Giao lưu trực tuyến về Phòng, chống tác hại của thuốc lá

08:47, 12/10/2018

Chương trình giao lưu trực tuyến về "Phòng, chống tác hại của thuốc lá" đang được tổ chức tại trường quay Báo Thái Nguyên điện tử. 

Tại địa chỉ http://giaoluu.baothainguyen.vn/

 

Khách mời tham gia chương trình gồm:

+ Tiến sĩ, bác sỹ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;

+ Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên;

+ Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên.

 

Xin mời các độc giả gọi điện thoại đến số 0208 3654 065 - 0913 313 064;

gửi câu hỏi đến với chương trình.
Email: giaoluutructuyen@baothainguyen.vn hoặc đặt câu hỏi trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Thời gian diễn ra cuộc giao lưu từ 8 giờ đến 11 giờ 15 phút ngày 12/10/2018. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 70 câu hỏi của các độc giả gửi về cho chương trình. Tuy thời gian có hạn, nhiều câu hỏi trùng lặp nhau, nhưng các vị khách mời đều trả lời đầy đủ và chi tiết những câu hỏi. Dưới đây là nội dung tổng hợp lại 1 số câu hỏi đã được các vị khách mời trả lời trực tiếp trong buổi giao lưu:

 

Mai Hùng Cường: Có nên thực hiện việc xử phạt “nguội” đối với người hút thuốc lá nơi công cộng, qua các hình ảnh ghi lại?

Ông Đinh Quang Hùng 
Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên.

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 11:02

Việc xử phạt "nguội" hành vi hút thuốc lá đối với người có hành vi hút thuốc lá tại những khu vực cấm hiện nay trên thế giới nhiều nước đẫ thực hiện từ cách đây hàng chục năm không chỉ có những hành vi hút thuốc lá tại các khu vực cấm mà còn xử phạt nhiều hành vi khác như rả rác không đúng nơi quy định, ô tô vượt đèn đổ, đi sai làn đường. Ở nước ta đã có một số thành phố đẫ tiền hành xử phạt "nguội" những hành vi trên trên cụ thể như thành phố Đà Nẵng, thành phố Quảng Ninh. Muốn thực hiện được hình thức xử phạt "nguội" thì cần có nhiều yếu tố như hạn tầng cần được đảm bảo như những vị trí cấm hút thuốc cần có đèn đủ sáng để nhận được rõ mặt người vi phạm, cẩm phải có đủ lượng camera để theo dõi và chính quyền vào cuộc một cách quyết liệt thì việc xử phạt " nguội " là khả thi và cần thiết

Chu Văn Thông: Tại sao nhiều người biết rõ những tác hại do thuốc lá gây ra mà vẫn thản nhiên hút rất nhiều thuốc?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:41

Mặc dù biết tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người vẫn hút thuốc lá vì họ đã nghiện thuốc lá do nhiều lý do khác nhau như do nghèo đói, do áp lực xã hội, do thiếu sự giáo dục, do sự hiếu kỳ ... hơn nữa hành động hút thuốc đã bị cấm ở rất nhiều khu vực công cộng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Mọi người tiêu dùng đều biết thói quen này là không lành mạnh.

Ngô Văn Khôi: Khó khăn khi điều trị tăng huyết áp ở những người còn hút thuốc lá?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:23

Khó khăn khi điều trị tăng huyết áp ở những người còn hút thuốc lá rất lớn vì giữa hút thuốc và các bệnh lý tim mạch có mối liên quan đặc biệt. Chỉ riêng hút thuốc lá cũng đã là một yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng gây ra các bệnh lý tim mạch. Nhưng khi hút thuốc ở những người có kèm theo các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì hoặc người có yếu tố gia đình bị bệnh tim mạch thì tác hại của thuốc lá sẽ gấp lên rất nhiều lần chứ không chỉ đơn thuần là tác dụng cộng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, nicotine chỉ là một trong 4.000 thành phần có hại tìm thấy được trong thuốc lá. Do vậy, những loại thuốc được quảng cáo có lọc nicotine cũng không làm giảm đáng kể nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Đào Minh Tùng: Trẻ hút thuốc thụ động dễ bị một số bệnh nguy hiểm nào?

Ông Nguyễn Ngọc Minh 
Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 10:20

Tác hại của khói thuốc lá đến trẻ em Trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ. Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc người đó hút thuốc càng nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải nhập viện. Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra: 1. Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) Tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần. 2. Viêm phế quản Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… Nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. 3. Hen suyễn Trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên. 4. Hơi thở ngắn Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu. 5. Nhiễm trùng tai Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng. 6. Ung thư Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể. 7. Dễ bị cảm lạnh Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 8. Ho Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho. 9. Viêm họng Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng. 10. Hôi miệng Những trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ dễ bị hôi miệng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ khi lớn lên. 11. Khàn giọng Trẻ nhỏ sẽ bị khàn tiếng nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển và nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc trước đó thì giọng nói của trẻ sẽ bị khàn. Lấy lại giọng nói bình thường sau khi trưởng thành là một điều rất khó.

Chu Văn Thông: Thuốc lá tác hại như thế nào với bệnh nhân ung thư?

Tiến sĩ, bác sỹ Ngô Thị Tính 
Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:10

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người nói chung và đối với bệnh nhân ung thư nói riêng vì trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu

Nguyễn Khải Văn: Tôi được biết hợp chất hóa học urê là một thành phần chủ yếu trong nước tiểu, được sử dụng để gia tăng mùi thơm cho thuốc lá. Xin hỏi hợp chất này ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:19

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phần lớn những người hút thuốc đều không hiểu rõ, tận tường về những mối nguy cơ sức khỏe mà thuốc lá có thể gây ra. Họ chỉ hiểu chung chung hút thuốc lá là nguy hại. Rất nhiều trong số những người sử dụng thuốc lá chỉ kể được bệnh có liên quan là ung thư phổi mà không kể được tên của những căn bệnh khác. Họ cũng không biết rằng hút thuốc cũng gây bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều căn bệnh khác, bao gồm nhiều dạng ung thư khác. Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Dưới đây là một số chất độc kinh hoàng có trong khói thuốc được các nhà khoa học chỉ ra, cụ thể Ammonia (Ure): Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thich tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng để tăng cường tác động gây nghiện của Nicotine.

Lâm Văn Hà: Có phải hầu hết những người mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu đều hút thuốc lá không thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:06

Bệnh tắc nghẽn mạch máu do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân gặp nhiều là do hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình vữa xơ động mạch từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi… Hút thuốc gây ra vữa xơ động mạch theo nhiều cơ chế: Trước hết nó làm tăng nồng độ chất carbon monoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá), là chất làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa; hút thuốc làm giảm chất HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch. Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu vì vậy sẽ dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Cuối cùng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não. Hút thuốc cũng làm cho lớp tế bào nội mạc mạch (lớp tế bào lát trong thành mạch) bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi, từ đó dễ dàng hình thành mảng xơ vữa dưới lớp nội mạc. Các nghiên cứu cho thấy, khi dừng hút thuốc làm tăng nồng độ chất HDL-cholesterol, giảm chất LDL-cholesterol và làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch.

Lâm Văn Hà: Tôi hút thuốc trong nhà nhưng bên cửa sổ và tất nhiên là cửa sổ mở, như vậy những người trong gia đình tôi có phải hút thuốc lá thụ động không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:17

Hút thuốc thụ động hoặc hít khói thuốc thụ động (tiếng Anh: passive smoking, secondhand smoking hoặc exposure to environmental tobacco smoke, viết tắt: ETS exposure) là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động. do đó trường hợp gia đình bạn là trường hợp hút thuốc lá thụ động

Nguyễn Thị Hạnh Vân: Thuốc lá độc hại khi được đốt cháy, nghĩa là khói thuốc lá mới là thủ phạm gây nguy hại cho sức khỏe con người, vậy tại sao khi hút thuốc lá điện tử không có khói mà lại nói thuốc lá điện tử độc hại không kém gì thuốc lá thông thường?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 10:02

Thốc lá điện tử độc hại không kém thậm trí còn độc hại hơn thuốc lá thông thường vì theo chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam phân tích, trong thuốc lá điện tử sử dụng nicotin là chất gây nghiện mạnh. Hơn nữa, chất lượng nicotin được sử dụng trong thuốc lá điện tử hiện nay chưa được kiểm soát, vì vậy, một số sản phẩm có thể chứa các chất độc nguy hiểm khác.

Hoàng Văn Miên: Thế nào là địa điểm công cộng? Thế nào là địa điểm trong nhà?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 10:05

Điều 2 khoản 7,9 Luật PCTH của thuuocs lá giải thích từ ngữ như sau: Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người. Trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.

Nguyễn Văn Phòng: Xin hỏi mô hình điểm "Khu du lịch không khói thuốc" tại khu du lịch vùng hồ Núi Cốc đến nay đã có kết quả như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:58

Xây dựng mô hình khu du lịch không khói thuốc lá là mô hình rất tốt đã được nhiều tỉnh xây dựng thành công như Thành phố Hội An.. Năm 2018, Thái Nguyên được sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế hỗ trợ xây dựng mô hình này. Đầu mối cho hoạt động này là Ban quản lý Khu du lịch vùng Hồ núi cốc, tuy nhiên năm 2018 do biến động về tổ chức cơ quan này hiện đã giải thể và sáp nhập các bộ phận chuyên môn vào nhiều đơn vị khác nhau nên kế hoạch xây dựng mô hình khu du lịch không khói thuốc lá tại vùng Hồ núi cốc sẽ tiếp tục triển khai muộn nhất trong năm 2019.

Lâm Văn Tuyến: Có địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá không?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 10:00

Điều 12 - Luật PCTH của thuốc lá quy định. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. 4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Lâm Văn Tuyến: Tôi hay phải làm việc về đêm và công việc căng thẳng nên phải hút thuốc lá, có cách nào để tôi thay đổi hành vi này?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:53

Làm việc ban đêm và công việc căng thẳng không có nghĩa là sử dụng thuốc lá để giảm bớt. đây là quan điểm sai lầm vì trong khói thuốc lá rất nhiều chất độc hại với gần 7000 chất độc hóa học và 69 chất gây ung thư. do vậy bạn nên từ bỏ hút thuốc lá ngay hôm nay. Bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn bỏ thuốc lá miễn phí đặt tại Bệnh viện Bạch mai Hà Nội. số điện thoại 18006606

Nguyễn Thị Mai Huyền: Bác sĩ cho tôi hỏi, những thực phẩm thông thường nào ăn thường xuyên có thể giảm thiểu tác hại của thuốc lá trong cơ thể người hút thuốc lá lâu năm?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:47

Thường xuyên ăn các thức ăn giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch chống đỡ lại với các bệnh. Tuy nhiên để giảm thiểu tác hại của thuốc lá chỉ có biện pháp hữu hiệu nhất là từ bỏ thuốc lá.

Nguyễn Đình Mừng: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những địa phương nào đã xây dựng thành công mô hình điểm “Chi hội nông dân nói không với thuốc lá”?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:48

Tại Thái nguyên, trong những năm qua đã thực hiện xây dựng thành công các mô hình "trường học không khói thuốc" " nhà máy xí nghiệp không khói thuốc" Đối với mô hình " chi hội nông dân nói không với thuốc lá hiện nay Ngành Y tế Thái Nguyên mới đang phối hợp với Hội nông dân tỉnh xây dựng mô hình này tại các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh.

Hoàng Văn Bốn: Chồng tôi dạo này chuyển từ thuốc lá sang hút thuốc lào, anh ấy cho rằng khói thuốc lào ít độc hại cho cơ thể hơn? Như vậy đúng hay không ạ?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:36

Trước hết xin khẳng định với bạn, dù hút thuốc lào hay thuốc lá thì đều có hại cho sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Cả hai loại thuốc này đều dẫn đến khả năng ung thư phổi, ung thư vòm họng, nhồi máu cơ tim…. Đối với thuốc lào: Thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica, là một loại thực vật thuộc chi thuốc lá. Loại cây này có hàm lượng nicotin rất cao. Về tác hại của thuốc lào cũng tương tự như thuốc lá, ngoài việc tạo mùi ô nhiễm, mất vệ sinh, nó còn gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho cả người hút chủ động và thụ động. Ngoài ra, trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 – 10% có thể tới 16%. Khi thuốc lào đốt cháy sẽ tạo ra 56 loại chất độc khác nhau, trong số đó nguy hiểm nhất là chất benzopyren. Trong khói thuốc có nhiều loại chất độc hại khác ...

Nguyễn Văn Sáu: Tôi đang mang thai trong khi đó chồng tôi lại thường xuyên hút thuốc trong nhà. Tôi nói khói thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chồng tôi bảo không có căn cứ khoa học. Xin cho biết tôi nên giải thích như thế nào để chồng tôi hiểu và thay đổi hành vi xấu này?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:45

Theo nhiều nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ hít phải khói thuốc có nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài nicotine, hơn 7000 chất độc khác được tìm thấy trong thuốc lá có thể tác động đến cơ thể mẹ và thai nhi. Không chỉ thể, hít phải khói thuốc lá làm giảm khả năng thụ thai ở khoảng 13% phụ nữ. “Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu thêm gần 50%. Thời gian phơi nhiễm, lượng tiếp xúc và tuổi của mẹ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh khi tiếp xúc với khói thuốc lá” Các bệnh lý sau sinh có liên quan đến hút thuốc trong thời kỳ mang thai bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng đường hô hấp (như viêm phế quản, viêm phổi), hen, dị ứng, viêm tai giữa, đau bụng, viêm tiểu phế quản, tầm vóc ngắn, giảm tập trung chú ý, tăng động, béo phì ở trẻ em và giảm hiệu suất học tập. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa rất nhiều các thông tin về tác hại của thuốc lá bạn nên khuyên chồng tìm hiểu thêm các thông tin này và thực hiện đúng các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Trương Văn Huỳnh: Những hiện tượng nào cho thấy một người đã nghiện thuốc lá?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:25

Người nghiện thuốc lá được đánh giá hút điều thuốc lá đầu tiên trong vòng 5 phút ngay sau khi thức dậy là nghiện rất nặng, trong khoảng 5 - 15 phút là nghiện nặng và thời gian sau 15 phút là nghiện tùy từng mưc độ hút...

Văn Nghiệp Hùng: Hút nhiều hay ít thuốc lá trong một ngày mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe có khác nhau không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:28

Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau giữu số lượng điếu thuốc lá hút và thời gian hút. theo nghiên cứu cứ hút 01 điếu thuốc lá sẽ giảm thời gian sống là 3 giây.

Lâm Văn Tuyển: Các hãng sản xuất thuốc lá điện tử quảng cáo rằng sản phẩm này có ít chất gây hại hơn so với thuốc lá thông thường. Điều này đúng hay sai?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:34

Các nghiên cứu khoa học cho thấy “Mặc dù khói thuốc lá điện tử có ít chất gây ung thư hơn khói thuốc lá truyền thống, những người hút thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi, bàng quang và các bệnh tim cao hơn những người không hút thuốc” do đó tốt nhất nên từ bỏ sử dụng thuốc lá cũng như các sản phẩm từ thuốc lá.

Trần Trung Dũng: Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ bao nhiêu bao trở nên thì bị xử lý hình sự?

Mai Lan Nguyễn Anh: Tôi đi du lịch và mua 50 bao thuốc lá từ Thái Lan về, đến sân bay tôi bị tịch thu toàn bộ số thuốc trên? Xin hỏi nhân viên sân bay làm vậy đúng hay sai? Vì sao?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 09:32

Nhân viên sân bay tịch thu 50 bao thuốc lá của anh là đúng quy định của pháp luật vì điều 25 nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợ người tiêu dùng

Hoàng Trần Nhiên: Shisha có phải là thuốc lá không?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 09:26

Shisha là thuốc lá vì trong shisha có chất nicotin là chất giây nghiện

Bế Đình Phan: Tại sao nhiều người sau khi các thuốc lá thường xuất hiện tượng theo chiều hướng xấu cho sức khỏe?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:15

Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cai thuốc lá xuất hiện chiều hướng xấu cho sức khỏe, các nghiên cứu cho thấy: Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ thuốc lá không phải là chuyện dễ dàng nhưng cũng có nhiều người đã nỗ lực thành công và nhận lại những lợi ích sức khỏe bất ngờ

Nguyễn Thị Thu Trang: Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ trung bình điều đó đúng hay sai? Nếu đúng, thông thường người hút thuốc có tuổi thọ ngắn hơn bao lâu so với người không hút thuốc?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:18

Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong có thể phòng tránh được.50% số người hút thường xuyên chết vì thuốclá. Những người hút thuốc lá giảm thọ từ 8-23 năm. Thế giới mỗi năm 6 triệu người chết. Thế kỷ 20: 100 triệu người chết do thuốc lá. Thế kỷ 21: ước tính 1 tỷ người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu hút 01 điếu thuốc lá có thể giảm tuổi thọ là 3 giây.

Nguyễn Hải: Tôi hiểu chung rằng, thuốc lá có hại đến phổi của người hút và người hít phải nhưng không hiểu rõ sức khỏe sẽ bị tàn phá thế nào?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:09

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy, ảnh hưởng đến sinh sản v.v.

Trần Văn Lâm Nguyễn: Tôi vừa được biết theo Luật có khu vực cấm hút thuốc trong nhà. Đây là khu vực nào? tôi hút trong nhà tôi có vi phạm luật không? Trong trường hợp vi phạm về hút thuốc lá ở nơi bị cấm thì mức phạt được quy định thế nào?

Trần Lâm Nhật: Hút thuốc lá điện tử có ảnh hưởng đến người xung quanh không?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:21

Thuốc lá điện tử có chứa chất nicotine. Chất này sẽ qua thuốc lá điện tử vào cơ thể con người vẫn là nicotine giống thuốc lá điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện cùng các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động). Do đó những người xung quanh đều bị ảnh hưởng của khói thuốc lá điện tử.

Hoàng Tuấn Anh: Cho biết người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 09:23

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xử lý người có hành vi vi phạm luật phòng chống tác hại của thuốc lá theo nghị định 176/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo điều 23, điều 24, điều 25,Điều 26 và Điều 27

Nguyễn Tuấn Hoàng: Xin cho biết, nghĩa vụ của người hút thuốc lá?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 08:49

Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Nghĩa vụ của người hút thuốc lá, cụ thể như sau 1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi. 3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Tú Tâm: Những nội dung truyền thông, thông tin và giáo dục về phòng chống tác hại thuốc lá gì?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:14

Theo điều 10, khoản 2 quy định nội dung truyền thông, thông tin và giáo dục truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm những nội dung sau: a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội; c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội; d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tú Tâm: Có loại thực phẩm nào giúp giảm bớt cảm giác thèm Nicotine trong thuốc lá không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:07

Không có loại thực phẩm nào giúp giảm bớt cảm giác thèm Nicotine trong thuốc lá cả vì cơ chế nghiện thuốc lá là nghiện chất Nicotine trong thuốc lá, cơ thể sẽ không sản sinh ra Nicotine khi bạn hút thuốc lá.

Chu Văn Giang: Tôi nên làm gì khi ngay sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ tôi đều phải hút thuốc, nếu không hút cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi và mất ngủ?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:21

Anh nên bỏ hoàn toàn thuốc lá, cơ thể sẽ đáp ứng dần dần Anh sẽ hết uể oải, mỏi mệt và mất ngủ...

Chu Văn Giang: Em nên làm gì khi bạn bè trong lớp rủ rê, thậm chí khích bác và ép buộc em hút thuốc lá khi em không muốn?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:02

theo Điều 9, khoản 9 Luật Phòng, chống chống tác hại của thuốc lá quy định Các hành vi bị nghiêm cấm có hành vi Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá. tình huống của em nêu trên các bạn của em đã vi phạm pháp luât về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Em nên tìm hiểu thêm những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân người hút và những người xung quanh và khuyên bảo bạn không nên thử dùng thuốc lá cũng như vận động ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Nguyễn Văn Hiển: Tôi vừa được biết theo Luật có khu vực cấm hút thuốc trong nhà. Đây là khu vực nào? tôi hút trong nhà tôi có vi phạm luật không? Trong trường hợp vi phạm về hút thuốc lá ở nơi bị cấm thì mức phạt được quy định thế nào?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 09:13

Trong sân bay, những doanh nghiệp lớn như sam sung, Núi pháo,các siêu thị lớn và nhiều cơ quan có khu vực giành riêng cho người hút thuốc lá đó là một buồng cách ly với khu vực xung quang trong phòng có gạt tàn, có bình cứu hỏa và quạt thông gió. Anh hút thuốc trong nhà của anh không phạm luật vì trong pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá không có quy định.Hút thuốc lá tại nơi bị cấm thì bị xử phạt từ 100,000đồng đến 300,000 đồng nếu hút tại cơ quan nhà nước thì xử phạt người đứng đầu cơ quan từ 3 triệu đông đến 5 triệu đồng

Nguyễn Văn Hưu: Công dân có quyền, nghĩa vụ gì trong phòng, chống tác hại thuốc lá?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:05

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. 2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. 4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Hoàng Văn Thành: Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 08:47

Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO viết tắt là WHO FCTC là công cụ kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất của thế giới. Là công ước đầu tiên được thương thảo với sự bảo trợ của WHO, với hơn 170 quốc gia đã tham gia làm thành viên công ước. Là một công ước dựa trên bằng chứng, công ước này tái khẳng định quyền được hưởng sức khỏe tốt nhất của mọi người dân và tạo ra khung pháp lý mới cho hợp tác hành động trong lĩnh vực kiểm soát thuốc lá. Công ước Khung FCTC đặt ra những nghĩa vụ pháp lý cho các Bên là quốc gia đã tham gia phê chuẩn công ước này. Trong số những nghĩa vụ đó bao gồm: Bảo vệ những chính sách y tế công cộng khỏi những tác động tiêu cực từ những lợi ích thương mại và những lợi ích khác của ngành công nghiệp thuốc lá. Áp dụng các biện pháp về giá và thuế thuốc lá nhằm làm giảm nhu cầu về thuốc lá. Bảo vệ người dân tránh khỏi việc hút thuốc thụ động. Kiểm soát thành phần các sản phẩm thuốc lá. Quy định việc phải công bố về thành phần của sản phẩm thuốc lá. Kiểm soát việc đóng gói và nhãn mác các sản phẩm thuốc lá. Cảnh báo người dân về những mối nguy hiểm từ thuốc lá. Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của thuốc lá. Giúp người dân cai nghiện thuốc lá. Kiểm soát buôn lậu các sản phẩm thuốc lá. Cấm buôn bán thuốc cho trẻ em. Hỗ trợ việc chuyển đổi sang các hoạt động kinh tế khả thi khác cho nông dân để thay thế việc trồng cây thuốc lá. Công ước này cũng chỉ ra tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và giúp đỡ những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thực hiện các nghĩa vụ quy định trong công ước. Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 17 tháng 3 năm 2005.

Nguyễn Vui: Tại sao Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ quy định diện tích cảnh báo tối thiểu chiếm 30% diện tích vỏ bao mà Việt Nam lại đề xuất thực hiện mức 50%?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 09:40

Tại Công ước khung về việc kiểm soát thuốc lá của tổ chức Y tế thế gới chỉ quy định diện tích cảnh báo tối thiểu chiếm 30% diện tich vỏ bao thuốc lá chữ không quy định điện tích tối đa nên Việt Nam đề xuất thực hiện mức 50% là không vi phạm Công ước khung

Trần Dũng: Xin các vị khách mời cho biết mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 09:04

Mục tiêu của Luật là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế, giảm dần tỷ lệ người sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá, giảm quá tải cho hệ thống y tế, giảm gánh nặng ngân sách.

Hoàng Tuấn Anh: Tôi từng nghe đến một khái niệm là “nghiện tâm lý” khi hút thuốc lá, có thể hiểu điều này như thế nào?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:43

Không có nghiện tâm lý mà chỉ có nghiện thực thể khi hút thuốc lá

Nguyễn Trung Dũng: Có thể cái nghiện thuốc lá bằng cách giảm từ từ số lượng hút mỗi ngày không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 08:50

Không thể cai nghiên thuốc lá bằng cách giảm từ từ số lượng hút mỗi ngày mà phải cai bằng cách dừng ngay không hút thuốc lá nữa

Dương Trọng Nghĩa: Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá được quy định thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Cử nhân chuyên khoa I, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

12/10/2018 08:40

Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo điều 10 của Luật PCTH của thuốc lá quy định như sau: 1. Thông tin, giáo dục, truyền thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Cung cấp thông tin một cách công khai, khoa học, chính xác, khách quan về thuốc lá và tác hại của thuốc lá; b) Đa dạng hóa nội dung, hình thức và kênh thông tin phù hợp với đối tượng được thông tin, giáo dục, truyền thông. 2. Thông tin, giáo dục, truyền thông bao gồm các nội dung sau đây: a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; b) Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của người sử dụng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khác chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá, môi trường sống và kinh tế - xã hội; c) Tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả và mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội; d) Các biện pháp cai nghiện thuốc lá, lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường sống không có khói thuốc lá; đ) Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. 3. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau: a) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá; b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá; c) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình; d) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả; đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học; e) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương; g) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá; h) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật này.

Trịnh Thị Lan: Cai ngay lập tức và toàn bộ các điếu thuốc lá có làm tôi “bị sốc” không ?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 08:51

Anh, chị sẽ không bị sốc về việc cai thuốc lá ngay

Triệu Văn Sinh: Tôi hút thuốc lá đã 20 năm, mỗi ngày tôi hút bình quân 1 bao thuốc hoặc nhiều hơn. Xin hỏi tôi có nên tiếp máu cho người thân không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 09:01

Bác có thể tiếp máu cho người thân được nếu Bác đến cơ sở Y tế kiếm tra về các xét nghiệm hòa hợp máu đủ điều kiện của người cho máu..

Trần Lan: Hiện nay Thái Nguyên đã có biện pháp nào thực sự mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu số người hút thuốc lá hay chưa?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

12/10/2018 08:36

Hiện nay Thái Nguyên có nhiều biện pháp để giảm thiểu số người hưt thuốc lá như: như tuyên truyền tới người dân về tác hại của thuốc lá. Tại nơi công cộng có các biển báo cấm hút thuốc lá...

Trannguyenhuy: Khi đi trên xe bus có ngừoi trên xe hút thuốc lá thì trách nhiệm xử lý thuộc về ai?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 08:49

Khi trên xe bus có người hút thuốc lá thì trách nhiệm xử lý thuộc về người điều khiển phương tiện hoặc người trực tiếp quản lý xe bus đó bằng phương pháp lập biên bản có hành khách đi cùng chuyến xe ký xác nhận, sau đó chuyển biên bản đó đến cơ quan có thẩm quyền xử phạtngười hút thuốc lá

Trannguyenhuy: Theo quy định của luật, việc quảng cáo, khuyến mại về thuốc lá có được phép không?

Ông Đinh Quang Hùng - Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên

12/10/2018 08:39

Theo quy định của pháp luật thì Nhà nước nghiêm cấm việc quảng cáo, khuyến mại thuốc dưới mọi hình thức