dự án

+  Hiệu quả kinh tế

- Giảm gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi.

- Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội.

ệc người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, phụ khoa…và một số bệnh thường gặp, nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân.

+ Hiệu quả xã hội

- Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.

- Góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.

- Dự án cấp nước sạch nông thôn góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới.

+  Cơ chế quản lý và điều hành của Dự án

- Các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập và chưa đủ mạnh để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm khu vực tư nhân, làm chậm tiến trình xã hội hóa. Thị trường vệ sinh chưa phát triển, đặc biệt ở những nơi cần nhất là vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.

- Năng lực quản lý điều hành ở các cấp đặc biệt ở các địa phương còn hạn chế làm giảm hiệu lực và hiệu quả thực hiện các chính sách của Tỉnh. Những đối tượng này phải được đào tạo và hỗ trợ để nâng cao năng lực trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là kỹ năng truyền thông vận động cộng đồng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành tốt các hành vi vệ sinh cá nhân. Các giải pháp về tài chính, kỹ thuật về cấp nước và vệ sinh hộ gia đình đơn giản, giá thành hạ chưa được khuyến khích áp dụng, nhất là đối với nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.

- Hệ thống thu thập, báo cáo thống kê và quản lý dữ liệu về nước sạch và vệ sinh môi trường còn có hạn chế, không đồng nhất và độ tin cậy chưa cao.

- Quản lý chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình cấp nước, vệ sinh trong trường học, trạm y tế chưa có tính bền vững, đặc biệt trong vấn đề sử dụng và bảo quản.

- Xã hội hóa thúc đẩy nhà tiêu hộ gia đình và vệ sinh cá nhân: Tăng cường hợp tác công tư và phát triển thị trường vệ sinh. Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển thị trường vệ sinh/nhà tiêu giá rẻ phù hợp với từng vùng miền và tập quán của người dân; Hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp vệ sinh.

- Đưa chỉ tiêu vệ sinh vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Lồng ghép vấn đề vệ sinh vào các chương trình, dự án có liên quan.

+ Đánh giá về tính bền vững của Dự án

- Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT là một Chương trình mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện bởi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hưởng ứng tích cực của người dân, sự hỗ trợ của quốc tế. Vì vậy, hiệu quả bền vững của Chương trình được đảm bảo từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch đến triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

- Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững của Chương trình, bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên cao về vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương, vốn tín dụng ưu đãi cho Chương trình hàng năm cũng như tranh thủ thu hút vận động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, còn cần phải đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực thực hiện ở các cấp, sự cam kết của các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở, đồng thời tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả cộng đồng.

2. Đánh giá thực hiện Dự án Đông tây hội ngộ

- Năm 2014 tỉnh Thái Nguyên được tiếp nhận dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh hộ gia đình từ nguồn vốn của Bộ ngoại giao và thương mại Úc thông qua tổ chức phi chính phủ Đông tây hội ngộ thực hiện với tổng kinh phí 13.000 triệu đồng. Dự án tài trợ theo phương thức kết quả đầu ra, đơn vị thực hiện hợp phần cấp nước sinh hoạt nông thôn là Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, đơn vị thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn là Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh, sau 3 năm triển khai dự án đã đạt những kết quả tích cực.

a. Kết quả đạt được

- Đến hết tháng 9 năm 2016 số đấu nối cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt được 2.800 đấu hoàn thành 85% dự án và số hộ gia đình được hỗ trợ để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 4.200 hộ đạt 87% dự án.

b. Đánh giá về dự án

- Dự án thực hiện dựa trên kết quả đối, với các hợp phần cấp nước sinh hoạt nông thôn dự án hỗ trợ 2.100.000 đồng cho mỗi đấu nối hoàn thành, với hợp phần vệ sinh nông thôn hỗ trợ 560.000 đồng cho mỗi hộ gia đình để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Dự án đã mở ra một phương pháp thực hiện mới cho cấp nước và vệ sinh nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên, về cấp nước sinh hoạt việc hỗ trợ theo kết quả đã giúp cho các dự án cấp nước được lựa chọn để thực hiện đạt tối đa về hiệu quả về kinh tế cũng như sự hài lòng của người dân tham gia dự án, về vệ sinh nông thôn phương pháp hỗ trợ theo kết quả cũng đã thúc đẩy được ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện vấn đề vệ sinh nông thôn bằng các hình thức thưởng cho các tổ chức cơ sở trong việc vận động người dân tham gia thực hiện vệ sinh hộ gia đình, nâng cao ý thức cho người dân nông thôn về vệ sinh hộ gia đình trong các buổi tập huấn, tuyên truyền, tham vấn cộng đồng.

- Dự án còn một số tồn tại trong công tác triển khai thực hiện như mức hỗ trợ cho các đấu nối cấp nước và hỗ trợ cho xây dựng nhà tiêu hộ gia đình còn thấp chưa phù hợp với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Dự án đã mang lại kiến thức cần thiết cho các đơn vị Chủ đầu tư trong công tác thực hiện theo kết quả, là tiền đề cho các đơn vị thực hiện dự án theo kết quả từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới.

3. Dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững các Tỉnh miền núi phía Bắc nguồn vốn ADB

- Dự án thực hiện từ nguồn vốn ADB, kinh phí thực hiện trên 30 tỷ đồng. Dự án cấp nước sinh hoạt cho 1.900 hộ dân nông thôn với công suất 550 m3/ng.4. Dự án Y tế Đông bắc bộ và đồng bằng sông Hồng, Dự án hỗ trợ hệ thống Y tế của Quỹ toàn cầu phòng chống lao và sốt rét nguồn vốn ODA và Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên từ nguồn vốn ADB.

3. Dự án giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2

- Là dự án ODA do Sở Giáo dục & ĐT thực hiện với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Dự án tập chung vào công tác xây dựng các trường hoạc cho các khu vực khó khăn của tỉnh.

III. Sự cần thiết của Dự án

- Nhằm bảo đảm sự tăng trưởng đồng đều ở tỉnh Thái Nguyên thông qua sự tập trung một cách bền vững vào giảm nghèo nông thôn và tăng cường tiếp cận các dịch vụ cơ bản ở nông thôn bao gồm tiếp cận đủ điều kiện vệ sinh và hành vi vệ sinh phù hợp, đảm bảo điều kiện NS-VSMT trong trường học cho học sinh, đảm bảo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở vùng núi là rất cần thiết. Dự án thuộc Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh và Nước sạch nông thôn (RB-SupRSWS) thực hiện ở Tỉnh trong giai đoạn từ 2016 tới 2020 sẽ được tài trợ bởi NHTG sử dụng phương thức cho vay Chương trình giải ngân dựa trên Kết quả (PforR). Công cụ này đặt trọng tâm trực tiếp hơn về các kết quả cần đạt được thông qua việc lấy kết quả làm cơ sở để giải ngân. Cách tiếp cận này cũng tập trung vào hỗ trợ xây dựng năng lực.

-  Ngân hàng thế giới đã tiến hành đánh giá về kỹ thuật, quản lý tài chính, đấu thầu, quản trị, môi trường bảo đảm rằng các tác động về mặt xã hội và môi trường của Dự án được giải quyết thỏa đáng. Những bất cập được xác định trong các đánh giá này được giải quyết thông qua Kế hoạch Hành động (KHHĐ) của Dự án bao gồm các hành động chính cần thực hiện. KHHĐ sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh cho các khoản đầu tư của Dự án từ ngân sách, các nội dung hành động sau:

* Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ xây dựng các hướng dẫn nhằm bảo đảm sự tham gia hiệu quả và tham vấn với người dân địa phương, bao gồm DTTS và các nhóm người dễ bị tổn thương. Các hướng dẫn này sẽ hoàn toàn tuân thủ Luật pháp hiện hành của Việt Nam về DTTS thông qua một quy trình tham vấn tự do, được thực hiện trước, dựa trên thông tin được cung cấp.
* Sở Y tế sẽ triển khai hợp phần truyền thông thay đổi hành vi của Chương trình tuân theo Sổ tay thực hiện Chương trình.

* Các cơ quan tham gia Chương trình sẽ tăng cường tính minh bạch bằng cách duy trì các cơ sở dữ liệu về khiếu nại và trả lời khiếu nại người hưởng lợi phản hồi đối với các cơ quan thực hiện và trả lời các phản hồi đó.

* Đấu thầu sẽ được thực hiện tuân theo quy định của Chính phủ

* Kế hoạch và ngân sách sẽ được phê duyệt trước tháng 12 ở tất cả các ngành, tiền sẽ được chuyển về các tài khoản theo phân bổ. UNBD Tỉnh phân bổ ngân sách cho các cơ quan thực hiện theo hướng dẫn liên bộ và việc phân bổ tuân thủ đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt cho từng ngành. Cụ thể, hành động này cần giải quyết vấn đề phân bổ thiếu vốn cho các hoạt động vệ sinh và giáo dục truyền thông và thay đổi hành vi.

Ngoài các hành động trên, Tỉnh Thái Nguyên cũng cam kết tuân thủ theo “Hướng dẫn về phòng chống gian lận và tham nhũng”. Cam kết này được thực hiện nhằm bảo đảm rằng khoản tín dụng sẽ được sử dụng hợp lý và minh bạch vì mục đích của Dự án nhằm chứng tỏ cam kết của Tỉnh trong công cuộc phòng chống gian lận và tham nhũng.

- Thực tế đến hết năm 2015 có 85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó 60% đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 02: 2009/BYT; 65% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 90% trạm y tế và trường học xã (không bao gồm các trường vệ tinh) có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Để đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch của Tỉnh đã đề ra đến năm 2020, số người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó có 70% đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế), 75 % số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100 % số trường học và trạm Y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và công trình nước sạch. Tỉnh Thái Nguyên cần huy động các nguồn lực để đấu nối mới cho 22.800 hộ dân có nước SH hợp vệ sinh, 34.300 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 80 điểm trường chính có nhà tiêu và công trình cấp nước hợp vệ sinh. Vì vậy Dự án là rất cần thiết góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của Tỉnh về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn.

Phần 3. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ

I. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ

- Với chiến lược dài hạn của WB với Chính phủ Việt Nam là hỗ trợ phát triển, cả về tài chính và kỹ thuật, ưu tiên  ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển y tế, giáo dục. Chiến lược ngắn hạn là phát triển hạ tầng cơ sở ở các vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi; có các giải pháp ứng phó ngay và hiệu quả những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Với nội dung thực hiện của Dự án này hoàn toàn phù hợp với chiến lược hợp tác và mục tiêu hợp tác của WB trong giai đoạn 2016-2020.

- Các hợp phần Dự án dựa trên kết quả sẽ hỗ trợ Tỉnh Thái Nguyên đạt được mục tiêu của Tỉnh, việc thực hiện thành công Dự án bảo đảm mục tiêu toàn dân tiếp cận điều kiện vệ sinh cơ bản hộ gia đình tới năm 2025. Dự án tập trung vào cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường và duy trì tiếp cận dịch vụ vệ sinh, cấp nước nông thôn, giảm mạnh tình trạng phóng uế bừa bãi ở nông thôn.

- Các hợp phần dự án đề xuất rất sát với mục tiêu kép của NHTG về giảm nghèo và thúc đẩy chia sẻ thịnh vượng, cũng như chủ đề bao trùm là tính bền vững. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các khu vực miền núi, cụ thể, tập trung vào DTTS. Từ góc độ môi trường và xã hội, cải thiện hành vi và điều kiện vệ sinh của dân cư nông thôn sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Việc đặt ra mục tiêu vào điều kiện vệ sinh ở các cộng đồng DTTS phát triển chậm dựa trên các kết quả vệ sinh toàn xã, Các hợp phần dự án sẽ bảo đảm lồng ghép các nội dung giữa môi trường và xã hội.

- Về quản trị: Các hợp phần dự án được thiết kế nhằm củng cố và tăng cường năng lực các hệ thống cơ quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của Tỉnh bằng việc xây dựng các thông lệ tốt về quản lý tài chính, đấu thầu, quản trị, quản lý môi trường và xã hội. Gánh nặng của điều kiện vệ sinh nghèo nàn thường gây ảnh hưởng lên phụ nữ và các bé gái, đặc biệt do thiếu các công trình vệ sinh ở trường học. Ngoài ra, cũng đặt ra tầm quan trọng của vấn đề về khả năng ứng phó đối với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, tác động của nó đến ngành nước và vệ sinh môi trường.

- Các hoạt động của dự án bao gồm cấp nước sinh hoạt nông thôn, cấp nước và vệ sinh trường học, cấp nước và vệ sinh trạm y tế, vệ sinh nông thôn, vệ sinh hộ gia đình, truyền thông tăng cường năng lực được thực hiện theo quy định của Việt Nam, Ngân hàng thế giới kiểm soát các kết quả dựa trên kết quả kiểm đếm hàng năm của kiểm toán nhà nước.

II. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc ngành, lĩnh vực được tài trợ

1. Lý do lựa chọn của nhà tài trợ

- Tới nay chưa có một hợp phần dự án đủ lớn và có tính chuyển đổi tập trung vào thay đổi hành vi vệ sinh và điều kiện vệ sinh ở các khu vực miền núi và xử lý vấn đề phóng uế bừa bãi cho người DTTS. Bài học lớn nhất ở tỉnh Thái Nguyên và các Tỉnh khác tới nay là việc chấm dứt phóng uế bừa bãi không chỉ dựa trên việc hỗ trợ xây nhà vệ sinh mà động lực cơ bản đó chính là sự thay đổi hành vi ở cấp cộng đồng và tạo ra được một thị trường cung cấp nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu. Đây là một vấn đề quan trọng và việc Tỉnh giải quyết vấn đề này lại càng vô cùng quan trọng. CTMTQG 3 đưa ra một phương thức cung cấp dịch vụ Nước sạch và Vệ sinh nông thôn có quy mô, tuy nhiên hiệu quả của nó lại hạn chế ở các khu vực  miền núi. Các hợp phần dự án đề xuất sẽ nhằm vào các khu vực phát triển chậm này và xây dựng dựa trên các bài học từ hỗ trợ dành cho CTMTQG 3.

- Ngân hàng thế giới đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các Dự án tương tự tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực về nông nghiệp, môi trường …. như dự án Tài chính nông thôn, dự án nâng cấp đô thị Việt Nam, dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng Sông Hồng....

- Trong bối cảnh này, dự kiến sẽ có một hỗ trợ kỹ thuật bổ sung do Chương trình Nước và Vệ sinh của NHTG thực hiện. Nội dung của hỗ trợ kỹ thuật ngoài việc sử dụng và phát huy các hoạt động của một số dự án chương trình mà NHTG hỗ trợ trong các ngành khác nhau ở khu vực miền núi sẽ hỗ trợ thông qua việc trợ giúp của các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực vệ sinh, từ nội bộ NHTG và từ bên ngoài nhằm giúp thông tin cho quá trình thiết kế và hỗ trợ thực hiện Chương trình đề xuất.
- Khuyến khích lập kế hoạch và quản lý trên phạm vi toàn tỉnh; các hợp phần dự án sẽ hỗ trợ mở rộng diện tiếp cận tới nước sạch, dịch vụ vệ sinh một cách bền vững  các xã trên địa bàn Tỉnh và hoạt động lập kế hoạch, báo cáo (đáp ứng tiêu chuẩn như quy định trong Sổ tay thực hiện) sẽ được đưa vào thành các điều kiện giải ngân trong CSGN.

- Khuyến khích việc sử dụng cách tiếp cận dựa trên kết quả: giải ngân sẽ được thực hiện dựa trên kết quả thông qua các chỉ số đã được thống nhất trước với Chính phủ, điều này sẽ tạo ra động lực để cải thiện tính hiệu quả về chi phí và việc lập kết hoạch thực hiện tốt hơn.

- Tăng cường các hệ thống theo dõi, đánh giá, quản lý và các hệ thống của Tỉnh, thông qua phát huy hỗ trợ kỹ thuật đang được cung cấp trong khuôn khổ Chương trình PforR đồng bằng sông Hồng – dẫn tới việc đặt mục tiêu tốt hơn và năng lực được cải thiện.

- Hỗ trợ việc chia sẻ bài học thu được từ các dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn thành công trên toàn cầu.

- Lĩnh vực vệ sinh và cấp nước ở các vùng mục tiêu là lý tưởng để thực hiện hỗ trợ này thông qua công cụ PforR dựa trên kinh nghiệm hiện tại thu được trong chương trình PforR đang triển khai, dựa trên sự hỗ trợ mạnh mẽ của NHTG trong lĩnh vực này, và quan tâm của Tỉnh đối với việc thu hẹp khoảng cách dịch vụ trong những khu trên địa bàn tỉnh.

2. Kinh nghiệm về thực hiện dự án của Ngân hàng thế giới

- Hiện nay CTMTQG3 hiện đang được hỗ trợ thông qua Chương trình PforR mà NHTG tài trợ ở tám tỉnh đồng bằng sông Hồng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật do DFAT tài trợ giúp thông tin để xây dựng Chương trình SupRSWS. Các bài học chính thu được từ hỗ trợ cho CTMTQG3 ở đồng bằng sông Hồng trong chương trình PforR hiện tại bao gồm; lồng ghép hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực triển khai vào các Chỉ số liên hệ với giải ngân (CSGN) nhằm thúc đẩy việc hoàn thành đúng thời hạn - đặc biệt liên quan tới các hoạt động vệ sinh môi trường và truyền thông; tăng cường việc tuân thủ KHHĐ của Chương trình thông qua lồng ghép tuân thủ vào CSGN để đưa việc tuân thủ thành một điều kiện giải ngân; cải thiện tính linh hoạt của Chương trình trong quá trình thực hiện thông qua chuẩn bị cẩn thận Sổ tay thực hiện Chương trình; xem xét cẩn thận dòng tiền và yêu cầu tạm ứng trước để có thể đạt được kết quả thành công; tầm quan trọng của việc cho phép cả phục hồi/cải tạo và xây mới công trình trong thiết kế chương trình, song song với hỗ trợ kỹ thuật để xác định và thực hiện các cách tiếp cận nhằm cải thiện tính bền vững của công trình; tầm quan trọng của việc tập trung vào hiện trạng vệ sinh được cải thiện toàn xã và sự cần thiết phải khuyến khích tính bền vững; tầm quan trọng của việc đưa các khuyến khích/phần thưởng cho các tỉnh nhằm tập trung vào những huyện/xã phát triển chậm hơn trong tỉnh; lợi ích của việc sử dụng thu thập dữ liệu bằng điện thoại thông minh và một nền tảng CNTT chia sẻ để cải thiện hoạt động theo dõi và đánh giá.   

III. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ và khả năng đáp ứng các điều kiện này của tỉnh Thái Nguyên

- Tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các ngành, các đơn vị liên quan thực hiện Dự án đảm bảo theo các điều kiện, các quy định của Nhà tài trợ. Trên thực tế các đơn vị trực tiếp thực hiện là Sở Nồng nghiệp & PTNT, Sở Y tế, Sở Giáo dục & Đào tạo, các đơn vị thẩm định về tài chính và kế hoạch là Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở tài chính đều đáp ứng để thực hiện Dự án thực hiện theo kết quả.

1. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của Nhà tài trợ

a. Sở Y tế sẽ triển khai hợp phần truyền thông thay đổi hành vi của Chương trình tuân theo Sổ tay thực hiện Chương trình.

b. Sở Nông nghiệp & PTNT sẽ xây dựng các hướng dẫn nhằm bảo đảm sự tham gia hiệu quả và tham vấn với người dân địa phương, bao gồm DTTS và các nhóm người dễ bị tổn thương. Các hướng dẫn này sẽ hoàn toàn tuân thủ Luật pháp hiện hành của Việt Nam về DTTS thông qua một quy trình tham vấn tự do, được thực hiện trước, dựa trên thông tin được cung cấp.

c. Sở Tài chính thẩm định phương án trả nợ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới mà Tỉnh vay lại, có các chính sách khuyến khích với tư nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án. 

d. Sở Kế hoạch đầu tư hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch theo quy định về thực hiện nguồn vốn ODA và thẩm định các kế hoạch liên quan đến Dự án.

e. Các cơ quan tham gia Chương trình sẽ tăng cường tính minh bạch bằng cách duy trì các cơ sở dữ liệu về khiếu nại và trả lời khiếu nại người hưởng lợi phản hồi đối với các cơ quan thực hiện và trả lời các phản hồi đó.

f. Đấu thầu sẽ được thực hiện tuân theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của sổ tay thực hiện Chương trình. 

g. Kế hoạch và ngân sách sẽ được phê duyệt trước tháng 12 ở tất cả các ngành, tiền sẽ được chuyển về các tài khoản theo phân bổ. UNBD Tỉnh phân bổ ngân sách cho các cơ quan thực hiện theo hướng dẫn liên bộ và việc phân bổ tuân thủ đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt cho từng ngành. Tỉnh cũng sẽ bố trí nguồn vốn đối ứng để thực hiện các hợp phần của dự án đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được Trung ương và Ngân hàng thế giới đã giao.

h. Các đơn vị trực tiếp làm Chủ đầu tư các hợp phần của Dự án thực hiện theo các tiêu chí của Nhà tài trợ theo sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo các sản phẩm cấp nước và vệ sinh nông thôn đầu ra đạt đủ tiêu chuẩn nghiệm thu của kiểm toán Nhà nước. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành ở Trung ương để thực hiện công tác kiểm đếm, thanh toán vốn theo quy định của Nhà tài trợ.

2. khả năng đáp ứng các điều kiện ràng buộc của tỉnh Thái Nguyên theo quy định của Nhà tài trợ

a. Đáp ứng về kế hoạch hành động của Chương trình

- Với kết quả các dự án ODA đã triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn theo kết quả. Tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn đủ khả năng hoàn thành được các chỉ tiêu và các hoạt động của dự án trong khuôn khổ Chương trình “mở rộng quy mô nước sạch & VSNT theo kết quả” từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các Ngành, các đơn vị thực hiện đầy đủ các điều kiện ràng buộc của Nhà tài trợ đối với Tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên sẽ xây dựng hàng lang pháp lý để thực hiện Dự án có hiệu quả nhất.

b. Quyền điều tra của WB đối với dự án của tỉnh

- Công trình có sự đồng ý tham gia của người dân hưởng lợi;
- Đấu thầu minh bạch;
- Công trình có sự đồng ý tham gia của người dân hưởng lợi;
- Quan tâm đến bền bù, giải phóng mặt bằng;
- Quan tâm đến nhóm DTTS bị ảnh hưởng;
- Đưa ra được các tiêu chí về công trình cấp nước bền vững và xã đạt vệ sinh toàn xã.

c. Phòng chống gian lận và tham nhũng

- Ngoài các hành động trên, Tỉnh Thái Nguyên cũng cam kết tuân thủ theo “Hướng dẫn về phòng chống gian lận và tham nhũng”. Cam kết này được thực hiện nhằm bảo đảm rằng khoản tín dụng sẽ được sử dụng hợp lý và minh bạch vì mục đích của Dự án nhằm chứng tỏ cam kết của Tỉnh trong công cuộc phòng chống gian lận và tham nhũng.

Phần 4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

I. Mục tiêu tổng quát của Dự án:

- Cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững tới nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các xã trên địa bàn toàn tỉnh.
- Góp phần đảm bảo đến năm 2020 số người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó có 70% đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế), 75 % số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100 % số trường học và trạm Y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và công trình nước sạch.

II. Mục tiêu cụ thể của Dự án

1. Cấp nước nông thôn

- Số đấu nối cấp nước: 14.515 đấu nối (mỗi đấu nối tương đương với một hộ sử dụng nước sinh hoạt và với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 56.608 người).
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 77 công trình.

2. Vệ sinh nông thôn

- Số xã đạt vệ sinh toàn xã: 35 xã
- Số nhà tiêu hộ gia đình trên toàn tỉnh được xây mới hoặc cải tạo 5.150 nhà tiêu (tương đương với 5.150 hộ gia đình nông thôn).
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trạm Y tế: 48 côngg trình.
- Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt;
- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực mục tiêu;
- Bảo đảm phần lớn trường học (điểm trường chính) và các trạm y tế ở khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ hệ thống cấp nước và trang thiết bị rửa tay
- Xây dựng năng lực ở cấp huyện, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế mạnh mẽ và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết nhằm thiết kế, thực hiện, quản lý và quan trọng nhất, nhằm duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước.

Phần 5. MÔ TẢ DỰ ÁN

I. Quy mô đầu tư và các hoạt động của dự án:
1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn.
*Hợp phần này gồn hai tiểu hợp  phần:
a. Tiểu hợp phần 1:  Cấp nước cho cộng đồng dân cư
- Tổng kinh phí là: 163.639 triệu đồng chiếm 76% vốn của chương trình với đấu nối cấp nước khoảng: 14.515 đấu nối và số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 56.608 người. Tiểu hợp phần này được chia thành 8 tiểu dự án cấp nước.

Các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2016-2020

TT

Danh mục dự án

Năm xây dựng

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Đấu nối dự kiến

Công Suất

TK (m3/ngđ)

I

Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng

 

42.731

3.988

934 

1

Tiểu dự án cấp nước 1: Nâng cấp mở rộng 15 công trình cấp nước tập trung:

 2017-2018

33.881

2.408

564

2

Tiểu dự án cấp nước 2: Nâng cấp mở rộng 9 công trình cấp nước tập trung:

 2017-2018

8.850

1580

369,72

II

Dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2016 đề nghị kiểm đếm

 2017-2018

 

2.710

824

1

Cấp nước sinh hoạt xã Cao Ngạn huyện Đồng Hỷ

2015-2016

 

1.248

380

2

Cấp nước sinh hoạt xã Bình Thành huyện Định Hóa

2014-2016

 

169

51

3

Cấp nước sinh hoạt xã Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ

2016

 

365

111

4

Cấp nước sinh hoạt xã Tân Hương huyện Phổ Yên

2013-2016

 

230

70

5

Cấp nước sinh hoạt xã Hà Châu, Xã Ngay My huyện Phú Bình

2016

 

345

105

6

Cấp nước sinh hoạt xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ

2014-2016

 

353

107

II

Dự án xây dựng mới

 

120.907

7.817

2.548

1

Tiểu dự án cấp nước 3: Cấp nước SH xã Tức Tranh huyện Phú Lương

2017-2018

16.477

1.120

478,19

2

Tiểu dự án cấp nước 4: Cấp nước SH xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ

2017-2018

10.964

526

172,3

3

Tiểu dự án cấp nước 5: Cấp nước SH xã Tiên Phong huyện Phổ Yên

2017-2018

22.314

1.475

436,8

4

Tiểu dự án cấp nước 6: Cấp nước SH xã Đông Cao huyện Phổ Yên

2017-2018

8254

687

170,352

5

Tiểu dự án cấp nước 7: Cấp nước sinh hoạt xã Vạn Phái huyện Phổ Yên

2017-2018

10.891

443

155,5

6

Cấp nước SH xã Cổ Lũng huyện Phú Lương

2017-2018

11.010

519

187,2

7

Cấp Nước sinh hoạt xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương

2017-2018

9.780

815

286

6

Tiểu dự án cấp nước 8: Cấp nước Cụm công trình liên xã sau:

2017-2018

31.217

2.232

661

6.1

Cấp nước SH xã An Khánh huyện Đại Từ

2017-2018

13.536

846

292

6.2

Cấp Nước SH xã Hà Thượng  huyện Đại Từ

2017-2018

11.767

884

213,408

6.3

Cấp nước SH xã Cù Vân huyện Đại Từ

2017-2018

5.914

502

156

 

 

Tổng cộng

 

163.639

14.515

4.305

    - Đối với 6 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư từ giai đoạn 2013-2015 từ nguồn vốn CTMTQG nước sạch & VSMTNT và các nguồn vốn phi chính phủ hoàn thành bàn giao trong năm 2016 đề nghị đưa vào kiểm đếm phù hợp với quy định về lồng nghép nguồn vốn của Dự án (theo sổ tay hướng dẫn tất các các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoàn thành bàn giao sau 1 tháng 1 năm 2016 đều thuộc diện được kiểm đếm).

    - Cơ sở để đầu tư các công trình cấp nước được xác định dựa trên điều tra thực tế nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vùng dự án đảm bảo các công rình cấp nước sinh hoạt đạt được ít nhất 60% số hộ dân tham gia dự án, các hộ dân tham gia dự án sẵn sàng đóng góp đối ứng xây dựng công trình và trả phí sử dụng nước sinh hoạt. Kinh phí đầu tư của các công trình được xác định đựa trên suất đầu tư của các đấu nối cấp nước đã và đang thực hiện năm 2015 và năm 2016. Suất đầu tư của các công trình là khác nhau tùy thuộc vào địa điểm đầu tư, loại công trình (nước mặt hoặc nước ngầm).

    * Các tiêu chí lựa chọn công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

-  Cung cấp nước sạch theo đúng tiêu chuẩn của Chính phủ, 40-60l/ng/ngđ. Mô hình quản lý vận hành công trình thực hiện theo quy định của UBND tỉnh;

-  Hệ thống/công trình được vận hành theo mô hình quản lý được công nhận;
- Tối thiểu 80% số đấu nối mới của  hệ thống/công trình là đấu nối hoạt động;
- Chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng trực tiếp được bù đắp bởi doanh thu hoạt động.
- Ưu tiên lựa chọn các dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng, sửa chữa nhằm tận dụng các công trình hiện có đang ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả để giảm suất đầu tư, tăng các hộ được sử dụng nước; chỉ đầu tư xây dựng mới ở những nơi thật sự cần thiết và có hiệu quả; bảo đảm sự lâu dài về nguồn nước.

+ Công trình cấp nước cải tạo, sửa chữa

- Công trình đã được đầu tư xây dựng trong thời điểm trước khi Chương trình bắt đầu tối thiểu 03 năm; Công trình được đánh giá là không hoạt động hoặc hoạt động yếu (qua khảo sát, đánh giá sơ bộ cho thấy công trình cần phải sữa chữa, nâng cấp để khôi phục hoạt động, đấu nối tới hộ gia đình); Tối thiểu có 60% số hộ cam kết và sẵn sàng đấu nối vào hệ thống cấp nước; cam kết đóng góp xây dựng công trình; Có nguồn nước đảm bảo lưu lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu (đối với nước ngầm, nước thô có tỷ lệ asen nhỏ hơn 0,01 mg/lit); đối với các công trình tự chảy chú ý lưu lượng vào mùa khô; Xác định mô hình quản lý phù hợp với Chương trình; xây dựng phương án quản lý vận hành bền vững. Người dân cam kết và sẵn sàng trả tiền sử dụng nước hàng tháng.

+ Công trình cấp nước mở rộng

- Công trình được mở rộng là công trình đã hoàn thành, hoạt động ổn định (cả công trình đô thị hay nông thôn, không phân biệt nguồn vốn); có mô hình quản lý phù hợp; Có công suất thiết kế đủ để cấp nước mở rộng thêm cho 01 hoặc nhiều vùng nông thôn (thôn/bản/xã..); hoặc được nâng cấp, mở rộng công suất cấp nước; Chất lượng nguồn nước đảm bảo yêu cầu (đối với nước ngầm, nước thô có tỷ lệ asen nhỏ hơn 0,01 mg/lit); chất lượng nước cấp đảm bảo theo qui định; Vùng được mở rộng tối thiểu có 60% số hộ cam kết và sẵn sàng đấu nối vào hệ thống cấp nước; cam kết đóng góp xây dựng công trình;  Người dân cam kết và sẵn sàng trả tiền sử dụng nước hàng tháng.

+ Công trình cấp nước xây mới:

- Người dân khó khăn hoặc không được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; có nhu cầu cao; Tối thiểu có 60% số hộ cam kết và sẵn sàng đấu nối vào hệ thống cấp nước; cam kết đóng góp xây dựng công trình; Người dân cam kết và sẵn sàng trả tiền sử dụng nước hàng tháng; Có nguồn nước đảm bảo lưu lượng và chất lượng (đối với nước ngầm nước thô có tỷ lệ asen nhỏ hơn 0,01 mg/lit); đối với các công trình tự chảy chú ý lưu lượng vào mùa khô; Xác định mô hình quản lý phù hợp với Chương trình; xây dựng phương án quản lý vận hành bền vững; Công trình không nằm trong vùng nhậy cảm về văn hóa và môi trường (khu vực bảo tồn văn hóa và môi trường,..).

+ Công trình cấp nước dở dang.

- Bất kỳ công trình (không phân biệt nguồn vốn) cấp nước cho các khu vực nông thôn chưa hoàn thiện tại thời điểm bắt đầu chương trình các hộ dân có khả năng chi trả tiền đối ứng xây dựng công trình và phí sử dụng nước sinh hoạt. Giá trị của hệ thống chưa hoàn chỉnh được định giá và báo cáo về mức độ và chất lượng của công việc đã được hoàn thiện và khẳng định cần tiếp tục đầu tư. Khoản đầu tư thêm từ nguồn vốn của Chương trình khẳng định có tính hiệu quả về kinh tế.

+ Công trình cấp nước có chất lượng nước sau khi sử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia


- Bất kỳ công trình (không phân biệt nguồn vốn) cấp nước cho các khu vực nông thôn sau khi sử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia được xác nhận bởi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và kiểm nghiệm chất lượng nước trong vòng 6 tháng trước khi Dự án được phê duyệt.

+ Quy trình lựa chọn địa điểm thực hiện các công trình cấp nước.

b.  Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh cho các trường học
- Tổng số vốn của Tiểu hợp phần này là 19.360 triệu đồng, chiếm 8,5% vốn của chương trình với việc xây mới và cải tạo cho 77 trường chia thành 3 tiểu dự án vệ sinh trường học.

Tổng hợp các công trình vệ sinh trường học

TT

Huyện/Xã/Trường

Số công trình vệ sinh trường học

Vốn đầu tư (triệu đồng)

 
 

Tổng

2.016

2.017

2.018

2.019

2.020

Tổng

2.016

2.017

2.018

2.019

2.020

 

 

Tổng cộng

77

7

40

30

0

0

19.360

1.760

10.056

7.542

0

0

 

I

Phú Lương

10

2

5

3

 

 

2.514

503

1.257

754

0

0

 

1

THCS Vô Tranh

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

2

MN Vô Tranh

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

3

TH Động Đạt I

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

4

THCS Phú Đô

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

TH Phú Đô II

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

6

THCS Yên Trạch

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

7

TH Yên Ninh

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

8

Mầm non Động Đạt I

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

9

Tiểu học Cổ Lũng I

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

10

Tiểu học Yên Lạc

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

II

Võ Nhai

22

2

15

5

0

0

5.531

503

3.771

1.257

0

0

 

1

PTBT THCS Liên Minh

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

2

TH Liên Minh

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

3

PTDT Bán trú THCS Thần Sa

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

4

PTDT Bán trú THCS Thượng Nung

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

PTDT Bán trú THCS Vũ Chấn

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

6

TH Thần Sa

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

7

TH Dân Tiến I

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

8

TH Dân Tiến II

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

9

THCS Bình Long

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

10

TH Thị trấn Định Cả

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

11

THCS Lich Sơn

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

12

THCS Trúc Mai

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

13

TH Trúc Mai

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

14

TH Tràng Xá (Điểm Tân Thành)

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

15

TH Tràng Xá (Điểm Cầu Nhọ)

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

16

TH Đông Bo

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

17

THCS Đông Bo

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

18

THCS La Hiên

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

19

THCS Cúc Đường

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

20

Tiểu học Thống Nhất

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

21

Tiểu học Đông Bo( Điểm Chòi Hồng)

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

22

Tiểu học Phương Giao

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

III

Huyện Đồng Hỷ

11

3

3

5

0

0

2.765

754

754

1.257

0

0

 

1

TH Khe Mo

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

2

THCS Khe Mo

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

3

MN Khe Mo

1

1

 

 

 

 

251

251

0

0

0

0

 

4

MN Núi Voi

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

THCS Hóa Thượng

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

6

THCS Hợp Tiến

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

7

Tiểu học Linh Sơn II

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

8

Tiểu học Huống Thượng

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

9

Mầm non Hóa Thượng I

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

10

Tiểu học Cây Thị ( Điểm Làng Hoan)

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

11

Mầm non Hóa Thượng II

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

IV

Đại Từ

10

0

4

6

0

0

2.514

0

1.006

1.508

0

0

 

1

THCS Minh Tiến

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

2

THCS Mỹ Yên

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

3

MN Tiên Hội

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

4

THCS Tân Thái

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

Mầm non Yên Lãng

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

6

Tiểu học yên Lãng I

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

7

Tiểu học yên Lãng II

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

8

Mầm non Phú Cường

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

9

Tiểu học Văn Yên

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

10

THCS La Bằng

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

V

Huyện Phú Bình

13

0

8

5

0

0

3.268

0

2.011

1.257

0

0

 

1

THCS Hà Châu

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

2

THCS Kha Sơn

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

3

MN Kha Sơn

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

4

TH Điềm Thụy

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

THCS Tân Hòa

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

6

THCS Tân Đức

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

7

THCS Thượng Đình

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

8

TH Thượng Đình

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

9

THCS Đào Xá

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

10

Tiểu học Thanh Ninh

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

11

Tiểu học Úc Kỳ

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

12

THCS Thanh Ninh

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

13

THCS Bảo Lý

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

VI

Huyện Phổ Yên

11

0

5

6

0

0

2.765

0

1.257

1.508

0

0

 

1

MN Tiên Phong II

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

2

TH Trung Thành I

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

3

THCS Đông Cao

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

4

TH Hồng Tiến I

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

5

THPT Lê Hồng Phong

1

 

1

 

 

 

251

0

251

0

0

0

 

6

Tiểu học Minh Đức

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

7

Tiểu học Thành Công I

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

8

Tiểu học Thuận Thành

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

9

THCS Thành Công

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

10

Tiểu học Thành Công III

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 

11

Mầm non Minh Đức

1

 

 

1

 

 

251

0

0

251

0

0

 


- Các công trình vệ sinh trường học lựa chọn ở các điểm trường chưa có nhà vệ sinh và được ưu tiên cho 35 xã thực hiện vệ sinh toàn xã.
* Các tiêu chí lựa chọn các điểm trường xây dựng nhà vệ sinh và cấp nước:
- Thuộc các xã đăng ký Vệ sinh toàn xã trên địa bàn tỉnh.
- Có cam kết của Hiệu trưởng trường.
- Ưu tiên trường có nguồn nước sẵn có.
- Ưu tiên trường được sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Giáo dục.
- Ưu tiên các trường Dân tộc nội trú, các trường đăng ký đạt Chuẩn Quốc gia.
 Mô hình cấp nước
- Mô hình cấp nước: theo đề xuất từ tiểu hợp phần cấp nước nông thôn.
 Mô hình vệ sinh
-

 

Chương trình rửa tay bằng xà phòng: áp dụng các chương trình hiện đang triển khai thực hiện tốt bởi Bộ Y Tế, Bộ GD&ĐT cũng như các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam.
- Nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo phù hợp các tiêu chuẩn và điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh trong trường học do Bộ Y tế ban hành (Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT).


2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn
- Tổng kinh phí của Hợp phần là 18.176 triệu đồng; chiếm 8% tổng kinh phí của Chương trình.Số nhà tiêu HVS của hộ gia đình đạt được 5.242 cái; 48 trạm y tế xây dựng mới/nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh và bố trí các điểm rửa tay;

Biểu tổng hợp hỗ trợ nhà tiêu hộ gia đình

TT

Huyện/xã

Số nhà tiêu hộ gia đình HVS được xây mới hoặc Cải tạo (Hộ)

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Tổng số

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

5.150

800

959

1.638

825

928

5.504

I

Huyện Phú Lương

 

 

 

 

 

 

1.165

1

Vô Tranh

 

128

 

 

 

 

134

2

Cổ Lũng

 

 

 

250

 

 

268

3

Yên Đổ

 

 

 

 

 

200

214

4

Động Đạt

 

 

 

280

 

 

300

5

Ôn Lương

 

 

 

 

61

 

65

6

Phú Đô

 

 

170

 

 

 

182

II

Huyện Định Hóa

 

 

 

 

 

 

502

7

Bảo Cường

 

 

 

 

84

 

90

8

Kim Phượng

 

 

69

 

 

 

74

9

Kim Sơn

 

 

 

 

85

 

91

10

Trung Lương

 

 

 

86

 

 

92

11

Sơn Phú

 

 

 

84

 

 

90

12

Bình Yên

 

 

 

 

 

60

64

III

Huyện Đại Từ

 

 

 

 

 

 

1.114

13

Phú Lạc

 

438

 

 

 

 

460

14

Khôi Kỳ

 

 

150

 

 

 

161

15

An Khánh

 

 

 

110

 

 

118

16

Cát Nê

 

 

 

110

 

 

118

17

Minh Tiến

 

 

 

 

120

 

129

18

Đức Lương

 

 

 

 

 

120

129

IV

Huyện Võ Nhai

 

 

 

 

 

 

612

19

 Thần Sa

 

 

 

 

 

51

55

20

Tràng Xá

 

 

 

 

270

 

289

21

Dân Tiến

 

 

 

100

 

 

107

22

La Hiên

 

 

150

 

 

 

161

V

Thị xã Phổ Yên

 

 

 

 

 

 

1.281

23

Thuận Thành

 

 

 

78

 

 

84

24

Tiên Phong

 

 

140

 

 

 

150

25

Trung Thành

 

 

120

 

 

 

129

26

Minh Đức

 

 

 

 

120

 

129

27

Phúc Tân

 

 

 

 

 

101

108

28

Thành Công

 

 

 

310

 

 

332

29

Vạn Phái

 

 

 

 

 

326

350

VI

Huyện Đồng Hỷ

 

 

 

 

 

 

830

30

Khe Mo

 

234

 

 

 

 

246

31

Minh Lập

 

 

 

90

 

 

96

32

Linh Sơn

 

 

160

 

 

 

172

33

Hóa Trung

 

 

 

140

 

 

150

34

Tân Lợi

 

 

 

 

 

70

75

35

Văn Hán

 

 

 

 

85

 

91

 

TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH TRẠM Y TẾ

TT

Huyện/Xã/

Số trạm

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Tổng

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

I

Huyện Phú Lương

4

1.056

0

528

264

0

264

1

Cổ Lũng

 

 

 

 

264

 

 

2

Tức Tranh

 

 

 

264

 

 

 

3

Phú Đô

 

 

 

264

 

 

 

4

Yên Đổ

 

 

 

 

 

 

264

II

Huyện Võ Nhai

10

2.640

0

528

1.056

528

528

1

Vũ Chấn

 

 

 

 

 

264

 

2

Thượng Nung

 

 

 

 

 

 

264

3

Dân Tiến

 

 

 

 

264

 

 

4

Nghinh Tường

 

 

 

 

264

 

 

5

Phú Thượng

 

 

 

 

264

 

 

6

Liên Minh

 

 

 

 

 

264

 

7

La Hiên

 

 

 

264

 

 

 

8

Sảng Mộc

 

 

 

264

 

 

 

9

Thần Sa

 

 

 

 

 

 

264

10

Phương Giao

 

 

 

 

264

 

 

III

Huyện Định Hóa

6

1.584

0

528

528

264

264

1

Quy Kỳ

 

 

 

264

 

 

 

2

Linh Thông

 

 

 

 

 

 

264

3

Đồng Thịnh

 

 

 

 

264

 

 

4

Phú Đình

 

 

 

264

 

 

 

5

Bình Thành

 

 

 

 

264

 

 

6

Lam Vỹ

 

 

 

 

 

264

 

IV

Huyện Đồng Hỷ

7

1.848

0

528

528

528

264

1

Hợp Tiến

 

 

 

264

 

 

 

2

Quang Sơn

 

 

 

 

 

264

 

3

Nam Hòa

 

 

 

264

 

 

 

4

Minh Lập

 

 

 

 

264

 

 

5

Huống Thượng

 

 

 

 

 

264

 

6

Văn Lăng

 

 

 

 

 

 

264

7

Hóa Trung

 

 

 

 

264

 

 

V

Huyện Đại Từ

8

2.112

0

1.056

264

264

528

1

Bình Thuận

 

 

 

 

264

 

 

2

Ký Phú

 

 

 

264

 

 

 

3

Tiên Hội

 

 

 

264

 

 

 

4

TT. Quân Chu

 

 

 

264

 

 

 

5

xã Quân Chu

 

 

 

264

 

 

 

6

Đức Lương

 

 

 

 

 

 

264

7

Na Mao

 

 

 

 

 

 

264

8

Hoàng Nông

 

 

 

 

 

264

 

VI

Huyện Phú Bình

5

1.320

0

264

528

264

264

1

Tân Hòa

 

 

 

264

 

 

 

2

Đào Xá

 

 

 

 

 

 

264

3

Tân Thành

 

 

 

 

 

264

 

4

Hương Sơn

 

 

 

 

264

 

 

5

Kha Sơn

 

 

 

 

264

 

 

VII

TX. Phổ Yên

8

2.112

0

528

792

528

264

1

Phúc Tân

 

 

 

264

 

 

 

2

Vạn Phái

 

 

 

 

 

264

 

3

Tân Phú

 

 

 

 

 

264

 

4

Đông Cao

 

 

 

 

264

 

 

5

Đắc Sơn

 

 

 

264

 

 

 

6

Bãi Bông

 

 

 

 

 

 

264

7

Đồng Tiến

 

 

 

 

264

 

 

8

Thuận Thành

 

 

 

 

264

 

 

 

Tổng

48

12.672

0

3.960

3.960

2.376

2.376

- Các xã được lựa chọn để hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và xây dựng, cải tạo vệ sinh trạm Y tế được lựa chọn ưu tiên theo danh sách 35 xã đạt vệ sinh toàn xã.

* Tiêu chí lựa chọn xã hỗ trợ xây dựng nhà tiêu và xây dựng trạm Y tế xã.
-  70% hộ gia đình có nhà tiêu cải thiện
- 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế xà phòng.
- Tất cả các trường học, trạm y tế có công trình cấp nước vệ sinh và rửa tay hoạt động
- Tiêu chí phân bổ các xã vệ sinh toàn xã: Số xã bao phủ nhà tiêu Hợp vệ sinh <70%, ưu tiên xã có nguồn nước sẵn có, ưu tiên xã được sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, ưu tiên xã thuận lợi cho việc phát triển mô hình cung - ứng thị trường vệ sinh, ưu tiên xã triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực; truyền thông; giám sát và đánh giá  dự án

- Tổng kinh phí của Hợp phần là 13.415 triệu đồng; chiếm 6 % tổng kinh phí của Chương trình

a) Lĩnh vực cấp nước nông thôn

- Nội dung của tiểu hợp phần này bao gồm các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cộng đồng, đào tạo tiểu giáo viên (TOT) cho các huyện/xã tham gia chương trình và xây dựng mô hình điểm về quản lý vận hành với cách tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan (và các tiểu giáo viên) và phương pháp cùng học cùng làm. Các hoạt động bao gồm nhưng không giới hạn:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức thông qua các hội thảo, hội nghị tại địa phương;

- Rà soát đánh giá hiện trạng QLVH công trình cấp nước tập trung với những khó khăn, vướng mắc. Tập trung đánh giá công trình và mô hình quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, phân tích đánh giá nguyên nhân và các giải pháp đối với các công trình, mô hình kém hiệu quả và không hoạt động. Trên cơ sở đánh giá đề xuất mô hình hiệu quả quản lý công trình cấp nước sạch tập trung;

- Đánh giá nhu cầu, nội dung đào tạo cho đội ngũ cán bộ và công nhân làm công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn;

- Xây dựng bộ tài liệu quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn phục vụ công tác đào tạo;

- Đào tạo giảng viên về quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn (TOT) cho cán bộ các huyện, các xã;
- Xây dựng mô hình điểm tại địa phương (01 mô hình/tỉnh). Thông qua quá trình xây dựng mô hình điểm, hỗ trợ các tiểu giáo viên thực hành và đào tạo lại cán bộ quản lý tại các trạm, đơn vị quản lý trực tiếp các công trình cấp nước tập trung nông thôn;
- Nhân rộng mô hình ra các địa điểm khác trên tỉnh.

b) Lĩnh vực vệ sinh nông thôn:

- Hợp phần này bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ các cơ quan ở cấp Tỉnh và các cơ quan ở địa phương trong việc triển khai thực hiện Dự án, bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi, theo dõi, giám sát và đánh giá Dự án.

+ Nâng cao năng lực:

- Để thực hiện và duy trì được các mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế; Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc chấm dứt phòng uế bừa bãi vào năm 2025 cần phải có một hệ thống các tổ chức và cán bộ đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu trong lĩnh vực vệ sinh nông thôn một cách ổn định và lâu dài.

- Các hoạt động nâng cao năng lực được đề xuất trong Dự án này nhằm hỗ trợ thực hiện “Kế hoạch nâng cao năng lực cho các tổ chức, cán bộ y tế và các bên liên quan thực hiện VSNT” cho ngành y tế các cấp từ Tỉnh đến địa phương. Các hoạt động thực hiện chủ yếu thông qua xây dựng các bộ công cụ truyền thông thay đổi hành vi; đào tào tập huấn chuển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn TOT cho các cán bộ nòng cốt thực hiện Chương trình VSNT tại các cấp. Các cán bộ nòng cốt này sẽ là các giảng viên cho các cấp thấp hơn để truyền đạt lại các kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng. Các lớp tập huấn TOT tập trung vào kỹ năng như: kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi, vận động cộng đồng thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình, kỹ năng triển khai các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, kỹ năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình, kỹ năng xây dựng và sử dụng nhà tiêu HVS, kỹ năng triển khai mô hình tiếp thị vệ sinh và kết nối chuỗi cung - cầu, kỹ năng truyền thông lồng ghép, nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- 90% cán bộ tỉnh, huyện, xã và y tế thôn bản (xã, thôn bản tham gia vào vệ sinh toàn xã) được đào tạo tập huấn về các mô hình thúc đẩy vệ sinh; truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh; kiểm tra, giám sát vệ sinh nhà tiêu HGĐ;

- 80% các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, những người có vai trò lãnh đạo trong cộng đồng như trưởng thôn, già làng, trưởng bản tại địa phương được phổ biến các kiến thức, thông tin về tầm quan trọng và các nội dung vệ sinh phòng bệnh.

+ Truyền thông thay đổi hành vi:

- Để giải quyết vấn đề về vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, đặc biệt đối với người dân ở những khu vực khó khăn với mục tiêu nâng cao được tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành các hành vi vệ sinh đúng thì cần phải giúp họ hiểu được thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh và cần thực hiện các hành vi vệ sinh nào?

- Xây dựng và triển khai một chương trình vận động chính sách cấp tỉnh dành cho các cán bộ công chức Nhà nước, và những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng; tăng cường nhận thức của các cấp chính trị về tầm quan trọng của vệ sinh nông thôn, đưa tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hộ gia đình vào các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tài trợ cho lĩnh vực này. Quá trình thực hiện Dự án sẽ áp dụng triển khai toàn diện các hoạt động về Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) vệ sinh một cách đồng bộ từ Tỉnh đến địa phương (tới tận cấp xã, thôn/bản) nhằm cải thiện thói quen rửa tay, chấm dứt phóng uế bừa bãi và tăng cường sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

-  Ở cấp tỉnh, huyện:

Một chiến lược truyền thông vận động chính sách, thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác triển khai các hoạt động VSNT thông qua các chiến dịch truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, các sự kiện truyền thông cấp tỉnh như các lễ phát động, lễ mít tinh hưởng ứng ngày vệ sinh yêu nước, ngày nhà tiêu thế giới, ngày thế giới rửa tay với xà phòng, ngày môi trường thế giới,… thông qua các chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm triển khai Dự án giữa các tỉnh với nhau.

Ngoài ra, các cán bộ nòng cốt thực hiện Dự án tuyến tỉnh, huyện sẽ được tuyến trung ương hỗ trợ, đào tạo thành các giảng viên nòng cốt để có khả năng truyền đạt, hướng dẫn và hỗ trợ cán bộ tuyến dưới triển khai tốt các hoạt động của Chương trình.
Mặt khác, ngoài hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh huyện còn hỗ trợ cho tuyến xã thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Dự án.

- Ở cấp xã, thôn/bản:

Xã là đơn vị hành chính cơ sở với hệ thống chính trị đồng bộ, có vai trò quyết định. Cần thiết xây dựng cấp xã là cấp thực hiện cơ bản trong các Chương trình VSNT, trong đó trạm Y tế xã trở thành tổ chức thực hiện VSNT chủ chốt, tiên phong trong việc vận động người dân xây và sử dụng nhà tiêu HVS và thay đổi hành vi vệ sinh một cách bền vững. Để thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về nhà tiêu hợp vệ sinh, vai trò nòng cốt và cơ bản nhất là đội ngũ cán bộ y tế các cấp. Cán bộ y tế cấp xã sẽ đảm nhận những vai trò sau:

Trực tiếp tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và phát triển chuỗi cung ứng ở cấp xã;

Phối hợp, hỗ trợ cán bộ y tế cấp thôn bản và các cộng tác viên khác trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tại cấp thôn;
Giám sát các hoạt động được tổ chức tại cấp thôn và xã;

Thu thập các số liệu báo cáo từ các thôn, tổng hợp và viết báo cáo hoạt động và báo cáo kết quả hàng quý với Trung tâm y tế dự phòng huyện.
+ Một số hoạt động truyền thông cấp xã: Hội nghị triển khai hoạt động cấp xã; Phát tin qua loa truyền thanh; Ngày hội vệ sinh”; Vẽ tranh tường; Hoạt động mít ting, diễu hành, hưởng ứng. Tập huấn về kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh…
+ Một số hoạt động truyền thông cấp thôn, bản: Các cuộc họp thôn riêng biệt về vệ sinh; Họp lồng ghép về vệ sinh trong các cuộc họp thôn; Tuyên truyền trên loa phát thanh, Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS) ...

II. Phương án kỹ thuật, công nghệ thực hiện dự án

1. Tiểu hợp phần 1:  Cấp nước cho cộng đồng dân cư

1.1. Cấp nước nông thôn

a. Tiêu chuẩn thiết kế
- Dự án này áp dụng phương pháp tiếp cận theo nhu cầu, theo đó cộng đồng được tham gia vào các quyết định có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cấp nước và vệ sinh, bao gồm sử dụng kết quả khảo sát kinh tế - xã hội và tham vấn cộng đồng làm cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp cho Chương trình. Các dự án được chuẩn bị dựa trên cơ sở kết quả khảo sát về nhu cầu cấp nước, vệ sinh và khả năng chi trả từ người dân, các yêu cầu về kỹ thuật kết hợp với công tác tham vấn địa phương.

+ Các văn bản pháp luật có liên quan:

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
-  Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/05/2013 quy định về Quản lý, sử dụng, khai thác các công trình cấp nước sạch tập trung.

* Tiêu chuẩn thiết kế phần công nghệ

- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006, Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn TCVN 7957:2008, Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn TCVN 5576:1991, Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật;
- Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
- Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
-  QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 02: 2014/VTC, Công trình cấp nước sinh hoạt miền núi dạng đập ngầm và hào thu nước - Hướng dẫn thiết kế, thi công và quản lý vận hành;

+ Tiêu chuẩn thiết kế phần xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng tập I, II, III.
- Tiêu chuẩn TCVN 5575:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc: TCVN 2748 : 1991; TCVN 9254 : 2012; TCVN  4319 : 2012; TCVN 9258: 2012;
- Tiêu chuẩn ISO4427:1996; DIN8074; CS155-63, Tiêu chuẩn ống nhựa HDPE, phụ tùng nhựa;
 - Tiêu chuẩn ISO 4422:1996, Tiêu chuẩn ống nhựa uPVC và phụ tùng;
- Tiêu chuẩn ASTM A53A, BS534:1981, BS3600:1976, Tiêu chuẩn ống thép.
(Trong thời gian thực hiện Chương trình, các tiêu chuẩn thiết kế ban hành mới hoặc thay thế tiêu chuẩn cũ sẽ được ưu tiên áp dụng).  

* Lựa chọn các thông số thiết kế kỹ thuật

Tổng hợp lựa chọn giá trị thông số kỹ thuật chính trong thiết kế cấp nước

TT

Nội dung

Đơn vị

Giai đoạn

2020

2030

 

Nhu cầu dùng nước

 

 

 

1

Nhu cầu dùng nước sinh hoạt-Qsh

l/ng.ngđ

 

 

 

 

Đối khu vực trung tâm cụm xã, xã đồng bằng, xã có điều kiện kinh kế phát triển …

 

60

60

 

Đối với khu vực khác

 

40

60

2

Nước dùng dịch vụ-Qdv

%Qsh

5%

5%

3

Lượng nước thất thoát Qtt

%

<20%

<20%

4

Lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý

% (Qsh+Qdv+Qtt)

 

 

Đối với công trình cấp nước tự chảy

 

≤ 5%

 

Đối với công trình cấp nước nước  mặt và nước ngầm

 

≤ 5%

 

Thông số kỹ thuật khác

 

 

 

5

Hệ số dùng nước không điều hòa  Kngmax

 

1.2

6

Áp lực nước tự do tại điểm lấy nước vào nhà

m

từ 6m đến 8m

 

* Công trình cấp nước tập trung- Việc lựa chọn giải pháp công nghệ và dây chuyền công nghệ xử lý nước tập trung sẽ phụ thuộc vào: Điều kiện nguồn nước; Chất lượng của nước nguồn (nước thô) trước khi xử lý; Chất lượng của nước yêu cầu (sau xử lý) theo tiêu chí của Chương trình; Công suất của nhà máy nước; Điều kiện kinh tế kỹ thuật; Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Một số giải pháp và dây chuyền công nghệ xử lý nước đối với loại hình công trình cấp nước tập trung trong khuôn khổ Chương trình được đề xuất như sau:
* Hệ thống cấp nước tự chảy sử dụng nguồn nước suối  
+ Nguyên lý hoạt động: Mô hình cấp nước tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng chủ yếu tại các vùng miền núi cao. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch cao về cao độ, từ nguồn nước (nước mặt từ các khe suối , hoặc nước ngầm mạch lộ...) Tại các vị trí được lựa chọn có độ cao chênh lệc so với khu dân cư, nước được tập trung qua hệ thống xử lý tại đầu mối công trình (nếu cần khi nguồn nước không sạch) sẽ được dẫn bằng tự chảy (trọng lực) xuống bể trữ tính toán theo yêu cầu sử dụng trong 1 ngày. Sau đó nước sẽ được dẫn tới các điểm tiêu thụ nước ở phía dưới thông qua hệ thống đường ống.

+ Sơ đồ dây chuyền công nghệ

Công trình đầu nguồn--> Khu xử lý lắng lọc, khử khuẩn---> Bể cắt áp ---> Bể chứa nước sạch--> Hộ dùng nước --> Hệ thống đường ống.

+ Cấu tạo hệ thống

- Hạng mục công trình đầu nguồn gồm: Đập dâng, phai chắn hoặc đập dâng nước; cửa thu nước; công trình sơ lọc.
- Hạng mục xử lý: Bể lọc nổi (xử lý sơ bộ); bể lọc (xử lý tinh), khử khuẩn...
- Hạng mục công trình phân phối gổm: Bể chứa, bể cắt áp (nếu cần thiết).
- Hạng mục hệ thống đường ống: Hệ thống ống truyền dẫn (ống chính) và hệ thống ống phân phối (ống nhánh) và các hạng mục khác trên tuyến ống gồm : van xả căn, van xả khí, đồng hồ đo lưu lượng tổng, đồng hồ hộ gia đình.
+ Ưu nhược điểm của hệ thống
- Ưu điểm:
+ Cung cấp nước đạt yêu cầu tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh, khả năng cấp nước khá đa dạng tùy thuộc lưu lượng nguồn cấp;
+ Công trình đơn giản phù hợp với điều kiện miền núi;
+ Giá thành xây dựng công trình đầu mối thấp;
+ Quản lý vận hành đơn giản, chi phí quản lý vận hành thấp.
- Nhược điểm:
+ Chất lượng và lưu lượng nước thường không ổn định.
+ Có thể thiếu nước vào mùa khô.
-  Một số lưu ý
+ Hệ thống này đòi hỏi việc thận trọng bảo vệ nguồn nước suối (phía thượng lưu), đặc biệt sau khi mưa lũ.
+ Số hộ có thể được đấu nối bền vững phụ thuộc vào lượng nước của dòng suối trong những tháng mùa khô.
+ Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước thô cũng như yêu cầu chất lượng sau xử lý sẽ lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước phù hợp. Chất lượng nước cần được kiểm tra định kỳ.
+ Cần tính toán thủy lực kỹ lưỡng để có thể cấp nước tới các hộ gia đình ở khu vực bất lợi nhất (khu vực cao nhất).
+ Cần có tổ vận hành bảo dưỡng định kỳ; đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng dùng nước vào công tác bảo vệ, vệ sinh công trình.
*  Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước mặt
+ Nguyên lý hoạt động:
- Nước được cấp từ nguồn nước mặt (sông, suối, hồ) về một bể (hồ) sơ lắng sau đó được bơm lên công trình xử lý. Nước sau xử lý được đưa về bể chứa bằng hệ thống đường ống kỹ thuật rồi được cung cấp tới các hộ tiêu thụ bằng hệ thống đường ống phân phối điều hòa áp lực sử dụng đài nước hoặc không có đàì nước.

+  Cấu tạo hệ thống
- Công trình thu-trạm bơm cấp 1 (CTT-TB1)
- Công trình thu nước mặt là công trình đầu tiên của hệ thống cấp nước. Sự lựa chọn hợp lý về vị trí, kiểu loại công trình, hiệu quả làm việc của công trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc của các công trình khác trong hệ thống cấp nước cả về kinh tế và kỹ thuật.
+ Vị trí đặt công trình thu cần thoả mãn một số điều kiện chủ yếu như sau:
- Nước thô có chất lượng tốt và ổn định;
- Cung cấp đủ khối lượng nước theo yêu cầu;
- Nơi có bờ và lòng sông (hoặc lòng hồ) ổn định;
- Đủ độ sâu để thu nước;
- Nơi có khả năng bảo vệ công trình không bị bồi lấp hoặc xói lở;
- Tránh được đến mức tối đa ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước của các điều kiện môi trường.
Theo vị trí lấy nước so với bờ sông, công trình thu nước mặt được phân thành hai loại: công trình thu nước xa bờ và công trình thu nước ven bờ.
- Công trình thu nước xa bờ : là loại công trình thu nước có vị trí cửa thu nước nằm cách xa bờ sông. Công trình loại này gồm:
+ Loại dùng ống tự chảy;
+ Loại dùng ống xi phông;
+ Loại xây dựng trực tiếp ở lòng sông.
- Công trình thu nước ven bờ: là loại công trình thu nước có vị trí cửa thu nước nằm ở bờ sông. Công trình loại này gồm:
+ Công trình có thể đặt ngay sát bờ sông;
+ Trạm bơm cấp một có thể bố trí kết hợp hoặc phân ly với công trình thu nước.
+ Hạng mục xử lý
- Công trình sơ lắng: là hồ chứa nước thô kết hợp sơ lắng. Hồ thường có cấu tạo hình vuông hoặc chữ nhật với điểm đưa nước vào và lấy nước ra phải đối diện nhau. Đáy hồ cần có độ dốc thuận tiện để xả cặn. Dung tích hồ thường bằng từ 5-10 lần công xuất trạm cấp nước.
- Bể phản ứng: bể có tác dụng lư giữ nước trong một thời gian nhất định để các quá trình phản ứng hóa học xảy ra; thông thường thời gian lưu nước trong bể là từ 30- 40min; sau đó, nước được chuyển sang bể lắng đứng. Đối với công trình cấp nước nông thôn có công suất < 1.000m3 nên bố trí kết hợp bể phản ứng với bể đứng.
- Bể lắng đứng: Bể lắng có nhiệm vụ giữ lại phần lớn các hạt cặn và vi trùng trong nước và làm trong sơ bộ nước (hàm lượng cặn còn lại trong nước sau bể lắng theo quy phạm là ≤ 10 mg/l; cá biệt có thể lên 12 mg/l).
- Bể lắng đứng thường gọn hơn có cơ chế loại bỏ bùn cặn đơn giản hơn và ít đòi hỏi bảo dưỡng tập trung.Với phạm vi công suất của các dự án, hầu hết có công suất dưới 5.000 m3/ngđ, vì vậy đề nghị áp dụng bể lắng đứng trong phạm vi Chương trình.
- Ưu điểm của bể lắng đứng
+ Quá trình lắng đạt hiệu quả cao đối với trạm xử lý công suất tới 5000 m3/ngđ;
+ Xả cặn bằng thủy lực;
+ Thời gian lưu nước trong bể lắng đứng ít hơn bể lắng ngang, diện tích xây bể nhỏ hơn
- Nhược điểm của bể lắng đứng
+ Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên, ngược chiều với hướng rơi của các hạt cặn lắng. Do vậy, nếu quá trình keo tụ trước bể lắng không tốt thì các hạt cặn có khả năng keo tụ kém, ở trạng thái lơ lửng và bị dòng nước cuốn ra ngoài dẫn tới hiệu quả lắng thấp;
- Bể lọc: có tác dụng giữ lại các hạt cặn có kích thước không lắng được trong các bể lắng. Có nhiều loại công nghệ lọc: lọc nhanh, lọc chậm, lọc nổi. Bể lọc nhanh được dùng phổ biến nhất cho mọi công suất trong dây chuyền xử lý có keo tụ, hoặc xử lý không dùng keo tụ.
+ Trạm bơm cấp II, đài nước:
- Quy mô công suất của các trạm xử lý nước phụ thuộc vào nhu cầu bình quân của người sử dụng. Tuy nhiên, nhu cầu nước trong thời gian cao điểm cao hơn mức bình quân rất nhiều. Do đó bể chứa được sử dụng để cân đối giữa quy trình xử lý nước liên tục và đặc điểm nhu cầu dùng nước (thay đổi rất lớn) của người sử dụng. Đài nước cũng được sử dụng để điều hòa áp lực trên mạng lưới từ trạm bơm đến hệ thống ống cấp nước. Với đặc tính là các công trình cấp nước tập trung ở vùng nông thôn, số lượng người sử dụng thấp hơn ở các khu đô thị rất nhiều, hệ số không điều hòa trong nhu cầu cấp nước là rất lớn và chi phí xây dựng cũng như bảo dưỡng các bể chứa không mang lại hiệu quả chi phí như đầu tư vào trạm bơm trực tiếp cho mạng lưới.
- Hiện nay có một số phương pháp thay thế khác như sử dụng bình điều áp hoặc thiết bị bơm biến tần để thay đổi công suất trạm bơm. Những phương pháp này đã thể hiện được được tính ưu việt so với việc sử dụng đài nước và đã dần thay thế cho phương pháp dự trữ nước này. Thông thường để điều hòa giữa trạm bơm 2 và khu vực tiêu thụ có thể áp dụng biến tần lắp đặt cho bơm (lưu lượng lớn) hay sử dụng bình điều áp (công suất xử lý nhỏ).
- Khi tại địa điểm dự án mà các hộ gia đình không có dụng cụ chứa nước (theo kết quả sau khi điều tra xã hội) hoặc trong trường hợp (có thể xảy ra tại khu vực trung du và miền núi) khi mà chênh lệch địa hình giữa khu vực trạm xử lý và khu vực tiêu thụ quá lớn thì có thể xây dựng đài nước, trong trường hợp này nên tìm cách kết hợp đài nước và bể chứa tại cùng một địa điểm.
+ Hạng mục hệ thống đường ống; gồm hệ thống đường ống truyền dẫn và hệ thống đường ống phân phối. Các hạng mục công trình trên tuyến ống tương tự các hệ thống cấp nước tập trung khác.
+ Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nguồn nước ngầm

+ Nguyên lý hoạt động: Nước được bơm từ giếng khoan lên công trình xử lý nước. Sau đó nước được đưa về bể chứa nước sạch bằng hệ thống đường ống kỹ thuật. Nước sạch cung cấp đến hộ gia đình bằng hệ thống đường ống có điều hòa áp lực bằng đâì nước hoặc bằng bơm biến tần.
+ Hệ thống cấp nước
- Hạng mục công trình đầu mối: gồm giếng khoan và bơm. Các giếng khoan được xác định trước khi khai thác thông qua đo địa vật lý. Lưu lượng khai thác và kết câu giếng được xác định thông qua công tác thăm dò địa chất thủy văn. Bơm nước và trạm bơm cấp I được xác định tùy thuộc công suất khai thác.
+ Hạng mục xử lý: tùy theo chất lượng nước đầu vào và công suất trạm mà lựa chọn dây chuyền xử lý nước.   
+ Công trình xử lý chính trong dây chuyền
+ Công trình, thiết bị làm thoáng: bao gồm: Dàn mưa; Máng tràn; Tháp làm thoáng. Hệ thống này tùy thuộc vào chất lượng nước ngầm và quy mô cấp nước để lựa chọn
+ Công trình châm ba zơ:
- Việc châm ba zơ (vôi hay NaOH) thưòng được làm đối với nguồn nước ngầm bởi vì nước ngầm thường có độ pH thấp nên cần pha thêm ba zơ để nâng cao độ pH của nước nhằm 3 mục đich: bảo đảm nước có độ pH theo quy phạm; để việc ô xy hoá sắt và măng gan đươc thuận lợi; để nước có độ pH cao ít ăn mòn vật liệu xây dựng các công trình. Sử dụng vôi thì giá thành thấp, nhưng các đường ống dễ bị tắc, dùng NaOH thì đắt song quản lý sẽ dễ dàng hơn.
+ Hệ thống truyền dẫn và mạng phân phối nước: Tính toán thiết kế cho hệ thống truyền dẫn và mạng phân phối nước cần tuân thủ theo các chỉ dẫn trong tiêu chuẩn TCXD 33:2006.

1.2. Cấp nước và vệ sinh trường học
- Thực hiện theo Quyết định số 1486/QĐ-BGD &ĐTngày 31/3/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo v/v ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc ( có phụ lục kèm theo).

2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn
2.1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình
a. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
- Là một trong số loại nhà tiêu đơn giản được WHO đưa vào danh mục các loại nhà tiêu sử dụng trên thế giới, đặc biệt ở các vùng khó khăn và thiếu nguồn nước.
- Nhà tiêu chìm có ống thông hơi là loại hình nhà tiêu đào đơn giản, song được cải tiến bằng cách lắp thêm một ống thông hơi với lưới chắn ruồi ở phía trên, có tác dụng giảm bớt ruồi nhặng và mùi hôi.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
+ Cấu tạo    
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi bao gồm:
- Hố chứa phân: Là hố đào sâu có thể là hình tròn hoặc hình chữ nhật.
- Nắp hố chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.
- Ống thống hơi: là một bộ phận quan trọng của nhà tiêu. Nó có tác dụng làm giảm mùi hôi bên trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.
- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).
* Nguyên lý hoạt động
+ Nhà tiêu chìm có ống thông hơi là loại hình nhà tiêu có một hố chứa phân, có bệ xí đặt ngay trên hố chứa phân, phân sẽ rơi thẳng xuống hố chứa, còn nước tiểu sẽ được dẫn ra ngoài bằng rãnh dẫn nước tiểu. Sau mỗi lần đi tiêu, phân sẽ được phủ kín bằng chất độn có thể là tro bếp, mùn cưa hoặc đất bột. Chất độn sẽ giúp làm khô phân, tạo môi trường không thuận lợi cho sự tồn tại của vi sinh vật gây bệnh. Việc cho thêm nhiều chất độn cũng làm cho trứng ruồi không nở được. Nước tiểu sẽ được tận dụng để tưới cây trồng sau khi được pha loãng thêm nhiều nước. Một cải tiến mới đó là ống thông hơi, có tác dụng giảm mùi hôi bên trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước bên trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.
- Cơ chế hoạt động như sau: Vì bên trong hố chứa phân bao giờ cũng nóng hơn bên ngoài, nên hơi nóng vốn nhẹ hơn sẽ bốc lên cao theo ống thông hơi thoát ra ngoài. Lượng khí trong bể bốc ra lập tức được thay thế bằng không khí mới tràn vào bể qua lỗ đi tiêu và gây nên áp lực ngăn không cho mùi hôi thối trong bể phân bốc ra ngoài theo lối này. Thêm vào đó, khi gió thổi qua đầu ống thông hơi cũng tạo nên chênh lệch về áp suất làm cho không khí trong ống bị hút ra ngoài. Ruồi nhặng có thể vào hố phân để đẻ trứng, sinh giòi rồi giòi lại phát triển thành ruồi con. Một đặc tính của họ nhà ruồi là khi vào bể phân tối, chúng có khuynh hướng bay về phía sáng nhất, đó là ống thông hơi. Tại đầu của ống thông hơi người ta đã chăng sẵn lưới hoặc một cái chụp bằng nhựa trong có đục lỗ nhỏ dưới 2mm không cho ruồi thoát ra ngoài và chúng bị chết tại đây.
+ Ưu, nhược điểm.
- Ưu điểm: Chi phí rẻ, người dân có thể tự làm lấy; cấu tạo đơn giản, dễ xây dựng, sử dụng và bảo quản; có thể sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương để làm phần nhà tiêu và bể chứa phân.
- Nhược điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm mạch nông, nước bề mặt, có thể vẫn có mùi hôi thối, thu hút ruồi nhặng và các động vật nuôi (gà, lợn, chó...); cần phải có đủ chất độn.
+ Điều kiện áp dụng
+ Chỉ nên xem xét áp dụng nhà tiêu này khi:
- Hộ gia đình ở vùng nông thôn vùng đất cao như miền núi, trung du, cao nguyên có đất rộng, nơi có mực nước ngầm sâu, thường xuyên thiếu nước;
- Đảm bảo khoảng cách từ vị trí dự định làm nhà tiêu tới nguồn nước ăn uống, sinh hoạt gần nhất từ 10m trở lên.
- Không bị ngập úng, không áp dụng cho vùng đất cát, ven sông, suối, ao, hồ...
- Đảm bảo đủ chất độn.
- Không có nhu cầu tái sử dụng phân làm phân bón.
* Hướng dẫn xây dựng
+ Hố chứa phân
- Lựa chọn địa điểm: hố chứa phân phải được đào ở vị trí đất cao, không ngập úng và cách nguồn nước hơn 10m. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi thường được bố trí phía sau nhà và cuối chiều gió, nhưng phải không quá xa để thuận tiện cho việc sử dụng, đặc biệt đối với người già và trẻ em.
- Hố chứa phân: là một hố được đào sâu khoảng 1500mm, đáy hình tròn đường kính 1200mm hoặc hình chữ nhật/vu kích thước 1000x1200mm. Chu vi đáy hẹp hơn chu vi miệng hố khoảng 200mm để tạo độ vát để tránh sạt lở. Ở những nơi đất có nguy cơ sạt lở cao, có thể kè thành hố bằng tre, gỗ hoặc đá chống sạt lở. Xung quanh miệng hố chứa phân thường được đắp bờ đất hoặc xây quây xung quanh cao hơn mặt đất khoảng 200-250mm để đặt nắp hố chứa phân (tấm sàn nhà tiêu), đồng thời tránh nước mưa tràn vào trong hố. Trên thành phía sau của miệng hố chứa phân phải bố trí 1 lỗ trống kích thước 100x100mm để lắp đặt ống thông hơi. Đáy hố chứa phân nằm trên mực nước ngầm ít nhất là 1,5m.
+ Nắp hố chứa phân (Tấm sàn nhà tiêu)
- Nắp hố chứa phân: có kích thước 1640x1440mm đối với hố chứa phân hình chữ nhật, và đường kính 1400mm đối với hố hình tròn. Nắp hố chứa phân có thể làm từ các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ ghép thành tấm đan đặt trên hố chứa phân hoặc bằng bê tông cốt thép đúc sẵn. Đây chính là tấm mặt sàn nhà tiêu. Các vật liệu làm mặt sàn nhà tiêu phải đảm bảo chắc chắn, chịu được tải và phải bền không bị mối mọt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nắp hố chứa phân được làm bằng tre, phải chọn tre già, những đoạn gốc, có thể ngâm trước khi sử dụng. Tốt nhất là tre khai thác vào mùa khô để tránh mối mọt. Bên trên hố chứa phân được đổ đất và đầm cho chắc chắn. Trên mặt nền nhà tiêu (tấm đan) bố trí 1 lỗ tiêu đường kính 160mm. Khoảng cách từ tâm lỗ tiêu đến mặt tường sau và đến hai mặt tường bên tối thiểu là 350mm, cách tường trước tối thiểu 650mm, tạo rãnh nước tiểu đủ dốc để chảy ra ngoài, có ống dẫn nước tiểu vào dụng cụ chứa.
- Nắp đậy lỗ tiêu: có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông hình tròn hoặc vuông tùy theo hình dáng của lỗ tiêu, nên có cấu tạo hình côn để khi đậy kín khít tránh mùi hôi và ruồi nhặng.
- Chỗ để chân: thường được làm bằng 2 viên gạch chỉ, được đặt theo hình chữ V quay ra phía cửa. Khoảng cách giữa 2 viên gạch ở phía sau là 140mm, phía trước 210mm và cách tâm lỗ tiêu 120mm.
- Rãnh thu nước tiểu: là rãnh lõm có chiều rộng 100mm, độ dốc vừa đủ để thoát hết nước tiểu ra ngoài dụng cụ chứa. Đối với mặt nền nhà tiêu bằng đất, tạo rãnh và láng bằng xi măng cát nhằm mục đích không để nước tiểu thấm xuống hố chứa phân. Đối với mặt nền bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, phải tạo rãnh thu nước tiểu khi láng bề mặt.
+ Thân nhà tiêu
- Nhà tiêu chìm có ống thông hơi có thể được tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như tranh tre, nứa lá. Cấu tạo phần bao che phía trên bao gồm:
- Cột nhà tiêu: thường được sử dụng bằng tre hoặc gỗ, đường kính từ 90mm đến 100mm, chiều cao khoảng 2500mm cộng thêm khoảng 500mm chôn xuống đất để cố định. Cột được chôn đảm bảo đủ chắc chắn và lèn chặt để tránh nghiêng, đổ trong quá trình sử dụng.
- Vách nhà tiêu: thường được làm bằng các tấm phên tre, nứa hoặc lá dừa, lá cọ, cỏ tranh, gỗ, tấm nhựa... nhưng phải đảm bảo tránh mưa, nắng và kín đáo cho người sử dụng. Vách nhà tiêu có chiều cao tối thiểu là 1500mm tính từ mặt sàn nhà tiêu.
- Cửa ra vào: tùy theo nguyên vật liệu sử dụng làm vách. Kích thước cánh cửa rộng 600mm, chiều cao có thể bố trí bằng chiều cao của vách nhà tiêu hoặc thấp hơn khoảng 200mm để tạo độ thoáng gió ở phía trên. Cửa nhà tiêu được bố trí mở về hướng nào thuận tiện cho việc sử dụng và kín đáo.
- Mái nhà tiêu: có thể là một mái hoặc hai mái nhưng phải đảm bảo phải che được mưa nắng. Mái nhà tiêu có thể được làm bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá (lá dứa, lá dừa), rạ, giấy dầu… và có độ dốc đảm bảo cho việc thoát nước mưa.
+ Ống thông hơi
- Có thể dùng ống nứa, bương hoặc ống nhựa PVC có đường kính 60mm, cao hơn mái nhà tiêu tối thiểu 400mm để thoát được hơi nóng và mùi hôi ở hố chứa phân khi sử dụng nhà tiêu. Đối với ống nứa, ống bương phải chọc thủng mắt tre và không làm vỡ, dập ống nứa, bương. Một đầu ống được đặt ngay dưới sàn nhà tiêu, đưa sâu vào không gian hố chứa phân khoảng 50-70mm; đầu trên đưa cao lên trên mái nhà, đầu ống được lắp cút hình chữ T để chắn nước mưa và có lưới chắn ruồi để chặn ruồi bay ra từ hố chứa.
+ Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
- Trước khi bắt đầu sử dụng cần đổ một lớp tro lên đáy hố chứa phân để hút ẩm.
- Đổ tro, mùn hoặc đất vụn phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu.
- Luôn đậy kín lỗ tiêu khi không sử dụng.
- Nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa để bên ngoài nhà tiêu.
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ thường xuyên.
- Thường xuyên quét dọn sạch sẽ sàn nhà tiêu.
- Khi hố chứa phân đầy (phân cách nắp hố 5 cm), lấp đầy đất vào hố chứa phân và di chuyển nắp hố chứa phân và thân nhà tiêu sang hố mới.
- Không lấy phân tươi hoặc chưa được ủ kỹ ra để sử dụng.
Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (cho phần sàn làm bằng bê tông).

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Gạch chỉ

Viên

100

2

Xi măng P300

Kg

30

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,15

4

Cát vàng

m3

0,17

5

Vôi củ

Kg

4,5

6

Sắt Ф 6

Kg

6

7

Ống nhựa Ф60

m

3

8

Cút nhựa Ф60

Cái

01

9

T nhựa Ф60

Cái

01

10

Thép buộc

Kg

0,2

11

Lưới chắn ruồi

Cái

01

 

b.  Nhà tiêu hai ngăn sinh thái.
- Nhà tiêu hai ngăn sinh thái là nhà tiêu được cải tiến từ nhà vệ sinh hai ngăn truyền thống. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái có một ngăn sử dụng và một ngăn để ủ phân, thay đổi nhau khi đầy; có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để cách ly với phân; có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi, muỗi và các loại côn trùng chui vào ngăn chứa phân; có ống thống hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
+ Cấu tạo
Nhà tiêu hai ngăn sinh thái bao gồm:
- Ngăn chứa phân: có hai ngăn chứa phân (ngăn chứa và ngăn ủ) được xây nổi trên mặt đất; mặt sau của ngăn chứa phân, mỗi ngăn có bố trí một cửa lấy phân.
- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó mỗi bên có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.
- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).
* Nguyên lý hoạt động
- Nhà tiêu hai ngăn sinh thái có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để tránh ẩm ướt. Có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi muỗi, vật nuôi chui vào ngăn chứa phân; có ống thông hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng. Sau mỗi lần đi tiêu, chất độn phải luôn được đổ phủ kín bãi phân, giúp hút bớt nước để làm khô phân, tránh bốc mùi hôi thối thu hút ruồi nhặng. Khi phân trong ngăn thứ nhất đầy cách miệng hố phân khoảng 50mm thì dừng sử dụng, đổ thêm chất độn và đóng kín nắp lỗ tiêu để ủ. Đồng thời, chuyển sang dùng ngăn thứ hai.
* Ưu, nhược điểm.
- Ưu điểm của loại hình nhà tiêu này là có thể diệt hết được mầm bệnh nếu sử dụng và bảo quản đúng quy cách, khô ráo, sạch sẽ, không phải dùng nước để dội, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật xây dựng và vận hành đơn giản; có khả năng ứng dụng khi cải tạo các nhà vệ sinh đã có; phù hợp với tập quán sử dụng phân trong nông nghiệp.
- Nhược điểm của loại hình nhà tiêu này là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tuổi thọ công trình ngắn, luôn phải đảm bảo đủ chất độn (tro, mùn cưa, trấu), chỉ áp dụng được chủ yếu ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở những nơi người dân có nhu cầu sử dụng phân.
* Điều kiện áp dụng
- Địa điểm xây dựng nhà tiêu 2 ngăn sinh thái phải đảm bảo:
- Nền đất cao, không bị ngập lụt khi mưa to.
- Phải cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt ít nhất 10m.
- Cách mực nước ngầm tối thiểu 1,5m.
* Hướng dẫn xây dựng
+ Ngăn chứa phân
- Kích thước ngoài (bao gồm cả tường): dài 1930mm, rộng 1220mm, cao 840mm.
- Nền ngăn chứa phân phải đảm bảo chắc chắn, không nứt, lún để giữ cho khô ráo, không thể đục khoét hoặc chui vào được. Có thể dùng gạch vỡ, đá dăm nhỏ 50-70mm trộn đều với cát, đầm kỹ. Loại nền này chắc chắn, áp dụng ở những nơi ẩm thấp hoặc định xây dựng kiên cố. Nếu nền đất tốt, thì đầm kỹ nền đất rồi lát gạch chỉ như lát nền nhà; miết mạch kỹ bằng vữa xi măng cát mác 75. Nền ngăn chứa cao hơn mặt đất tối thiểu 70mm để tránh nước mưa tràn vào và dễ lấy phân ra. Thành ngăn chứa phân là kết cấu chịu lực chủ yếu của nhà tiêu nên phải đạt yêu cầu vững chắc, không nứt, không thấm nước. Thành ngăn chứa xây bằng gạch nung tốt (loại 1), dùng vữa xi măng cát mác 75 và trát phẳng dày 10mm. Khi xây tường ngăn giữa hai ngăn chứa, hàng gạch trên cùng có chừa lại một lỗ (khoảng ½ viên gạch) để hai ngăn thông nhau và chỉ cần một ống thông hơi chung cho cả hai ngăn.
- Cửa lấy phân: Một ngăn chứa phân có cửa lấy phân ở phía sau hoặc hai bên hông nhà vệ sinh, kích thước 250x300mm. Cửa lấy phân phải có gờ để đậy nắp được dễ dàng. Gờ được tạo bằng cách dùng ½ viên gạch lỗ, đặt đứng theo tường bể chứa, chừa lại khe bằng độ dày tấm cửa. Đổ tấm cửa lấy phân bằng xi măng lưới thép, dày khoảng 30mm, đầu trên có móc sắt để rút ra, đưa vào cho dễ. Nhất thiết phải xây bậc lên xuống nhà tiêu, mỗi bậc không cao quá 210mm, kích thước trước và sau tối thiểu 250mm.
- Tấm đan bệ xí: Kích thước: dài 1930mm, rộng 1220mm; và được đổ bằng bê tông cốt thép mác 250. Nắp ngăn chứa phân được đúc bê tông cốt thép dày 60mm mác 250, lưới sắt d6mm, kích thước mỗi ô 150x150mm. Khi đúc nhớ chừa hai lỗ tiêu hình côn đường kính 160mm; khoảng cách từ tâm lỗ tiêu đến mặt tường sau là 350mm, đến mặt tường bên tối thiểu là 500mm. Sau khi tấm đan sàn nhà tiêu đã đảm bảo độ cứng chắc, nó sẽ được gắn khít với thành ngăn chứa bằng xi măng cát vàng mác 75. Bề mặt sẽ được láng vữa xi măng và tạo rãnh thu nước tiểu.
- Nắp lỗ tiêu: có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông hình tròn hoặc hình vuông tùy theo hình dáng của lỗ tiêu, nên có cấu tạo hình côn để khi đậy kín khít tránh mùi hôi và ruồi nhặng.
- Chỗ để chân: thường được làm bằng 2 viên gạch chỉ, được đặt theo hình chữ V; khoảng cách giữa 2 viên gạch ở phía sau là 140mm và phía trước là 210mm và cách tâm lỗ tiêu khoảng 120mm.
- Rãnh thu nước tiểu: là rãnh lõm có chiều rộng 100mm. Rãnh thu nước tiểu được đánh bóng bằng xi măng và độ dốc vừa đủ để nước tiểu thoát nhanh không đọng lại lại tại máng bốc mùi khai và chảy vào ngăn chứa phân làm nhão phân. Có ống dẫn nước tiểu vào dụng cụ chứa có nắp đậy ở ngoài nhà tiêu.
- Thân nhà tiêu: Tường của thân nhà tiêu dày 110cm được xây bằng gạch, trát 2 mặt trong và ngoài bằng vữa mác 75. Chiều cao tối thiểu 2200mm. Trên đầu tường, sát mái, chừa những ô thông gió 220x220mm để không gian bên trong được thoáng mát.
- Cửa nhà tiêu: là cửa 1 cánh có hướng mở sao cho thuận tiện cho người sử dụng, kích thước 1800x600mm; có thể tận dụng bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tấm phên, gỗ, cót ép hoặc tôn, nhựa có chốt cài bên trong và bên ngoài.
- Bậc bước lên nhà tiêu: gồm nhiều bậc, mỗi bậc có kích thước 250x700, cao không quá 210mm được xây bằng gạch, tô trát bên ngoài. Không nên xây cao, khó khăn cho người già và trẻ em.
- Mái nhà tiêu: có thể là một hoặc hai mái nhưng phải đảm bảo che được mưa nắng. Mái nhà tiêu có thể được làm bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá dứa, lá dừa, rạ, giấy dầu, tôn, fibro xi măng… và có độ dốc đảm bảo cho việc thoát nước mưa. Chú ý phần mái trước nhô ra khỏi thân nhà tiêu ít nhất 400mm để che mưa hắt, phần mái sau và hai bên nhô ra ít nhất 200mm.
- Ống thông hơi: Có thể dùng ống nứa, bương hoặc ống nhựa PVC có đường kính 60mm, cao hơn mái nhà tiêu tối thiểu 400mm để thoát được hơi nóng và mùi hôi ở hố chứa phân khi sử dụng nhà tiêu. Đối với ống nứa, ống bương phải chọc thủng mắt tre và không làm vỡ, dập ống nứa, bương. Một đầu ống được đặt ngay dưới sàn nhà tiêu, đưa sâu vào không gian hố chứa phân khoảng 50-70mm; đầu trên đưa cao lên trên mái nhà, đầu ống được lắp cút hình chữ T để chắn nước mưa và có lưới chắn ruồi để chặn ruồi bay ra từ hố chứa.
+ Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
- Nguyên tắc chung là không được dùng đồng thời hai ngăn một lúc, mà chỉ được sử dụng một ngăn, ngăn còn lại để ủ phân khi đã đầy. Nhà tiêu phải đảm bảo luôn luôn kín, khô, sạch. Phải vệ sinh thùng đựng nước tiểu thường xuyên.
- Trước khi sử dụng nhà tiêu đổ xuống đáy một lớp tro, vôi bột khoảng 5-7cm đều khắp mặt đáy của ngăn sẽ sử dụng để hút ẩm và tránh phân bị dính xuống nền khi lấy phân ra. Trát kín hai cửa lấy phân và lỗ tiêu không sử dụng, bằng đất sét hoặc vữa vôi, cát.
Trong khi sử dụng:
- Đổ chất độn phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu. Chất độn có thể sử dụng là đất bột khô, tro bếp, mùn cưa...
- Giấy chùi, nếu là giấy tự tiêu có thể bỏ vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu, còn giấy không tự tiêu sau khi sử dụng phải bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ mỗi ngày, quét tro vào lỗ tiêu.
- Khi phân dính vào miệng lỗ tiêu phải rắc tro vào rồi quét sạch.
- Không tiểu tiện vào lỗ tiêu.
- Lỗ tiêu luôn được đậy nắp kín.
- Cửa lấy phân luôn được trát kín.
- Khi một ngăn đầy, đổ thêm tro cho đầy ắp, lèn chặt, đậy nắp và trát kín lỗ tiêu; ghi rõ ngày bắt đầu ủ và chuyển sang dùng ngăn thứ hai.
- Dụng cụ chứa nước tiểu phải có nắp đậy để tránh nước mưa và hạn chế thu hút ruồi nhặng, tránh là nơi muỗi đẻ trứng...
- Nắp ngăn ủ luôn luôn được đậy kín.
- Thường xuyên làm vệ sinh sàn nhà tiêu.
- Tuyệt đối không lấy phân ra dùng khi chưa đủ thời gian ủ tối thiểu là 6 tháng.
Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (cho phần bể chứa xây bằng gạch và sàn làm bằng bê tông)

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Gạch chỉ

Viên

1.000

2

Xi măng P300

Kg

200

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,2

4

Cát vàng

m3

1,0

5

Sắt Ф6

Kg

7

6

Ống nhựaФ60

M

3

7

Cút nhựa L Ф60

Cái

01

8

T nhựa Ф60

Cái

01

9

Thép buộc

Kg

0,25

10

Lưới chắn ruồi

Cái

01

 


c. Nhà tiêu thấm dội nước.
* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
+ Cấu tạo.
- Bể chứa phân hay bể thấm (có thể gồm một hoặc hai bể). Bể chứa phân có thể xây bằng gạch hoặc sử dụng các ống bi bê tông đúc sẵn.
- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó bố trí bệ tiêu bằng sành, sứ hoặc xi măng, có tác dụng ngăn mùi hôi thối.
- Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.

* Nguyên lý hoạt động
- Nhà tiêu thấm dội nước có nguyên tắc hoạt động là sử dụng khả năng phân huỷ của vi khuẩn trong đất đối với chất thải. Phân sau khi rơi xuống lỗ chứa của bệ xí, nhờ dội nước được tống xuống bể chứa. Thành phần trong bể chứa (phân, nước tiểu, nước dội) được đất thấm dần và tiêu hủy. Quá trình sử dụng (nước và phân dội vào) và quá trình thấm dần (tiêu đi), nếu không có sự tương đương, bể chứa sẽ đầy dần. Do vậy, cần làm tăng khả năng thấm của bể phân ở những nơi đất sét khó thấm bằng cách lèn cát xung quanh hoặc xây nhiều bể phân sử dụng luân phiên.
- Khi bể chứa (ngăn đang sử dụng) đầy, phải ngừng việc sử dụng và chuyển sang sử dụng bể chứa ngăn thứ hai. Chất thải trong ngăn chứa thứ nhất cần có thời gian ít nhất 1 năm để phân hủy. Hết thời gian phân huỷ, chất mùn còn lại ở đáy bể trở nên an toàn về vệ sinh, có thể lấy ra sử dụng làm phân bón.
+ Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm của nhà tiêu thấm dội nước là chi phí thấp, xây dựng và sử dụng đơn giản, vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không thu hút ruồi nhặng và có thể sử dụng ở nơi không có cống nước thải.
- Nhược điểm là không phù hợp với những nơi thiếu nước dội, vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước và nhân dân có nhu cầu về phân bón, dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Điều kiện áp dụng.
- Nhà tiêu thấm dội nước có thể làm trong nhà hoặc gần nhà cho tiện sử dụng. Nếu làm ngoài nhà, chọn nơi cao ráo, tránh nơi nước đọng hoặc bị ngập lụt khi mưa, cách nguồn nước theo phương ngang ít nhất 10m. Đáy bể chứa theo chiều sâu phải cách mực nước ngầm ít nhất 1,5m.  
- Loại nhà tiêu này chỉ nên xây dựng ở nơi nhân dân không có nhu cầu và tập quán sử dụng phân, mức nước ngầm cách xa mặt đất, không bị ngập lụt và có đủ nước để dội. Loại hình này không phù hợp đối với vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước, vùng ngập lụt.
d. Nhà tiêu Tự hoại.
- Nhà tiêu có bể tự hoại là loại nhà tiêu phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.  Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv... Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản, nên dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của công trình xử lý nước thải tại chỗ này, cần thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại đúng, nhất là với điều kiện ở nước ta hiện nay, khi phần lớn nước thải, sau khi xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
+ Cấu tạo:
- Bể tự hoại: Bể xử lý có loại 3 ngăn hoặc 2 ngăn; Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng chiếm 1/3 dung tích bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa có dung tích tối thiểu ½ dung tích bể; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm ¼ dung tích bể. Bể tự hoại có thể xây bằng gạch hoặc bằng ống bi bê tông đúc sẵn.
- Bệ tiêu: có thể là bệ tiêu bệt hoặc bệ tiêu xổm, được làm bằng các vật liệu như sứ tráng men hoặc granite xi măng lưới thép. Bệ tiêu được làm thật nhẵn để dễ cọ rửa và đẩy trôi phân dễ dàng. Bệ tiêu được nối liền với ống dẫn phân và được cấu tạo sao cho luôn luôn có nút nước kín. Nút nước này là chi tiết kỹ thuật quan trọng của nhà tiêu tự hoại, có tác dụng ngăn mùi hôi từ bể chứa phân thoát ra ngoài, đồng thời ngăn ruồi, nhặng và các côn trùng khác không tới sinh đẻ trong bể chứa phân.
- Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.
* Nguyên lý hoạt động
- Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ...Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân và cần được thu gom lưu giữ, vận chuyển, xử lý đúng quy cách. Bể tự hoại có thể tiếp nhận và xử lý cả hai loại nước thải trong hộ gia đình: nước đen và nước xám. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn tới các công trình xử lý tại chỗ (bãi lọc ngầm, bể sinh học hiếu khí, vv...) hay tập trung, theo cụm...
+ Các ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm loại hình nhà tiêu này là hiệu suất xử lý ổn định, khoảng làm việc dao động lớn, chiếm ít diện tích; quản lý đơn giản, sạch sẽ, hợp vệ sinh, dễ cọ rửa, kiểm soát được ruồi, muỗi; thuận tiện cho người sử dụng; có thể xây dựng ngay trong nhà.
- Nhược điểm là chi phí xây dựng cao; chỉ sử dụng được ở những nơi có nhiều nước; không tận dụng được nguồn phân.
+ Điều kiện áp dụng:
- Nhà tiêu có bể tự hoại hai hoặc ba ngăn thường được xây dựng gần nhà hoặc trong nhà để tiện sử dụng.
- Nhà tiêu có bể tự hoại chỉ thích hợp cho những nơi có nhiều nước, không tận dụng nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng.
+ Hướng dẫn xây dựng:
- Bể chứa phân (hay bể xử lý, bể tự hoại)
- Bể tự hoại thường có hình chữ nhật, vuông hay tròn trên mặt bằng, được xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chất dẻo. Kích thước tối thiểu của bể tự hoại cho một hộ gia đình là 1,5m3. Tuy nhiên, các gia đình thường xây dựng bể có dung tích lớn, để tăng hiệu quả xử lý và kéo dài chu kỳ hút cặn. Thể tích của bể tự hoại cho một gia đình có từ 5 đến 7 người thường là 3 đến 5m3.
- Chiều sâu lớp nước trong bể, tính từ đáy bể đến mặt nước, không thấp hơn 1,2m. Ngăn chứa có thể sâu hơn ngăn lắng. Chiều rộng hay đường kính bể không nhỏ hơn 0,7m. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng bể chữ nhật thường bằng 3:1. Khi lưu lượng nước thải <10m3/ngày thì nên xây bể 2 ngăn, một ngăn chứa và một ngăn lắng, trong đó dung tích ngăn chứa chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể. Khi lưu lượng lớn hơn 10m3/ngày thì xây bể tự hoại 3 ngăn, ngăn đầu có dung tích không dưới 1/2 tổng dung tích bể, hai ngăn sau mỗi ngăn có dung tích 1/4 tổng dung tích bể. Khi lưu lượng lớn hơn 20m3/ngày thì nên xây dựng 2 hoặc nhiều đơn nguyên.
- Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, dày tối thiểu 100mm. Thành bể tự hoại được xây bằng gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hay bê tông cốt thép đổ tại chỗ, hoặc chế tạo sẵn bằng các vật liệu như composit, HDPE, ... Bể tự hoại phải được xây dựng kín, khít, đảm bảo độ an toàn về mặt kết cấu công trình, ngay cả trong điều kiện chứa đầy nước hay không chứa nước, chịu tác động của các công trình bên trên và lân cận, các phương tiện giao thông, đất và nước ngầm.
- Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Phải xây bằng gạch đặc, có độ dày tối thiểu 10 cm, mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ. Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm, chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm có khía bay, lớp ngoài dày 10mm, trát vữa phải miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể). Tại các góc bể (giữa thành với thành bể và giữa thành với đáy bể) phải trát nguýt góc. Đáy bể phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.
- Đối với bể tự hoại bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối: Tại các vị trí nắp bể và ống qua các bể dẫn nước thải và ra khỏi bể, phải có gioăng kín làm bằng cao su chịu nước hoặc chất dẻo.
- Đối với bể tự hoại xây bằng ống cống bê tông đúc sẵn:
- Ống bi bê tông có thể sử dụng làm bể chứa phân cho nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội. So với nhà tiêu cùng loại được sản xuất bằng gạch, nhà tiêu làm bằng ống bi bê tông có độ bền, vững chắc cao hơn, ít rủi ro hơn trong quá trình xây dựng (nếu kĩ thuật chống thấm kém, nhà tiêu tự hoại xây bằng gạch đỏ sẽ bị thấm nước trong quá trình sử dụng), đặc biệt giá thành thấp hơn khoảng 1 triệu đồng so với nhà tiêu xây bằng gạch. Ống bi được sử dụng là ống bi có kích thước cao 0,5m x đường kính sử dụng 0,9m, đường kính ngoài 1m. Mỗi nhà tiêu tự hoại bằng ống bi sẽ sử dụng 3 - 5 ống bi và 2 nắp đậy đã được đúc sẵn, bể chứa được cấu tạo bằng 2 ống bi chồng lên nhau, bể lắng được cấu tạo bằng 1-2 ống bi xếp chồng lên nhau. Kỹ thuật lắp đặt bể chứa phân cụ thể như sau:
Bước 1: đổ đáy bê tông tại hố đào thứ nhất (hố sâu 1,1m), đáy bê tông sử dụng mác bê tông 75, đáy đổ dày từ 6 – 8cm, có cốt bằng sắt 6 đan mắt cáo 20 x 30 cm. ở bước này cần lưu ý lấy mặt phẳng đáy trước và sau khi đổ để đảm bảo khi đặt ống bi, ống bi sẽ không nghiêng ảnh hưởng đến quá trình lắp ống nối và sử dụng sau này.
Bước 2: Sau khi đổ đáy, tiến hành ngay đặt ống bi thứ nhất xuống hố vừa đổ nắp đáy, để đảm bảo độ kết dính giữa đáy và ống bi. Lưu ý sau khi đặt ống bi thứ nhất cần sử dụng dây li - vô đánh thăng bằng lại mặt ống, để đảm bảo ống bi không bị đặt nghiêng.
Bước 3: Tiếp tục đặt ống bi thứ 2 chồng lên ống bi thứ nhất tại hố đào thứ nhất, trước khi đặt ống bi thứ hai, chúng ta sử dụng vữa trộn (1 xi – 4 cát) đắp lên thành miệng ống bi thứ nhất để làm lớp gắn kết giữa 2 ống bi. Sau khi đặt hoàn thiện 2 ống bi tại hố đào thứ nhất chúng ta nên sử dụng xi măng nguyên chất trát một lớp bên trong ống bi tại các điểm kết nối giữa đáy với ống bi, giữa ống bi với ống bi. Sau bước 3, chúng ta đã hoàn thành lắp đặt bể thứ nhất.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt ống bi cho bể thứ 2, trước khi lắp ống bi chúng ta cũng tiến hành đổ đáy, đáy được đổ bằng bê tông có cốt sắt giống như đáy bể thứ nhất. Có một số lưu ý sau đối với bước này:
- Cần tính toán độ sâu của hố đào sao cho sau khi đặt ống bi, miệng ống bi trên cùng của hố đào thứ nhất và hố đào thứ hai phải bằng nhau. Điều này sẽ đảm bảo chúng ta sẽ nối thông 2 bể bằng lỗ đã được để sẵn của 2 ống bi (lỗ này thường để cách miệng ống 10 -15cm việc để lỗ đã được các nhà sản xuất ống bi để sẵn khi sản xuất).
- Cũng giống đáy hố thứ nhất, trước và sau khi đổ chúng ta cần đánh thăng bằng nhằm đảm bảo mặt phẳng cho đáy và ống bi được đặt không bị nghiêng.
- Chúng ta có thể để ống bi bể thứ nhất và ống bi bể thứ 2 sát nhau hoặc cách nhau, không có giới hạn cho việc này tùy thuộc vào địa hình của từng gia đình.
Bước 5: Sau khi hoàn thành lắp đặt ống bi cho 2 bể, chúng ta tiến hành lắp ống nhựa nối giữa 2 bể và ống dẫn nước chảy từ bể thứ 2 ra hố thấm. Sử dụng ống 90 để nối thông giữa 2 bể, phần bể thứ nhất ống được đấu dạng chữ L kéo dài xuống dưới đáy khoảng 40cm, sao cho miệng ống cách đáy 50cm. Ống dẫn nước ra từ bể thứ hai ra bể thấm cũng được đấu dạng chữ L kéo dài xuống đáy khoảng 20cm (có thể sử dụng ống nhỏ hơn là ống 60 thay thế ống 90 để tiết kiệm).
Bước 6: Đậy nắp 2 bể bằng nắp đập đã đúc sẵn. Phần gắn giữa nắp và miệng ống bi chúng ta sử dụng vữa xây (xi măng: cát là 1÷4) và dùng xi măng nguyên chất trát một lớp mỏng ở phần gắn giữa nắp và ống bi.
- Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn: phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Tốt nhất đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên đặt nằm ngang, độ dốc ~ 2%, chiều dài không quá 12m. Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể có lắp ống hình chữ T, đường kính tối thiểu 100mm, đầu trên của tê cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm. Các ngăn bể được thông với nhau bằng các ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược đường kính tối thiểu 100mm hoặc chừa các lỗ trên vách ngăn,  kích thước tối thiểu 200x200mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể không dưới 500mm và cách mặt nước không dưới 300mm.
- Các chi tiết ống qua các bể phải được hàn sẵn tấm chắn nước và chèn kỹ bằng bê tông sỏi nhỏ mác 200, hoặc bằng gioăng cao su chịu nước. Các phần kim loại (nếu có) phải được sơn chống gỉ 2 lớp sau khi lắp đặt.
- Ống thông hơi: thường được làm bằng ống nhựa uPVC, có đường kính tối thiểu 60mm. Đầu dưới của ống thông hơi phải nằm trong bể chứa, cao hơn mặt nước. Đầu trên của ống thông hơi đảm bảo cao trên mái nhà tiêu 400mm. Đầu trên ống thống hơi được thiết kế hình chữ T hoặc chóp nón để tránh nước mưa chảy theo đường ống vào bể xử lý. Có thể sử dụng ống thông hơi của công trình để làm ống thông hơi cho bể tự hoại. Khi đó, phải đảm bảo phần trên mặt nước của tất cả các ngăn bể phải có lỗ thông với nhau, và thông với ống thông hơi qua đầu tê của ống dẫn phân vào bể.
+ Nắp bể chứa và bể lắng.
- Đổ nắp bể chứa và bể lắng bằng bê tông cốt thép mác 200, dày tối thiểu 80mm. Bê tông được trộn đều, khi đổ được đầm kỹ. Đổ xong để cho bê tông se mặt, tưới nước đều, để khô trong khoảng ba tuần lễ. Trường hợp nắp bể tự hoại đặt thấp hơn mặt đất, phải có cổ nắp đan. Cổ nắp đan được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay chế tạo sẵn bằng chất dẻo, phải đảm bảo lắp kín, khít. Phải đảm bảo lắp đặt kín, khít giữa cổ nắp đan với nắp đan và với tấm đan nắp bể để chống thấm và ngăn mùi. Chiều rộng tối thiểu của cổ nắp đan: 400mm.
+ Khi đổ nắp bể chứa có chừa 3 lỗ:
- 1 lỗ đường kính từ 100mm đến 150mm để đặt xi phông dẫn phân từ bệ ngồi xuống bể chứa (nếu bệ ngồi nằm ngoài bể chứa thì ống dẫn phân (xi phông) sẽ được để ở thành bể).
- 1 cửa lấy cặn bùn góc ngoài với kích thước 300x300mm. Lỗ hút cặn phải được đậy kín, khít bằng nắp đan bê tông cốt thép hay chất dẻo, gắn bằng keo, gioăng cao su hay bắt ren với phần vỏ bể.
- 1 lỗ thông hơi có đường kính tối thiểu là 34mm.
* Lắp đặt bệ tiêu có nút nước
- Đây là khâu quan trọng trong xây dựng nhà tiêu. Bệ tiêu dùng cho nhà tiêu tự hoại có thể là loại xổm hoặc bệt bằng sứ tráng men, bệ đá granito hoặc bằng composite, có nút nước (xi phông). Bệ tiêu được nối với bể chứa bằng ống dẫn phân. Sau khi lắp đặt bệ tiêu, phải kiểm tra để đảm bảo đủ 3 điều kiện:
- Nút nước phải kín.
- Khi dội nước phải đẩy được hết phân.
- Phần cuối của ống dẫn phân ngập dưới mặt nước 400mm.
+ Thân nhà tiêu
- Móng tường nhà tiêu: được đổ bằng một lớp bê tông mác 200 dày 100mm, rộng 450mm, rồi xây tường kép (330mm) cao thêm 140mm rồi xây tường 220mm bằng vữa xi măng cát mịn mác 75. Xây tiếp xung quanh bằng bằng 110mm cho đến chiều cao tương đương mặt bệ tiêu. Đổ cát, lấp đất cho đầy nền nhà tiêu.
- Tường nhà tiêu: có thể được tận dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương hoặc xây bằng gạch, nhưng phải đảm bảo che mưa, che nắng và thoáng khí. Đối với tường xây bằng gạch, xây đến độ cao 2000mm ở phía trước và 1800mm ở tường phía sau, để tạo độ dốc, thoát nước theo hướng trước sau của mái nhà. Từ nền nhà tiêu lên xây tường 110mm, ở độ cao 1500mm đặt 2- 3 viên gạch blốc cho thoáng gió. Khi trát tường phía trong nhà tiêu có thể dùng vôi cát, khi trát các mặt tường bên ngoài nhà tiêu cần cho thêm xi măng để giữ độ bền cho tường. Tường nhà tiêu nên quét vôi trắng hoặc vôi màu cho đẹp. Tường trong nếu có điều kiện thì ốp gạch men trắng.
- Cửa nhà tiêu: mở về hướng nào thiện tiện cho việc sử dụng và kín đáo. Diện tích khoang cửa là 1800x700mm, diện tích cánh cửa là 1600x700mm. Giữa khoang cửa và cánh cửa còn có khoảng trống để thoáng gió ở phía trên. Cửa nên làm bằng gỗ, sơn chống ẩm càng tốt, có hai bản lề, có móc chốt phía trong.
- Mái nhà tiêu: có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá (lá dứa, lá dừa...), rạ; nếu có điều kiện có thể lợp ngói hoặc đổ bê tông cốt thép mác 200, dày 60mm, hoặc có thể lợp bằng các vật liệu có sẵn tại địa phương.
- Lát nền nhà tiêu: Trước khi lát nền nhà tiêu cần phải gia cố phần trong nhà tiêu cho chắc chắn, tránh lún sau này bằng cách dùng cát, đất, gạch vụn đầm kỹ. Rải một lớp cát, lát nền nhà bằng gạch viên, độ dốc của nền nhà tiêu dồn vào lỗ tiêu của bệ tiêu. Nền nhà tiêu được láng bằng vữa xi măng cát mịn mác 75.
* Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
+ Để sử dụng bể tự hoại hoạt động tốt, cần tuân thủ tốt một số quy định:
- Trước khi đưa nhà tiêu vào sử dụng cần phải đổ đẩy nước vào các bể.
- Trước khi đi tiêu có thể dội một gáo nước nhỏ để làm ướt thành bệ tiêu nhằm mục đích giúp phân không bám dính vào gây tình trạng khó cọ rửa.
- Sau khi đi đại tiện xong phải dội nước (chừng 3 đến 7 lít nước) hoặc giật nước từ bồn ngay sao cho phân được đẩy trôi hết xuống bể chứa, chỉ còn lại nút nước trong.
- Thường xuyên làm vệ sinh sàn nhà tiêu.
+ Trong khi sử dụng cũng cần phải chú ý đến một số điểm sau:
- Không cho các chất tẩy rửa và hạn chế cho nước xà phòng vào bể chứa phân vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn trong bể.
- Chỉ sử dụng giấy mềm, dễ tiêu hủy. Các loại giấy chùi khác phải vứt vào sọt.
- Tuyệt đối không được vứt que, gạch, đá nhỏ, giẻ rách.. v.v… vào bệ tiêu.
- Khi bệ tiêu bị tắc, không dùng que cứng chọc thẳng vì nó sẽ làm vỡ ống xi phông, mất nút nước, mất tác dụng chống mùi hôi, chống ruồi. Dùng que mềm hoặc móc sắt kéo nhẹ các vật cản ra ngoài, rồi dội nước nhiều lần để tống trôi các vật tắc nhỏ xuống bể chứa phân.
- Sau mỗi lần đi tiêu xong phải dội nước ngay để phân trôi ngay xuống bể chứa. Nếu không có bồn giật nước, cần bố trí bể chứa nước dội ngay trong nhà tiêu hoặc ngay trước cửa ra vào để tiện múc nước và có tác dụng nhắc nhở người đi tiêu nhớ dội nước (dụng cụ múc nước dội từ 3-7 lít với xí bệt và 1,5-2 lít với xí xổm). Bể chứa nước dội nhà tiêu cần được vệ sinh sạch sẽ và có nắp đậy không để muỗi đẻ trứng.
- Hàng ngày dùng chổi tre hoặc bàn chải để đánh sạch những vết bẩn hay phân còn sót lại trên bệ xí
- Nên bố trí chỗ rửa tay có xà phòng để rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh.
- Hút phân bùn định kỳ 2-3 năm/lần. Vận chuyển phân bùn bằng xe chuyên dụng và thải bỏ hay xử lý theo quy định.

Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (Đối với nhà tiêu tự hoại có bể chứa xây bằng gạch và sàn làm BTCT)
STT    Vật liệu    Đơn vị tính    Số lượng
Chi phí xây phần bể và sàn với nhà tiêu tự hoại bằng gạch chỉ (gạch đỏ)

 

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

Chi phí xây phần bể và sàn với nhà tiêu tự hoại bằng gạch chỉ (gạch đỏ)

1

Gạch chỉ

Viên

1000

2

Xi măng

Kg

300

3

Đá dăm 1 x 2

m3

1,2

4

Cát vàng

m3

1,0

5

Sắt Ф 6

Kg

15

6

Thép buộc

Kg

0,5

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa  Ф90

m

1,5

0

Ống nhựa Ф34

m

03

10

Cút nhựa  L Ф90

Cái

03

11

Cút nhựa Ф34

Cái

01

12

Y nhựa Ф90

Cái

01

13

T nhựa 34

Cái

01

Chi phí xây phần bể và sàn với nhà tiêu tự hoại bằng gạch xi măng (gạch ba banh)

1

Gạch xi măng

Viên

220

2

Xi măng

Kg

200

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,2

4

Cát vàng

m3

0,7

5

Sắt Ф 6

Kg

15

6

Thép buộc

Kg

0,5

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa  Ф90

m

1,5

0

Ống nhựa Ф34

m

03

10

Cút nhựa  L Ф90

Cái

03

11

Cút nhựa Ф34

Cái

01

12

Y nhựa Ф90

Cái

01

13

T nhựa Ф34

Cái

01

Phần thân và mái có thể xây kiên cố hoặc tận dụng tre, gỗ, nứa, lá

 

 

Bảng dự trù đối với nhà tiêu tự hoại có bể chứa bằng ống bi bê tông

 

STT

Loại vật liệu

ĐVT

Số lượng

1

Ống bi bê tông 

chiếc

3 - 5

2

Nắp đậy ống bi bê tông (trường hợp đổ tấm đáy bể chứa)

chiếc

2

3

Sỏi hoặc đá 1,2

m3

0,1

4

Cát

m3

0,1

5

Xi măng

Kg

50

6

Bệ xí xổm

chiếc

1

7

Sắt Ф6

kg

6

8

Cút nhựa L Ф90

chiếc

2

9

Ống nhựa Ф90

m

2

10

Cút nhựa Y Ф90

chiếc

1

11

Ống nhựa Ф 34

m

2,5

12

 T nhựaФ 34

chiếc

1

13

Thép buộc

Kg

0,2

 

Phần thân có thể xây kiên cố hoặc sử dụng vật liệu sẵn gồm tre, gỗ, nứa, lá

 

2.2. Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế
- Thực hiện theo Quyết định số 2271/QĐ-BYT, ngày 17/06/2002 của Bộ Y tế v/v ban hành tiêu chuẩn thiết kế trạm Y tế ( có phụ lục kèm theo).
3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương trình.
a) Nâng cao năng lực:
* Hỗ trợ cho các đối tượng:
+ Đối với các nhóm dùng nước
- Hình thành mạng lưới kết đối với những bên cung cấp dịch vụ NSVSMT.
- Đào tạo cho lãnh đạo xã, thôn và người vận hành về tiếp cận hướng theo nhu cầu và tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, tổ chức dùng nước v.v..
- Đào tạo cho cho lãnh đạo xã, thôn và người vận hành về quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình cấp nước, tầm quan trọng của đóng góp tài chính của người sử dụng, phương pháp tính giá nước.
- Các chính sách để khuyến khích các tổ chức quản lý địa phương tham gia vào công tác vận hành, bảo dưỡng các CTNSVSNT.
+ Đối với các doanh nghiệp
- Hình thành mạng lưới kết nối với các bên cung cấp dịch vụ NSVSMT.
- Đào tạo cho các các doanh nghiệp về tiếp cận hướng nhu cầu và sự tham gia của cộng động.

Khuôn khổ và môi trường hoạt động của mô hình cộng đồng QLVH bền vững
* Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng các công trình NSVSMT.
+ Đối với cá nhân
- Hình thành mạng lưới kết nối với các bên cung cấp dịch vụ NSVSMT.
- Đào tạo cho các cá nhân về tiếp cận hướng nhu cầu và sự tham gia của cộng đồng.
- Đào tạo cho các cá nhân về quản lý, vận hành và quản lý các hệ thống công trình cấp nước sạch nông thôn và VSMT, sự cần thiết của việc đóng góp tài chính cho vận hành và bảo dưỡng, phương pháp tính phí sử dụng nước.
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào cung cấp dịch vụ vận hành và bảo dưỡng CTNSVSMT.
* Tập huấn tiểu giáo viên (TOT) về quản lý vận hành bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt.
 
+ Mục tiêu:
- Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về tổ chức dùng nước, các kỹ năng về VH&BD hệ thống CNSH nông thôn. Sau khi tham gia khoá tập huấn, học viên có thể trở thanh giảng viên tập huấn cho cộng đồng.
* Nội dung khoá tập huấn cho tiểu giáo viên (Tập huấn TOT)
- Các mô hình quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt;
- Thành lập Tổ chức dùng nước;
- Quản lý tài chính đối với TCDN;
- Vận hành và bảo dưỡng công trình CNSH nhỏ lẻ;
- Vận hành và bảo dưỡng công trình CNSH tập trung;
- Các phương pháp và kỹ năng tập huấn cho cộng đồng.
* Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm quản lý bền vững công trình nước sinh hoạt nông thôn
+ Hỗ trợ các khoá tập huấn cho cộng đồng
- Cung cấp cho cộng đồng các kiến thức cơ bản về tổ chức  auk nước, các kỹ năng về VH&BD hệ thống CNSH.  auk hi tham gia khoá tập huấn, cộng đồng sẽ tham gia xây dựng TCDN và tự quản lý, vận hành công trình CNSH hiệu quả và bền vững.
* Xây dựng mô hình điểm
+ Các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình điểm:
- Làm việc với UBND huyện, lãnh đạo xã để thống nhất về mô hình quản lý;
- Họp dân để thảo luận về mô hình quản lý, bầu Nhóm công tác để soạn thảo quy chế hoạt động;
- Hỗ trợ Nhóm công tác soạn thảo Dự thảo quy chế hoạt động;
- Nhóm công tác tổ chức lấy ý kiến của các bản về bản quy chế hoạt động;
- Hỗ trợ Nhóm công tác hoàn thiện Dự thảo Quy chế hoạt động;
- Nhóm công tác tổ chức Đại hội người dùng nước để thông qua Quy chế hoạt động;
- Hỗ trợ các văn bản pháp lý để UBND xã phê chuẩn Quy chế hoạt động.
b) Truyền thông:
- Cần được triển khai đồng bộ các hợp phần và gắn kết với nhau theo một lộ trình phù hợp, vận động chính sách thúc đẩy môi trường thuận lợi nhằm đưa ra các chính sách, khung thể chế và tài chính, để từ đó tạo ra các chương trình NSVSMT nông thôn có hiệu quả, bền vững và có thể nhân rộng trên quy mô lớn
* ở cấp tỉnh, huyện
- Vận động chính sách thông qua các hội nghị lập kế hoạch, hội nghị tổng kết ,...để có được sự cam kết của chính quyền và các bên liên quan tạo điều kiện và thực hiện chương trình.
- Các hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát các thông điệp về vệ nước sạch và vệ sinh nông thôn, xây dựng các phóng sự, tin bài,  về tình hình nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh hoặc có thể thành lập các diễn đàn hoặc  gameshow về nước sạch và vệ sinh nông thôn sẽ được triển khai để thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như người dân đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong sự kiện truyền thông lớn như lễ mít tinh, lễ phát động …. Ngoài ra, các cán bộ nòng cốt thực hiện Chương trình tuyến tỉnh, huyện sẽ được tuyến trung ương hỗ trợ, đào tạo thành các giảng viên nòng cốt để có khả năng truyền đạt, hướng dẫn và hỗ trợ cán bộ tuyến dưới triển khai tốt các hoạt động của Chương trình.
* Các hoạt động truyền thông tại cấp xã:
- Xã là đơn vị hành chính cơ sở với hệ thống chính trị đồng bộ, có vai trò quyết định. Cần thiết xây dựng cấp xã là cấp thực hiện cơ bản trong các Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, trong đó trạm Y tế xã trở thành tổ chức thực hiện nước sạch và vệ sinh nông thôn chủ chốt, tiên phong trong việc vận động người dân xây và sử dụng nhà tiêu cải thiện và thay đổi hành vi vệ sinh một cách bền vững. Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách và kế hoạch mở rộng cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội để đấu nối nước;
- Tập huấn và tuyên truyền sâu rộng đến hộ dân về sử dụng nước.
- Tham khảo ý kiến, lựa chọn dự án và vận động sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động xây dựng hệ thống công trình cấp nước.
- Tập huấn cho đại diện cộng đồng dân cư nông thôn về tuyên truyền vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng
* Các hoạt động truyền thông tại cấp thôn:
- Phần lớn các nỗ lực BCC sẽ được tập trung vào những mục tiêu thay đổi hành vi: ở hộ gia đình, thôn/bản, ở cấp xã; ở mẫu giáo, tiểu học sau khi tiếp nhận các công trình mới trong chương trình. Cách tiếp cận chung là thông qua chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi được thực hiện bởi các cán bộ y tế thôn/bản, được hỗ trợ bởi cộng tác viên, hội phụ nữ, đoàn thể...
- Dựng pa-nô tuyên truyền về thu phí và đấu nối nước hàng năm.
- Tuyên truyền lồng ghép với các cuộc họp của hội, đoàn thể và họp dân trong cộng đồng dân cư nông thôn để truyền thông nâng cao nhận thức về giữ gìn nguồn nước, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước sạch nông thôn
- Tuyên truyền vận động hộ dân đấu nối vào hệ thống công trình cấp nước và trả phí sử dụng nước.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo đảm các cơ chế chính sách của Nhà nước về lĩnh vực nông thôn đến người dân và cơ chế chính sách của Chương trình.
- Phổ biến các tài liệu truyền thông của dự án như: tờ rơi, Sổ tay, đĩa CD, video clip,...

Phần 6: CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

I. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp
- Chủ yếu là dân cư nông thôn, phụ nữ, trẻ em nơi khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và có mức sống thấp và đói nghèo cao.Học sinh từ các trường mẫu giáo, mầm non, trung học các cấp, các trạm y tế xã. Đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của các cấp, các ngành có liên quan đến cấp nước, vệ sinh nông thôn trong ngành NN-PTNT, Y tế, Giáo dục, cán bộ UBND các cấp, các hội, đoàn thể ở địa phương. Cán bộ các cấp các ngành tham gia Chương trình theo cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra làm căn cứ cho việc giải ngân.
II. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp
- Khi các điều kiện về nước sạch vệ sinh môi trường được cải thiện, sẽ gỉam các bệnh tật từ đó giảm ca nhiễm bệnh, giảm người đến bệnh viện, tăng chất lượng về dân số và chất lượng lao động.
- Một nông thôn mới với nước sạch và môi trường được cải thiện sẽ tạo nên một sức hấp dẫn mới cho ngành du lịch của vùng phát triển.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp Tỉnh, huyện, xã, các ban nghành đoàn thể các doanh nghiệp…… tham gia Chương trình sẽ tác động dến các dự án khác theo cách tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra, làm tăng hiệu quả đầu tư của xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phần 7. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

I. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn
1. Tiểu hợp phần 1:Cấp nước cho cộng đồng dân cư.
 - Số đấu nối cấp nước : 14.515 đấu nối (với số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng: 56.806 người).
- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực mục tiêu;
2. Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trường học.
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 77 công trình.
- Bảo đảm phần lớn trường học (điểm trường chính) và các trạm y tế ở khu vực có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ hệ thống cấp nước và trang thiết bị rửa tay .
II. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn.
- Số xã đạt vệ sinh toàn xã: 35 xã
1. Tiểu hợp phần 1:Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình.
- Số nhà tiêu hộ gia đình trên toàn tỉnh được xây mới hoặc cải tạo: 5.150 nhà tiêu.
- Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt;
2. Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế.
- Số công trình nước sạch, vệ sinh trạm Y tế: 48 công trình.
III. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông.
- Xây dựng năng lực ở cấp huyện, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế mạnh mẽ và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết nhằm thiết kế, thực hiện, quản lý và quan trọng nhất, nhằm duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước.

Phần 8. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật

- Việc thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư sẽ được thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, bồi thường thỏa đáng cho các gia đình bị mất đất; người dân sẽ có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng nơi ở cũ theo hướng dẫn của các Kế hoạch hành động của Chương trình.

- Phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng: ít xẩy ra do đây là các dự án ở vùng nông thôn, chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến việc mất đất, không ảnh hưởng nhiều đến cơ sở hạ tầng. Tuy vậy đối với các dự án nếu có ảnh hưởng do đi qua công trình hạ tầng như đường giao thông, công trình thủy lợi hoặc các công trình khác cũng sẽ phải trả lại hiện trường sau khi thi công dự án.

- Đối với các công rình cấp nước cải tạo, nâng cấp mở rộng; các công trình vệ sinh trường học, vệ sinh trạm Y tế đều đã có sẵn mặt bằng lên không triển khai thu hồi, giải phóng mặt bằng.
- Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi 10.000 m2 với tổng kinh phí dự kiến 2.000 triệu đồng để thực hiện cho 31 công trình cấp nước nông thôn (chủ yếu là 6 công trình xây dựng mới). Diện tích đất giải phóng mặt bằng để xây dựng các nhà máy nước có diện tích không lớn (khoảng 500 m2 cho 1 công trình mới) vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến tác động về môi trường và xã hội.
II. Phương án khai thác và sử dụng các kết quả của dự án

1. Đối với công trình cấp nước
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng củng cố và lựa chọn mô hình quản lý hiệu quả. Đơn vị được lựa chọn quản lý sau đầu tư phải được tham gia từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, tập huấn vận hành sử dụng và quản lý khai thác.
- Sở NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm nước sạch và VSMT NT của tỉnh với tư cách là Văn phòng Chương trình có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra bảo đảm sự bền vững và hiệu quả của công trình.
a.  Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch nông thôn cho cấp huyện, xã, thôn. Đội ngũ cán bộ này phải có trình độ chuyên môn tốt và phải đầy đủ về số lượng (cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý). Cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cán bộ để họ thực sự yên tâm phục vụ nhân dân.
* Tuy nhiên, để thực hiện tốt mục tiêu của dự án, cần phải tiến hành công tác phát triển nguồn nhân lực với các nội dung chủ yếu:
- Năng lực lập kế hoạch và quản lý.
- Kỹ năng tư vấn và truyền thông.
- Đánh giá toàn diện các dự án kể cả nghiên cứu khả thi
- Lập kế hoạch về tài chính
- Theo dõi và đánh giá.
- Các kỹ năng về kỹ thuật như đánh giá nguồn nước, chuyển giao công nghệ, vận hành và bảo dưỡng.
* Nhóm các vấn đề chủ yếu cần được đào tạo
- Để khai thác và sử dụng tốt các kết quả của Dự án, con người là yếu tố quyết định, do đó việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, những người thực hiện là rất quan trọng. Việc nâng cao năng lực này phải được thực hiện ở tất cả các cấp như tỉnh, huyện, xã, thôn và chủ yếu thông qua việc đào tạo.
+ Qua điều tra khảo sát có thể xác định được 4 vấn đề chính liên quan sử dụng kết quả của Dự án cần được đào tạo, tăng cường năng lực là:
- Lập kế hoạch và ngân sách;
- Truyền thông nâng cao nhận thức;
- Giám sát và đánh giá;
* Quản lý vận hành hiệu quả bền vững trong các dịch vụ cấp nước.
+ Các nhóm đối tượng đào tạo
- Việc đào tạo nâng cao năng lực cho từng đối tượng khác nhau phải phù hợp với nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên.
+ Cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện quy hoạch phù hợp với những quy luật kinh tế, xã hội mà nhà nước đang thực hiện.
- Năng lực xây dựng kế hoạch và ngân sách nhất là kế hoạch dài hạn và trung hạn, hướng dẫn các địa phương, cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch theo khung logic và xuất phát từ nhu cầu.
- Năng lực truyền thông, vận động cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng tham gia thực hiện theo những định hướng của Nhà nước.
- Năng lực giám sát đánh giá để: xác định mức độ thường xuyên tiến hành cập nhật (tần suất và mẫu); phát hiện kịp thời những vướng mắc cơ bản của cơ sở, tìm ra những giải pháp tháo gỡ kịp thời và tổng kết đánh giá được những kinh nghiệm hay để nhân rộng kịp thời như: xác định hình thức và các biện pháp đơn giản để khôi phục, cải tạo lại các công trình cấp nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
+ Tổ chức sự nghiệp, tư vấn
- Trong đó tập trung đào tạo nâng cao năng lực về xây dựng kế hoạch, ngân sách, khoa học công nghệ mới trong cấp nước, công tác truyền thông, quản lý vận hành các công trình cấp nước. Với vai trò hướng dẫn triển khai của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
+ Đơn vị dịch vụ
- Các đơn vị dịch vụ cần đào tạo, nâng cao năng lực triển khai công cụ quản lý (benchmarking) để quản lý vận hành hiệu quả, bền vững các công trình cấp nước với 5 nội dung:
- Chất lượng vận hành bảo dưỡng;
- Dịch vụ khách hàng: bao nhiêu dân, chất lượng dịch vụ, yêu cầu khách hàng.
- Nhân sự: số nhân viên/số đấu nối, số được đào tạo.
- Tài chính: Chi phí/doanh thu.
- Suất đầu tư công trình cấp nước tập trung.
+ Các loại hình đào tạo
- Để tăng cường năng lực thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và phát triển bền vững ngành cấp nước trong những năm sau cần thực hiện đồng bộ nhiều hình thức đào tạo cho nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể:
+ Đào tạo dài hạn
- Cần đào tạo dài hạn để nâng cao năng lực cơ bản cho cán bộ đnag hoạt động trong lĩnh vực nước sạch để cùng với việc tuyển dụng các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường nhanh chóng có được một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về ngành nghề và có chất lượng tốt.
- Cần lựa chọn trong đội ngũ những cán bộ, công nhân đủ điều kiện, có nhiệt huyết, có trách nhiệm, ham học hỏi đưa đi đào tạo dài hạn tại các trường theo đúng yêu cầu chuyên môn và trình độ, bằng cấp cần đào tạo, nhất là cấp thoát nước, hóa sinh…
- Những cán bộ, công nhân đã được đào tạo cơ bản, nếu nhu cầu cần thiết có thể đào tạo dài hạn thêm chuyên ngành nữa để phục vụ tốt cho nhiệm vụ được giao.
+ Tập huấn đào tạo ngắn hạn
- Cùng với đào tạo dài hạn mang tính cơ bản, cần thực hiện đào tạo, tập huấn ngắn hạn để nâng cao năng lực theo từng chuyên đề, đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc hàng năm cho đội ngũ công nhân.
+ Xây dựng mô hình và truyền thông về mô hình đã xây dựng
- Trong quá trình thực hiện cần phát hiện những điển hình tốt, những bải học kinh nghiệm hay từ thực tế thành những mô hình cần được trao đổi, nhân rộng
- Tổ chức tham quan, trao đổi về các mô hình này là giải pháp tăng cường năng lực rất hiệu quả bằng mắt thấy tai nghe, có thể áp dụng được ngay.
+ Hội thảo hội nghị
- Hội thảo, hội nghị cũng là một giải pháp hết sức cần thiết trong tăng cường năng lực. Hình thức đào tạo này phù hợp với việc truyền đạt những chủ trương chính sách mới, những kinh nghiệm tốt thu thập được trong nước và quốc tế.
* Các giải pháp khuyến khích xã hội hóa.
- Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn là vận động và tổ chức tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là:
- Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước với sức khoẻ và sự phát triển xã hội.
- Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở.
- Tổ chức sự tham gia của cộng đồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước tham gia vận hành, bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch nông thôn.
- Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: các cơ quan của Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình cần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
* Giải pháp bảo vệ nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông phải được tăng cường và tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, như: truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền, khuyến khích người đầu tư, tham gia bảo vệ và sử dụng nước sạch.
- Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về cấp nước sạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch theo phương pháp kế hoạch hóa. Việc xây dựng kế hoạch của chương trình nước sạch nông thôn phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và được tiến hành theo lịch trình 5 năm và hàng năm phải xuất phát từ cơ sở để đảm bảo tính khả thi cao. Tăng cường việc phân cấp quản lý để đảm bảo tính chủ động trong việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các công trình cấp nước sạch, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
- Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên tìm kiếm và tận dụng các nguồn nước ổn định đối với các vùng đặc biệt khó khăn (vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt, vùng núi cao, ...); cấp nước tập trung cho những vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước hiện có.
- Quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình cấp nước. Việc đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; đảm bảo công trình được đầu tư đúng  mục đích, đúng đối tượng, đúng giá trị và bền vững. Việc xác định dự án, công trình xuất phát từ nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, người dân được tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn công nghệ và giám sát thực hiện xây dựng công trình. Phương thức quản lý và chủ sở hữu công trình sau này xây dựng phải được xác định ngay từ khi lập dự án, đặc biệt cơ chế tài chính được thiết lập phù hợp với quy mô công trình và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương đảm bảo phát triển bền vững. Khuyến khích việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước cho tổ chức trực tiếp khai thác công trình. Giá nước phải được tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ khai thác, các nhà đầu tư tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp giá nước tiêu thụ thấp hơn giá thành, phải xác định nguồn kinh phí hỗ trợ. Người sử dụng nước có trách nhiệm và nghĩa vụ trả tiền nước theo số lượng sử dụng thực tế và giá nước quy định.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở, bởi các điều kiện về nguồn lực, kỹ thuật về cấp nước công tác vận hành - bảo dưỡng các công trình nước sạch và vệ sinh diễn ra thường xuyên và lâu dài trong phạm vi quản lý Nhà nước. Các hoạt động cấp nước chỉ có thể thành công và bền vững nếu có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền cơ sở và sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan.
* Các giải pháp về chính sách xây dựng
- Ưu tiên quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình.
- Đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng mục đích; xây dựng các tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình phù hợp.
- Giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ tự chủ được tài chính.
- Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm trả tiền dịch vụ theo số lượng thực tế và giá quy định.
*  Giải pháp khoa học công nghệ
- Áp dụng công nghệ thích hợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp.
- Phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô khác nhau, mở rộng tối đa cấp nước đến hộ gia đình, từng bước hạn chế việc phát triển các công trình cấp nước bằng các giếng khoan đường kính nhỏ theo kiểu Unicef. Tiến tới việc phát triển cấp nước tới hộ gia đình bằng hệ thống cấp nước tập trung.
- Đánh giá theo các tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế ban hành (QCVN 01:2009 và 02:2009 của Bộ Y tế).
2. Đối với công trình vệ sinh trong trường học
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chính sách phát triển và quản lý công trình vệ sinh trong đó:
- Nhận thức rõ về tầm quan trọng đối với vệ sinh trong trường học - nơi có số lượng đông đảo các em học sinh - những người có tác động rất lớn trong cải thiện hành vi vệ sinh trong cộng đồng trước mắt và lâu dài;
- Coi công trình vệ sinh trong trường học như công trình vệ sinh trong các công sở nhà nước, không nên có sự phân biệt giữa nhà vệ sinh cán bộ giáo viên với nhà vệ sinh của học sinh, tạo nên bước chuyển biến mới về nhận thức của các cấp, các ngành trong bố trí kinh phí. UBND các huyện có trách nhiệm bố trí ngân sách hoặc tạo cơ chế xã hội hóa để chi cho việc vận hành, bảo dưỡng;
- Giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là tăng cường xây dựng các chính sách thúc đẩy vệ sinh trường học, áp dụng triệt để các quy định về VSMT trường học, đảm bảo công trình trong trường học HVS và được sử dụng, bảo quản tốt.
- Gắn trách nhiệm quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo vệ sinh trường học. Đưa vào các tiêu chí thi đua, khen thưởng.
- Quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa
- Giao Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng sao cho hiệu quả; chấm dứt việc xây rồi không sử dụng hoặc để quá bẩn như thời gian qua;
- Các trường không có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn sẽ không được công nhận các danh hiệu thi đua. Công trình vệ sinh và cấp nước hợp vệ sinh cần được duy trì hợp vệ sinh nhiều năm liên tục.

3. Đối với công trình vệ sinh trong các hộ gia đình

- Ngành Y tế tham mưu cho UBND tỉnh  chủ động trong việc sử dụng kinh phí về truyền thông thúc đẩy vệ sinh cấp cho tỉnh để hỗ trợ cho các địa bàn khó khăn, có tỷ lệ nhà tiêu thấp sau khi đã hoàn thành các xã vệ sinh toàn xã để giải ngân, lồng ghép với các chương trình, dự án khác và tận dụng lực lượng hiện có, phát huy sáng kiến để đạt hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm mục tiêu đặt ra cho từng tỉnh;   
- Việc đạt vệ sinh toàn xã và số nhà tiêu hộ gia đình được xây mới hoặc cải tạo trở thành mục tiêu thi đua của các huyện, xã, thôn, bản; gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Các xã không đạt mục tiêu vệ sinh toàn xã thì Chủ tịch xã và Bí thư xã phải chịu trách nhiệm và không đạt các xã nông thôn mới.
III. Các giải pháp thực hiện thiết kế kỹ thuật và phương án đầu tư xây dựng dự án.
- Thực hiện đúng theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, áp dụng công nghệ mới đảm bảo công trình bền vững và hiệu quả.
- Có phương án đầu tư hợp lý đảm bảo đạt được các kết quả đầu ra theo sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình.
+ Đối với các công trình xây dựng cơ bản như công trình cấp nước sinh hoạt, công trình vệ sinh trường học, công trình vệ sinh trạm Y tế được thực hiện theo các bước:
- Lựa chọn công trình phù hợp với các tiêu chí của Dự án.
- Trỉnh Sở KH & ĐT thẩm định trình UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế.
- Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế.
- Khảo sát, thiết kế lập dự toán, bản vẽ thi công.
- Báo cáo Bộ NN & PTNT xem xét tính khả thi của công trình.
- Trình Sở chuyên ngành thẩm định báo cáo KTKT, Dự toán, bản vẽ thi công.
- Trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo KTKT, dự toán, bản vẽ thi công.
- Trỉnh Sở KH & ĐT thẩm định trình UBND Tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị.
- Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp.
- Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị.
- Hoàn thành nghiệp thu công trình.
- Tổng hợp báo cáo với Bộ NN & PTNT, kiểm toán nhà nước, Ngân hàng thế giới nghiệm thu kết quả đầu ra.
- Hoàn thành đảm bảo tính bền vững sau 2 năm hoàn thành công trình.

Phần 9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

I. Kế hoạch thực hiện Dự án
1. Kế hoạch tổng thể
a. Kế hoạch thực hiện các chỉ số giải ngân của dự án

STT

Nội dung

Các chỉ số giải ngân

Mục tiêu cho 2016-2020

Tổng giải ngân  (triệu đồng)

1

 

Thay đổi hành vi và cơ sở hạ tầng

1.1.Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi và tăng cường năng lực.

1 kế hoạch  mỗi năm

13.415

1.2. Số xã đạt vệ sinh toàn xã

35

 

1.3. Số đấu nối cấp nước hộ gia đình mới hoặc cải tạo đang hoạt động

14.515

163.639

2

Sự bền vững của cơ sở

2.1.Số hộ gia đình được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước bền vững, được đo lường hai năm sau khi xây hoặc cải tạo 

14.000

152.942

2.2. Số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh, được đo lường hai năm sau khi được xây dựng và cải tạo

21

19.219

3

Lập kế hoạch và báo cáo

3.1. Số Kế hoạch và Báo cáo Chương trình hàng năm được công bố công khai

1 Kế hoạch/ Báo cáo mỗi năm

1

3.2. Kế hoạch Xây dựng Năng lực Hàng năm đã phê duyệt

1 Kế hoạch/ được  thực hiện mỗi năm

1

 

          b) Kế hoạch giải ngân và thực hiện mục tiêu

     Nội dung       

Tổng Phân bổ (Triệu đồng)

Theo tỷ lệ %

Chỉ số giải ngân

Thời gian giải ngân

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1. Truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực + vệ sinh nông thôn ngành Y tế

 1.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực

10.418

4,6

0

830

2.100

3.288

2.100

2.100

1.2. Số xã đạt vệ sinh toàn xã

35

4,6

0

3

7

11

7

7

1.3. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

5.504

2,4

 

840

1.028

1.756

885

995

Tổng kinh phí thực hiện

15.922

7

 

1.670

3.128

5.044

2.985

3.095

2. Sự bền vững của cơ sở hạ tầng (đấu nối cấp nước, vệ sinh trường học, vệ sinh trạm Y tế

2.1. Thực hiện xây dựng đấu nối cấp nước hộ gia đình hoạt động

163.639

77,5

0

5.150

69.804

68.282

17.787

2.616

2.2. Thực hiện xây dựng nhà vệ sinh trường học, nhà vệ sinh trạm Y tế

32.032

14

0

1.540

9.418

16.322

2.376

2.376

Tổng kinh phí thực hiện

195.671

92

 

6.690

79.222

84.604

20.163

4.992

3. Truyền thông nâng cao năng lực cấp nước và vệ sinh trường học

3.1 Số Kế hoạch và Báo cáo Chương trình hàng năm được công bố công khai

1

1

0

1

1

1

1

1

3.2 Thực hiện kế hoạch nâng cao Năng lực hàng năm

2.997

1

0

521

1.179

265

217

215

Tổng kinh phí thực hiện

2.997

 

 

521

1.179

265

217

215

4. Quản lý và điều phối thực hiện dự án

Tổng kinh phí thực hiện

500

 

 

 

200

100

100

100

Tổng cộng: (1+2+3+4)

215.090

100

 

8.881

84.329

90.013

23.465

8.402

 

 

          c) Kế hoạch các hoạt động

TT

Các hoạt động

Đơn vị thực hiện

Thời gian

1

Lập kế hoạch truyền thông nâng cao năng lực

Trung tâm nước SH & VSMT NT, TT Y tế dự phòng, Sở Giáo dục & ĐT

2016-2020

2

Lựa chọn và thực hiện đầu tư các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn

Trung tâm nước SH & VSMT NT

2016-2020

3

Lựa chọn các xã để xây dựng đạt vệ sinh tòan xã

TT Y tế dự phòng, Sở Giáo dục & ĐT

2016-2020

4

Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

TT Y tế dự phòng

2016-2020

6

Hỗ trợ, xây dựng hoặc cải tạo nhà tiêu hộ gia đình

TT Y tế dự phòng

2016-2020

7

Đánh giá, xác minh kết quả và kiểm toán tài chính hàng năm

Kiểm toán nhà nước,Sở NN & PTNT

2016-2020

8

Quyết toán và đóng Dự án

Kiểm toán nhà nước,Sở NN & PTNT

2021

2. Kế hoạch chi tiết thực hiện các hợp phần dự án

         a. Kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2016

TT

Hợp phần Dự án

Kế hoạch hoạt động

Chỉ tiêu
thực hiện

Kế hoạch tài chính (triệu đồng)

Tổng

Vốn TW

Vốn tỉnh
vay lại

Vốn Tỉnh
đối ứng

I

Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

 

 

6.690

6.175

515

0

1

Tiểu hợp phần 1. Cấp
 nước cho cộng đồng dân cư

Nghiệm thu 6 công
 trình hoàn thành năm 2016, thực hiện chuẩn bị đầu tư 8 tiểu dự án cấp nước sinh hoạt

2.710 đấu nối

5.150

4.635

515

0

2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước vệ sinh trường học

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trường học 1

3 xã vệ sinh toàn xã

1.540

1.540

0

0

II

Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn

 

 

840

840

0

0

 1

Tiểu hợp phần 1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

Hỗ trợ 800 hộ gia đình

3 xã vệ sinh toàn xã

840

840

0

0

 2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế

Không triển khai

3 xã vệ sinh toàn xã

0

0

0

0

III

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

 

 

1.351

1.351

0

0

Ngành Y tế

Thực hiện theo kế hoạch

3 xã vệ sinh toàn xã

830

830

0

0

 2

Ngành Nông nghiệp
 & PTNT

Thực hiện theo kế hoạch

3 xã vệ sinh toàn xã

400

400

0

0

Ngành Giáo dục & ĐT

Thực hiện theo kế hoạch

3 xã vệ sinh toàn xã

121

121

0

0

 

Tổng kinh phí: (I+II+III)

 

 

8.881

8.366

515

0

 

 

b. Kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2017

TT

Hợp phần Dự án

Kế hoạch hoạt động

Chỉ tiêu
thực hiện

Kế hoạch tài chính( triệu đồng)

Tổng

Vốn TW

Vốn tỉnh
vay lại

Vốn Tỉnh
đối ứng

I

Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

 

 

76.054

61.510

6.140

8.404

1

Tiểu hợp phần 1. Cấp
 nước cho cộng đồng dân cư

Xây dựng 8 tiểu dự án cấp nước sinh hoạt

4.524 đấu nối

69.804

55.260

6.140

8.404

2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước vệ sinh trường học

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trường học 2:  

7 xã vệ sinh toàn xã

6.250

6.250

0

0

II

Hợp phần 2: Cấp nước nông thôn

 

 

4.196

4.196

0

0

 

Tiểu hợp phần 1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

Hỗ trợ 1.050 hộ gia đình

7 xã vệ sinh toàn xã

1.028

1.028

0

0

 

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trạm Y tế  2

7 xã vệ sinh toàn xã

3.168

3.168

0

0

III

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

 

 

4.079

2.756

0

1.123

 

Ngành Y tế

Thực hiện theo kế hoạch

7 xã vệ sinh toàn xã

2.100

977

0

1.123

 

Ngành Nông nghiệp
 & PTNT

Thực hiện theo kế hoạch

7 xã vệ sinh toàn xã

1.555

1.555

0

0

 

Ngành Giáo dục & ĐT

Thực hiện theo kế hoạch

7 xã vệ sinh toàn xã

224

224

0

0

 

IV

Quản lý, điều phối dự án

 

 

200

 

 

200

 

Tổng kinh phí: (I+II+III+IV)

 

 

84.329

68.462

6.140

9.727

 

 

c. Kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2018

 

Hợp phần Dự án

Kế hoạch hoạt động

Chỉ tiêu
thực hiện

Kế hoạch tài chính( triệu đồng)

Tổng

Vốn TW

Vốn tỉnh
vay lại

Vốn Tỉnh
đối ứng

I

Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

 

 

79.853

68.367

6.311

5.174

1

Tiểu hợp phần 1. Cấp
 nước cho cộng đồng dân cư

Xây dựng hoàn thành 6 tiểu dự án cấp nước sinh hoạt

5.775 đấu nối

68.283

56.797

6.311

5.174

2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước vệ sinh trường học

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trường học 3: 

11 xã vệ sinh toàn xã

11.570

11.570

0

0

II

Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn

 

 

6.508

6.508

0

0

 

Tiểu hợp phần 1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

Hỗ trợ  1.794  hộ gia đình

11 xã vệ sinh toàn xã

1.756

1.756

0

0

 

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trạm Y tế  2

11 xã vệ sinh toàn xã

4.752

4.752

0

0

III

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

 

 

3.553

2.804

0

749

 

Ngành Y tế

Thực hiện theo kế hoạch

11 xã vệ sinh toàn xã

3.288

2.539

0

749

 

Ngành Nông nghiệp
 & PTNT

Thực hiện theo kế hoạch

11 xã vệ sinh toàn xã

100

100

0

0

 

Ngành Giáo dục & ĐT

Thực hiện theo kế hoạch

11 xã vệ sinh toàn xã

165

165

0

0

 

IV

Quản lý, điều phối dự án

 

 

100

 

 

100

 

Tổng kinh phí: (I+II+III+IV)

 

 

90.014

77.679

6.311

 

6.023

 

 

d. Kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2019

TT

Hợp phần Dự án

Kế hoạch hoạt động

Chỉ tiêu
thực hiện

Kế hoạch tài chính( triệu đồng)

Tổng

Vốn TW

Vốn tỉnh
vay lại

Vốn Tỉnh
đối ứng

I

Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

 

 

17.787

15.723

1.747

316

1

Tiểu hợp phần 1. Cấp
 nước cho cộng đồng dân cư

Xây dựng hoàn thành 2 tiểu dự án cấp nước sinh hoạt

1.506 đấu nối

17.787

15.724

1.747

316

2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước vệ sinh trường học

Kết thúc

 

0

0

0

0

II

Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn

 

 

3.261

3.261

0

0

Tiểu hợp phần 1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

Hỗ trợ  904  hộ gia đình

7  xã vệ sinh toàn xã

885

885

0

0

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trạm Y tế 3

7  xã vệ sinh toàn xã

2.376

2.376

0

0

III

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

 

 

2.317

2.317

0

0

Ngành Y tế

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

2.100

2.100

0

0

 2

Ngành Nông nghiệp
 & PTNT

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

52

52

0

0

 3

Ngành Giáo dục & ĐT

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

165

165

0

0

 

IV

Quản lý, điều phối dự án

 

 

100

 

 

100

 

Tổng kinh phí: (I+II+III+IV)

 

 

23.465

21.302

1.747

 

416

 

 

e. Kế hoạch chi tiết thực hiện năm 2020

TT

Hợp phần Dự án

Kế hoạch hoạt động

Chỉ tiêu
thực hiện

Kế hoạch tài chính (triệu đồng)

Tổng

Vốn TW

Vốn tỉnh
vay lại

Vốn Tỉnh
đối ứng

I

Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

 

 

2.616

2.223

247

146

1

Tiểu hợp phần 1. Cấp
 nước cho cộng đồng dân cư

Thực hiện nghiệm thu sau 2 năm hoạt động đảm bảo các đấu nối bền vững

 

2.616

2.223

247

146

2

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước vệ sinh trường học

Kết thúc

 

0

0

0

0

II

Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn

 

 

3.371

3.371

0

0

Tiểu hợp phần 1. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình

Hỗ trợ 694  hộ gia đình

7  xã vệ sinh toàn xã

995

995

0

0

Tiểu hợp phần 2: Cấp nước và vệ sinh trạm Y tế

Thực hiện tiểu dự án vệ sinh trạm Y tế 4

7  xã vệ sinh toàn xã

2.376

2.376

0

0

III

Hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông

 

 

2.315

1.922

0

393

Ngành Y tế

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

2.100

1.707

0

393

Ngành Nông nghiệp
 & PTNT

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

50

50

0

0

 3

Ngành Giáo dục & ĐT

Thực hiện theo kế hoạch

7  xã vệ sinh toàn xã

165

165

0

0

 

IV

Quản lý, điều phối dự án

 

 

100

 

 

100

 

Tổng kinh phí: (I+II+III+IV)

 

 

8.402

7.516

247

 

639

 

 

 

II. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự án.
1. Các nội dung cần được giám sát, đánh giá    
a) Các chỉ số giải ngân (DLI)
- DLI 1.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi (BBC) đã thống nhất; ở cấp tỉnh, huyện, xã.
- DLI 1.2. Số xã đạt “Vệ sinh toàn xã” 35 xã.
- DLI 1.3. Số đấu nối cấp nước hộ gia dình mới xây hoặc cải tạo đang hoạt động 15.244 đấu nối.
- DLI. 2.1. Số hộ gia đình được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước bền vững, được đo lường hai năm sau khi xây hoặc cải tạo 14.000 đấu nối.
- DLI. 2.2. Số xã nơi trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh, được đo lường hai năm sau khi được xây dựng và cải tạo 48 xã.
- DLI 3.1. Số Kế hoạch và Báo cáo Chương trình hàng năm được công bố công khai: 2.
- DLI 3.2. Kế hoạch Xây dựng Năng lực hàng năm phê duyệt cho các ngành  thực hiện: 1kế hoạch.
b) Tuân thủ các Kế hoạch hành động theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình.
- Tăng cường tính minh bạch thông qua việc lưu trữ các thông tin về khiếu nại của người dân có liên quan đến thực hiện Chương trình, được cập nhật ở cấp quốc gia và báo cáo cho NHTG.
- Cải thiện phương thức đấu thầu thông qua việc bảo đảm luật đấu thầu của Chính phủ.
- Xây dựng và thực hiện kiểm toán tài chính và kiểm toán kết quả thực hiện Chương trình.
- Bảo đảm bồi thường thu hồi đất, tái định cư theo quy định.
- Bảo đảm quyền lợi cho người dân tộc thiểu số trong vùng dự án.
2. Các đơn vị thực hiện và phương pháp, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá
a) Các đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá bao gồm các cơ quan chủ quản; Chủ dự án; Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Thế giới, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước về quản lý và sử dụng vốn ODA.
b) Phương pháp giám sát, đánh giá: Thực hiện theo quy định về giám sát, đánh giá đầu tư công:
- Đánh giá đầu Dự án.
- Đánh giá giữa kỳ.
- Đánh giá định kỳ và đột xuất.
- Đánh giá kết thúc.
- Đánh giá tác động dự án
- Đánh giá theo quy định trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình; Các báo cáo hàng qúy, năm theo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Phần 10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

I. Hiệu quả kinh tế-tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và tính bền vững của dự án sau khi kết thúc

1. Hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính:
- Từ góc độ kinh tế, vệ sinh là một đầu tư tốt để thu lại được tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện cho quốc gia; ở Việt Nam, khi đầu tư 1 US$ vào vệ sinh thì sẽ thu lại được từ 2 đến 9,5 US$. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những hoạt động can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất về mặt chi phí và có thể làm giảm lây bệnh đường ruột lên tới 48%, ngay cả khi không có đầu tư về vệ sinh tương ứng. Cải thiện cấp nước cũng dẫn tới cải thiện sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật và tăng hiệu quả sản xuất thông qua giảm thời gian và chi phí lao động.
2. Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội:
- Cải thiện vệ sinh và cấp nước kết hợp với cải thiện hành vi vệ sinh ở các hộ gia đình và tổ chức sẽ giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống địa phương. Theo thành công dài hạn của chương trình, tình trạng thấp còi cũng sẽ giảm. Dự án sẽ giảm tình trạng bệnh sinh ra từ nước và cải thiện điều kiện sống. Năng lực cộng đồng sẽ được nâng cao thông qua việc tham gia Dự án, bao gồm quản lý các hoạt động công cộng.  Năng lực cấp tỉnh sẽ được tăng cường do chương trình tập trung vào lập kế hoạch và báo cáo nhờ hỗ trợ kỹ thuật.
3. Đánh giá tác động môi trường:
- Tác động môi trường tổng thể của Dự án này là tích cực và tác động tiêu cực sẽ hạn chế. Dự án sẽ cải thiện quản lý chất thải con người và do đó giảm ô nhiễm nước mặt, v.v. Tác động trong quá trình xây dựng sẽ được hạn chế do tính chất các công trình xây dựng là nhỏ.
- Khắc phục nguyên nhân chính về thiếu nguồn nước sạch và các phế thải chăn nuôi, dịch bệnh gây ra do các tập quán sinh hoạt không hợp vệ sinh, Dự án tập trung chủ yếu vào xây dựng thêm 35 công trình cấp nước sạch cho trên 50.000 người, tỷ lệ người dân có cơ hội sử dụng nước sạch tăng từ 85% lên 90%; xây dựng 5.238 hố xí hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ số hộ nông thôn có loại hố xí này tăng từ 67% năm 1998 lên đến 75% năm 2020.Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người.
- Góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn khu vực có nguồn nước, giảm thiểu các hoạt động của các hộ dân tác động đến nguồn nước ngầm, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ dựa vào kết quả đầu ra duy trì bền vững dịch vụ cấp nước sạch nông thôn và thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân, là một trong nhiều cách tiếp cận mới, đóng vai trò tích cực hơn trong việc cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Phương thức này hoàn toàn dựa vào nhu cầu của chính đối tượng hưởng lợi (hộ gia đình) và được chính quyền các địa phương ủng hộ. Nghĩa là nhu cầu nước sạch cần được biết trước và các hộ dân phải trung thực về nhu cầu kết nối vào hệ thống thông qua việc thanh toán trước chi phí đấu nối và chấp nhận thanh toán tiền nước mà họ sẽ tiêu thụ sau này. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo kinh phí quản lý, khai thác và vận hành hệ thống vì hộ gia đình, chứ không phải là chính phủ hay tổ chức nào là các nhà đầu tư lớn nhất trong vệ sinh cơ bản. Mặt khác, yếu tố then chốt của Dự án nằm ở chỗ thanh toán kinh phí hỗ trợ cho đơn vị cung cấp dịch vụ, chỉ được thực hiện sau khi họ cung cấp dịch vụ đúng theo yêu cầu cho các đối tượng hưởng lợi, điều này đảm bảo cho chất lượng nước,  tính hợp lý về mặt kỹ thuật cũng như chi phí của các hệ thống dịch vụ.
- Dự án góp phần khống chế được bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống, phát triển bền vững phải được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn Tỉnh.
- Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn diện tích thu hồi nhỏ (khoảng 500 m2 1công trình và chỉ thực hiện đối với các công trình xây dựng mới) vì vậy tác động đến môi trường là không đáng kể. Đối với các công trình vệ sinh trạm y tế và vệ sinh trường học triển khai xây dựng trên mặt bằng sẵn có (các trạm y tế, các trường học) vì vậy không tác động đáng kể đến môi trường.
4. Đánh giá tính bền vững của các hợp phần dự án sau khi kết thúc:
* Tính bền vững dài hạn của chương trình được hỗ trợ thông qua các cơ chế sau:  
- Sử dụng cách tiếp cận dựa trên kết quả đem lại kết quả xứng đáng cho những dự án được thiết kế và giám sát tốt và đem lại lợi ích bền vững.
- Xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật được đưa vào thiết kế dự án.
- Đầu tư lớn vào truyền thông thay đổi hành vi nhằm hỗ trợ đầu tư của cộng đồng vào cải thiện và duy trì vệ sinh.
- Tập trung vào phục hồi/cải tạo các công trình cấp nước và áp dụng cách tiếp cận vận hành và bảo dưỡng được cải thiện.
- Sử dụng cách tiếp cận đáp ứng nhu cầu đối với cấp nước, công nghệ phù hợp và đánh giá mức phí nhằm xác định thiếu hụt về khả năng chi trả.
- Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình cấp nước thực hiện theo quy định của Tỉnh, đảm bảo các dự án sau khi bàn giao đều có các ban quản lý vận hành đủ năng lực, các hộ dân đóng phí sử dụng nước sinh hoạt để đảm bảo có kinh phí cho công tác quản lý và công tác duy tu, bảo dưỡng.
- Đối với các nhà vệ sinh trạm Y tế và nhà vệ sinh trường học sau khi hoàn thành sẽ giao cho trạm trưởng các trạm Y tế và hiệu trưởng các nhà trường tiếp nhận và sử dụng.
- Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn giao theo phân cấp của UBND Tỉnh. Các công trình từ 300 đấu nối trở lên  giao cho doanh nghiệp, công ty cổ phần hoặc đơn vị sự nghiệp quản lý. Các công trình dưới 300 đấu nối giao cho tư nhân, ban quản lý xã hoặc ban quản lý cộng đồng quản lý. Các ban quản lý, tổ quản lý trước khi nhận công trình đều được tăng cường năng lực về quản lý vận hành đảm bảo đáp ứng vận hành bền vững công trình.
-  Trong thời gian và khuôn khổ thực hiện dự án UBND Tỉnh sẽ ban hành khung pháp lý hỗ trợ cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh nông thôn dần từng bước ổn định thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn Tỉnh.
II. Cơ chế theo dõi và đánh giá kết quả tác động của dự án.
 * Các đơn vị tham gia thực hiện sẽ có trách nhiệm đánh giá tác động của dự án, nội dung đánh giá về kết quả, khối lượng hoàn thành, tiến độ thực hiện, năng lực thực hiện và hiệu quả của dự án:
- Đánh giá ban đầu;
- Đánh giá hàng năm: Tiến hàng hàng năm;
- Đánh giá giữa kỳ: Tiến hành sau 2-3 năm thực hiện các hợp phần dự án;
- Đánh giá kết thúc: Tiến hành sau khi các hợp phần dự án hoàn thành đưa vào sử dung;
- Đánh giá đột xuất: Tiến hành khi có những khó khăn, vướng mắc, khi có sự cố hoặc có tác động, phát sinh ngoài dự kiến trong qúa trình thực hiện các hợp phần dự án.
- Đánh giá tác động và hiệu quả của dự án.
* Nguyên tắc đánh giá:
- Đánh giá tại chỗ, chi tiết, công khai và khách quan hoặc có thể thông qua báo cáo của Chủ dự án.

Phần 11. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Cấp Trung ương:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT)

- Là Cơ quan chủ quản của Chương trình, chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về việc tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, thực hiện những cam kết với nhà tài trợ và các quy định về quản lý vốn ODA của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo Chương trình, Trưởng Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban Chỉ đạo gồm: đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội và 21 tỉnh tham gia Chương trình.


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tổng cục Thủy lợi chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc điều phối, quản lý chung việc triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Tiểu hợp phần 1- Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn và các hoạt động liên quan về cấp nước nông thôn của Hợp phần 3.

. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chịu trách nhiệm chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình của ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương thực hiện Tiểu Hợp phần 2 - Hợp phần 1: Cấp nước và vệ sinh trường học; các hoạt động liên quan về cấp nước và vệ sinh trường học của Hợp phần 3; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, đề xuất kế hoạch hàng năm liên quan các hoạt động được giao chủ trì; Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động cấp nước và vệ sinh trường học và cung cấp thông tin về thực hiện Chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

3. Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường Y tế)

- Chịu trách nhiệm chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình của ngành Y tế các địa phương thực hiện Hợp phần 2 - Vệ sinh nông thôn và các hoạt động liên quan về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn của Hợp phần 3; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, đề xuất kế hoạch hàng năm liên quan tới các hoạt động của ngành Y tế thuộc Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về thực hiện Chương trình cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Y tế có thể thành lập Ban Quản lý Chương trình đặt tại Cục Quản lý môi trường Y tế.

4. Uỷ ban Dân tộc:

- Chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông và các hoạt động khác của Chương trình liên quan đến đồng bào dân tộc thuộc hợp phần 3.

5. Kiểm toán Nhà nước:

- Đóng vai trò là Cơ quan Xác minh độc lập chịu trách nhiệm xác minh/thẩm tra các kết quả đạt được của Chương trình, kiểm toán tài chính cho Chương trình này.

6. Tổng cục Thủy lợi (Vụ Quản lý nguồn nước và Nước sạch nông thôn):

- Chịu trách nhiệm trong việc điều phối, hướng dẫn, tổng hợp và đề xuất kế hoạch hàng năm của Chương trình; tổng hợp báo cáo chung kết quả thực hiện Chương trình và điều phối các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho 21 tỉnh. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện so với Kế hoạch hoạt động của Chương trình. Tổng cục Thủy lợi thành lập Bộ phận giúp việc đặt tại Vụ Quản lý nguồn nước và Nước sạch nông thôn để giúp Tổng cục Thủy lợi về việc quản lý, điều phối, hướng dẫn và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong triển khai thực hiện Chương trình.

7. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương về mặt kỹ thuật trong thực hiện Hợp phần cấp nước nông thôn, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ số giải ngân của các tỉnh về cấp nước; hỗ trợ các tỉnh thực hiện giám sát, đánh giá các kết quả liên quan tới cấp nước, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện công tác truyền thông về lĩnh vực nước sạch. Báo cáo Bộ thông qua Tổng cục Thủy lợi kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.

8. Thanh tra Bộ NN-PTNT:

- Thực hiện chức năng thanh tra, có nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát thực hiện về phòng chống gian lận và tham nhũng; Hướng dẫn các tỉnh thành lập cơ sở dữ liệu thông tin về phòng chống tham nhũng và gian lận trong quá trình triển khai Chương trình, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng hợp các thông tin tại 21 tỉnh về phòng chống gian lận và tham nhũng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Thế giới  theo Hiệp định.

9. Ngân hàng chính sách xã hội:

- Chịu  trách nhiệm hướng dẫn Ngân hàng chính sách xã hội của 21 tỉnh trong việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho cấp nước và vệ sinh nông thôn phù hợp với kế hoạch thực hiện Chương trình.

II. Cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Là Cơ quản chủ quản Dự án “mở rộng quy mô và nước sạch dựa theo kết quả”, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, phân giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; Chịu trách nhiệm hoàn thành các kết quả đầu ra của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Cơ quan, đơn vị được UBND Tỉnh giao thường trực dự án là cơ quan điều phối dự án ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch dự án của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành trong quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của tỉnh; tổng hợp, báo cáo về các kết quả chỉ số giải ngân hàng năm của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; chủ trì quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần 1 cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; và các hoạt động liên quan về cấp nước nông thôn của Hợp phần 3. Rà soát danh mục các công trình cấp nước nông thôn đã đề xuất của tỉnh, xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Tổng cục Thủy lợi) để chuẩn bị cho việc lập dự án đầu tư công trình cấp nước nông thôn của tỉnh.

3. Sở Y tế:

- Là cơ quan hướng dẫn và thực hiện cac hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giám sát đánh giá các chỉ tiêu về vệ sinh cũng như dám sát chất lượng nước ăn uống sinh hoạt trong dự án. 

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Là cơ quan chủ đầu tư  về vệ sinh ở trường học và truyền thông nâng cao năng lực vệ sinh và nước sạch cho trường học phải hợp tác chặt chẽ với Trung tâm nước sinh hoạt & VSMT NT về cung cấp nước sạch ở trường học cũng như hỗ trợ trường học vận hành và bảo dưỡng các công trình nước và vệ sinh. Sử dụng Ban quản lý của đơn vị để thực hiện các công trình cấp nước và vệ sinh trường học.

- Có trách nhiệm mở tài khoản nhánh để triển khai thực hiện Chương trình.

5 Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Thẩm định các kế hoạch thực hiện dự án, thẩm định nguồn vốn thực hiện dự án theo quy định về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

6. Sở Tài chính:

- Quản lý nguồn vốn thực hiện dự ántheo quy định về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Có trách nhiệm cân đối và bố trí nguồn vốn của tỉnh hàng năm để trả nợ nguồn vốn vay lại của Ngân hàng thế giới cũng như nguồn vốn đối ứng của Tỉnh thực hiện dự án theo kế hoạch hàng năm.

7. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh:

- Có kế hoạch hàng năm hỗ trợ vay vốn cho người dân nông thôn ở các vùng của dự án theo quy định.

8. Kho bạc nhà nước tỉnh:

- Quản lý và kiểm soát chi nguồn vốn thực hiện dự án.

10. Trung tâm Nước SH&VSMTNT:

- Là cơ quan thường trực của Ban điều phối Dự án, là cơ quan chủ đầu tư thực hiện tiểu hợp phần cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh và các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực về nước sạch nông thôn. Sử dụng Ban quản lý của đơn vị để thực hiện đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Làm chủ tài khoản nguồn để triển khai thực hiện Chương trình theo sự phân giao của UBND tỉnh.

11. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

- Tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch hằng năm về vệ sinh nông thôn và truyền thông thay đổi hành vi, là cơ quan chủ đầu tư thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh và truyền thông nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh nông thôn. Sử dụng Ban quản lý của đơn vị thực hiện đầu tư các công trình vệ sinh và cấp nước cho trạm y tế.

- Có trách nhiệm mở tài khoản nguồn để triển khai thực hiện Chương trình.

12. Ban điều phối thực hiện dự án

- Do Sở Nông nghiệp & PTNT thành lập có trách nhiệm giúp Sở NN & PTNT điều phối,  giám sát các hoạt động của Dự án và đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng theo luật xây dựng và đúng theo các quy định của sổ tay hướng dẫn của Chương trình.

13. UBND các huyện

- Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng, thu đối ứng của người dân thực hiện các công trình cấp nước sinh hoạt (nếu có). Kiện toàn các ban quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện được giao quản lý. Chỉ đạo UBND các xã vận động người dân nông thôn tham gia vệ sinh và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

III. Cơ chế phối hợp thực hiện dự án

1. Giữa Trung ương với tỉnh

- Ủy ban nhân dân tỉnh (cơ quan chủ quản dự án) có trách nhiệm tổng hợp báo cáo các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch & ĐT, Tài chính các kết quả thực hiện hàng năm về chỉ tiêu thực hiện và nguồn vốn thực hiện dự án.

2. Giữa tỉnh với Ngân hàng thế giớ.

- Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ tăng cường tính minh bạch bằng cách duy trì các cơ sở dữ liệu về khiếu nại và trả lời khiếu nại của người hưởng lợi phản hồi đối với các cơ quan thực hiện và trả lời các phản hồi đó. Tổng hợp và báo cáo với Ngân hàng thế giới.
3. Giữa các cơ quan chủ đầu tư thực hiện với các ngành.
- Các đơn vị được giao chủ đầu tư thực hiện các dự án thành phần phối hợp để đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của dự án, đảm bảo hoàn thành 35 xã vệ sinh toàn xã.
- Các đơn vị được giao chủ đầu tư thực hiện các dự án thành phần có trách nhiệm báo cáo Sở NN & PTNT, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến độ thực hiện các dự án thành phần và công tác giải ngân nguồn vốn.

Phần 12. TỔNG VỐN CỦA DỰ ÁN

I. Tổng nguồn vốn của Dự án

* Tổng nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2016-2020: 215.090 triệu đồng (9.780.375 USD), Trong đó:
- Vốn vay từ ngân hàng thế giới: 198.285 triệu đồng (9.016.233 USD), trong đó:
+ Vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 183.325 triệu đồng (8.335.890 USD).
+ Vốn tỉnh Thái Nguyên vay lại: 14.960 triệu đồng (680.000 USD).
- Ngân sách Tỉnh đối ứng: 16.805 triệu đồng (764.142 USD)
- Chi tiết nguồn vốn đối ứng của Tỉnh: 16.805 triệu đồng, trong đó:
+ Sử dụng cho Tiểu hợp phần 1 thuộc hợp phần 1: Cấp nước nông thôn 14.040 triệu đồng đối ứng theo quy định của Bộ NN & PTNT tại Quyết định số 3102/Q Đ-BNN-HTQT. Phương án đề xuất là ngân sách Tỉnh 50%, vốn khác 50%).
+ Sử dụng cho tiều hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông 2.265 triệu đồng đối ứng theo quy định của Bộ NN & PTNT tại Quyết định số 3102/QĐ-BNN-HTQT Phương án đề xuất là ngân sách Tỉnh hỗ trợ 100%).
+ Sử dụng 500 triệu đồng cho công tác điều phối, quản lý các hoạt động thực hiện dự án.
- Nguồn vốn dự phòng 5% được tính tổng hợp trong các công trình cấp nước, các công trình vệ sinh trạm Y tế, các công trình vệ sinh trường học các nội dung khác không có chi phí dự phòng.

II. Các cơ sở tính toán tổng nguồn vốn

- Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn suất đầu tư cho 1 đấu nối được tính dựa trên các công trình cấp nước tương tự đang thực hiện ở khu vực tương đương trên địa bàn Tỉnh. Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt xây mới sử dụng nguồn nước ngầm suất đầu tư cho 1 đấu nối từ 18 đến 22 triệu đồng, đối với các công trình cấp nước sinh hoạt xây mới sử dụng nguồn nước mặt suất đầu tư cho 1 đấu nối từ 15 đến 18 triệu đồng, đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nâng cấp, mở rộng suất đầu tư cho 1 đấu nối từ 8 đến 13 triệu đồng.

- Đối với các công trình vệ sinh trường học và vệ sinh trạm Y tế giá trị xây dựng 1 công trình được lấy từ giá trị các công trình đã thực hiện năm 2015 trên địa bàn Tỉnh từ 250 đến 270 triệu đồng cho 1 công trình vệ sinh trường học, 260 đến 300 triệu cho 1 công trình vệ sinh trạm Y tế .
- Mức hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh thực hiện theo mức hỗ trợ của Chương trình MTQG Nước sạch & VSMT NT giai đoạn 2012-2015 khoảng 1.300.000 nghìn đồng cho 1 hộ dân.
II. Khả năng cân đối và huy động vốn đối ứng của Tỉnh cho dự án.
- Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tổng số vốn đối ứng 26.323 triệu đồng 50% thực hiện từ các nguồn vốn khác nhau, 50% còn lại sẽ lấy từ ngân sách của Tỉnh hoặc vốn hỗ trợ đối ứng từ Trung ương.
- Đối với truyền thông do ngành Y tế thực hiện tổng số vốn đối ứng 2.265 triệu đồng 100% lấy từ ngân sách của Tỉnh hoặc vốn hỗ trợ đối ứng từ Trung ương.
- 500 triệu đồng dành cho công tác quản lý điều hành thực hiện dự án.

Phần 13. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

- Thực hiện theo công văn số 6529/BTC-QLN, ngày 16/05/2016 của Bộ Tài chính  V/v hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính “Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” do WB tài trợ.

I. Đối với Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn

1. Cơ chế tài chính trong nước đối với hợp phần cấp nước thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 về việc phê duyệt danh Mục dự án Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới, cụ thể như sau:

- Nguồn vốn vay WB tài trợ 90% chi phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung của địa phương, trong đó:
* 80% chi phí xây dựng công trình cấp nước tập trung được Ngân sách Trung ương cấp phát từ nguồn vốn vay WB hỗ trợ có Mục tiêu cho ngân sách tỉnh;
* 10% chi phí xây dựng công trình cấp nước tập trung do Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) vay lại từ Chính phủ theo các Điều kiện quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- 10% chi phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung do UBND tỉnh bố trí từ vốn ngân sách địa phương, vốn huy động của dân và nguồn vốn hợp pháp khác.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT cân đối vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm, bảo đảm bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ dự án.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tài trợ cho hoạt động cấp nước. Quy trình lựa chọn và xét duyệt các công trình đầu tư thực hiện theo quy định tại Văn kiện Chương trình và các quy định liên quan.

2. Các điều kiện cho UBND tỉnh vay lại như sau:

+ Người vay lại: UBND tỉnh;
+ Trị giá vay lại: 10% chi phí xây dựng công trình cấp nước tập trung (tương đương 1/9 chi phí vốn vay WB giải ngân cho Tiểu Hợp phần 1, Hợp phần 1);
+ Đồng tiền vay lại: USD (đồng tiền WB giải ngân);
+ Lãi suất: 2%/năm;
+ Thời hạn vay: bằng thời hạn Chính phủ vay WB là 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn. Trường hợp trả nợ gốc nhanh gấp đôi, Khoản vay lại có thời hạn 15 năm, trong đó có 5 năm ân hạn, 10 năm trả gốc.
+ Thời Điểm nhận nợ: là thời Điểm vốn WB giải ngân được Bộ Tài chính chuyển tiền từ tài Khoản mở tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước về tài Khoản tiếp nhận vốn cấp tỉnh.
+ Kỳ hạn trả nợ gốc: gồm 2 kỳ, vào các ngày 1/5 và 1/11 hàng năm.
- Hợp đồng vay lại: Trường hợp WB áp dụng Điều kiện trả nợ nhanh với Việt Nam, các Điều Khoản và Điều kiện của Khoản vay lại được tự động Điều chỉnh tương ứng áp dụng Điều Khoản trả nợ nhanh theo nguyên tắc IDA áp dụng đối với Chính phủ Việt Nam. Bộ Tài chính và UBND các tỉnh tham gia Chương trình ký Hợp đồng cho vay lại, trong đó sẽ xác định số vốn cho vay lại của từng tỉnh trên cơ sở mức vốn vay được phân bổ theo Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 4/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới và các Điều kiện vay lại cụ thể.
- Thẩm định khả năng trả nợ của UBND tỉnh: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị lien quan chuẩn bị hồ sơ gửi Bộ Tài chính thẩm định năng lực trả nợ của ngân sách địa phương đối với nguồn vốn ODA, báo cáo tình hình vay nợ của UBND tỉnh chi Tiết theo dự án, chủ nợ, kế hoạch giải ngân theo từng năm và nguồn cân đối để trả nợ trong suốt vòng đời Khoản vay; văn bản của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép vay lại từ Ngân sách Trung ương để hoàn thiện dự án; phương án sử dụng vốn và phương án trả nợ Khoản vay lại theo phương án trả nợ nhanh (thời hạn vay 15 năm, trong đó có 5 năm ân hạn, 10 năm trả nợ gốc) do UBND tỉnh phê duyệt; kế hoạch ngân sách địa phương trong năm ký Thỏa thuận vay nước ngoài.

II. Đối với Tiểu Hợp phần 2- Hợp phần 1, Hợp phần 2 và 3

- Căn cứ quy định hiện hành về quản lý vốn vay nước ngoài của Chính phủ, các hoạt động đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh Trường học và Trạm Y tế , hỗ trợ truyền thông, tăng cường năng lực, quản lý, giám sát sử dụng vốn NHTG thuộc các Hợp phần 2 và 3 không có khả năng thu hồi vốn và được áp dụng cơ chế cấp phát, cụ thể như sau:

- Vốn có tính chất đầu tư xây dựng: nguồn vốn NHTG giải ngân để xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh Trường học và Trạm Y tế sử dụng nguồn vốn NHTG được thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương với tỷ lệ 100%;
- Vốn hành chính sự nghiệp: Chương trình hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách sau khi xây dựng nhà tiêu mới hợp vệ sinh của Chương trình với mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 50 USD/nhà tiêu, phần còn lại hộ gia đình tự bỏ kinh phí, nhân công; nguồn vốn NHTG giải ngân cho các hoạt động hỗ trợ truyền thông, tăng cường năng lực, quản lý, giám sát thuộc Hợp phần 2 và Hợp phần 3 thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát, hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách Tỉnh.
- UBND Tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ vốn theo đúng bản kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm và theo văn kiện Chương trình đã được phê duyệt, đồng thời phải đảm bảo đủ vốn cho các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường theo Kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi đã được phê duyệt.
* Ghi chú:
- Dự kiến phân bổ nêu trên có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả thực hiện được đánh giá dựa trên các kết quả.

III. Vốn vay ngân hàng thế giới

* Tổng nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2016-2020: 215.090 triệu đồng (9.780.375 USD), Trong đó:
- Vốn vay từ ngân hàng thế giới: 198.285 triệu đồng (9.016.233 USD), trong đó:
+ Vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 183.325 triệu đồng (8.335.890 USD).
+ Vốn tỉnh Thái Nguyên vay lại: 14.960 triệu đồng (680.000 USD).
IV. Vốn đối ứng của Tỉnh:
- Ngân sách Tỉnh đối ứng: 16.805 triệu đồng (764.142 USD)
- Chi tiết nguồn vốn đối ứng của tỉnh: 16.805 triệu đồng, trong đó:
+ Sử dụng cho Tiểu hợp phần 1 thuộc hợp phần 1: Cấp nước nông thôn 14.040 triệu đồng đối ứng theo quy định của Bộ NN & PTNT tại Quyết định số 3102/Q Đ-BNN-HTQT. Phương án đề xuất là ngân sách tỉnh 50%, vốn khác 50%).
+ Sử dụng cho tiều hợp phần 3: Nâng cao năng lực truyền thông 2.265 triệu đồng đối ứng theo quy định của Bộ NN & PTNT tại Quyết định số 3102/QĐ-BNN-HTQT Phương án đề xuất là ngân sách Tỉnh hỗ trợ 100%).
+ Sử dụng 500 triệu đồng cho công tác điều phối, quản lý các hoạt động thực hiện dự án.
Ghi chú: tỷ giá quy đổi 21.992 VND=1USD.