Chiều 20/4, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã họp báo giới thiệu di sản ca trù đang được đề nghị UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Theo Giáo sư Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, ca trù của Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Thứ nhất là về các đào nương - những người trình diễn các làn điệu ca trù. Việc đào nương học tập, thực hành cho đến khi trưởng thành đánh dấu bằng lễ mở xiêm y là quá trình khắt khe và lâu dài. Hiện tại Việt Nam chỉ còn 21 nghệ nhân hát ca trù đều đã cao tuổi và chỉ 12 trong số đó có khả năng truyền dạy ca trù cho các thế hệ kế cận. Nếu các nghệ nhân không thể truyền dạy lại cho hậu thế thì ca trù hoàn toàn có thể biến mất.
Thứ hai là ca trù đang quá xa đối với đời sống cộng đồng dân cư. Công chúng không thể hiểu ca trù và có rất ít, thậm chí không có cơ hội tiếp cận ca trù dẫn tới tình trạng ca trù không còn chỗ đứng trong đời sống xã hội.
Cùng với hai nguy cơ đó, không gian dành cho biểu diễn ca trù là ở đình làng, cung vua phủ chúa và tư gia đều không còn tồn tại. Hiện nay ca trù chỉ còn duy nhất không gian biểu diễn là ở ca quán.
Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch gửi tới UNESCO ngày 13/3. Sau đó, UNESCO đã yêu cầu phía Việt