Từ một người có lối sống tiêu cực, phóng đãng và mải chơi với cú sốc tâm lý nặng do bị nhiễm HIV, anh Đồng Đức Thành đã quyết tâm chữa lành chính mình và lan toả năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh.
Anh Thành đã giúp đỡ cho nhiều người cùng cảnh ngộ - Ảnh: Thùy Chi |
Quyết tâm đương đầu với căn bệnh HIV/AIDS
Anh Đồng Đức Thành là thành viên Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+), sinh năm 1976, sinh ra và lớn lên tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Đã từng học tại trường Cao đẳng Kỹ thuật mỏ tại Đông Triều, Quảng Ninh.
Là một trong những người sống chung với HIV tại Việt Nam đã công khai tình trạng có HIV của mình với báo chí, trên truyền hình và tham gia vào các diễn đàn vì mục đích vận động chính sách về phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV.
Đồng thời, anh Thành cũng là một trong những người sống với HIV đầu tiên tại Việt Nam tham gia trong các chương trình Tăng cường sự tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của những người sống với HIV trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, gọi tắt là chương trình GIPA.
Nhớ lại lần đầu tiên anh phát hiện bản thân nhiễm HIV vào đúng dịp sinh nhật năm anh 25 tuổi. Khi đó, đối với mọi người, HIV vẫn đang bị coi là căn bệnh thế kỷ, nguy hiểm không có thuốc chữa. Những ngày sau đó, anh đối diện với hàng loạt khó khăn khi mất việc tại mỏ than, bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Anh bị trầm cảm nặng, thậm chí có lúc có ý nghĩ tự tử...
"Tôi không quên được ngày sinh nhật lần thứ 25 cô độc của mình, không người thân, không bạn bè. Với tất cả mọi người, khi ấy HIV là điều gì đó vô cùng kinh khủng, nó càn quét cướp đi sự sống của nhiều người đang độ tuổi xuân xanh", anh Thành kể.
Thấm cảnh tủi nhục, cô đơn trong ghẻ lạnh, cùng một cơ thể rệu rã vì căn bệnh bắt đầu tấn công, anh Thành quyết định đứng dậy, tìm cơ hội sống cho mình. Anh tìm đến dự án "Đương đầu với HIV/AIDS" ở Quảng Ninh với mong muốn trở thành tình nguyện viên. Anh muốn được cất tiếng nói để bảo vệ những người vì nhiều lý do khác nhau mà mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Từ đó, anh chính thức về làm việc tại dự án. Cuộc đời anh bước sang một chương mới khi được đưa sang Thái Lan điều trị. Nỗ lực vươn lên, anh Thành không ngừng tự học ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp khác. Anh Thành trở thành thành viên Mạng lưới Người sống với HIV tại Việt Nam (VNP+), tham gia vào các diễn đàn với mục đích vận động chính sách về phòng, chống HIV/AIDS và truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan HIV.
Tuy nhiên, thêm một lần nữa anh phải đối mặt với khủng hoảng do tổ chức đóng cửa vì lý do khách quan. Trong lúc mọi thứ ngưng trệ vì COVID-19, anh tự tìm phương cách chữa lành và chờ đợi cơ hội.
Năm 2021, anh quay lại công việc với vai trò điều phối trong Dự án giám sát do cộng đồng dẫn dắt (CLM). Nhờ kinh nghiệm nhiều năm hoạt động ở các tổ chức phi chính phủ, anh năng nổ tham gia các dự án về truyền thông, vận động chính sách về y tế và các vấn đề xã hội, giúp đỡ người sống chung với HIV và các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Anh chia sẻ, so với trước đây, sự hỗ trợ y tế tốt hơn đã giúp người bệnh sống sót, dễ dàng hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị, những người sống với HIV vẫn phải đối diện với rất nhiều vấn đề như sự kỳ thị và phân biệt đối xử, sự suy giảm sức khỏe tinh thần, gánh nặng về tài chính khi phải dùng thuốc hằng ngày, tìm kiếm cơ hội việc làm tạo thu nhập, hay những tác dụng phụ của thuốc…
Vì lẽ đó, anh tiếp tục ấp ủ mong muốn thực hiện dự án về "Sức khỏe tâm trí", đặc biệt dành cho những nhóm người yếu thế như cộng đồng LBGT (người đồng tính, chuyển giới), người bán dâm, người sử dụng ma túy…
Trải qua nhiều năm công tác trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các dự án về truyền thông, vận động chính sách về Y tế và các vấn đề xã hội, anh Thành đã giúp đỡ cho nhiều người cùng cảnh ngộ, là những người sống chung với HIV và các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS với nhiều vai trò và vị trí khác nhau.
Lan toả năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh
Hiện nay anh Thành đang đảm nhiệm vai trò Điều phối trong Dự án giám sát do cộng đồng dẫn dắt (CLM). Từ một người có lối sống tiêu cực, phóng đãng và mải chơi với cú sốc tâm lý nặng, anh Thành đã quyết tâm chữa lành chính mình và lan toả năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh.
Anh Thành cũng là tác giả của hàng trăm bài báo viết về HIV và các vấn đề xã hội và hai lần đạt giải Báo chí. Mới đây, anh Thành đã ra mắt cuốn tự truyện mang tên "Đau cũng là sống" viết về những thăng trầm đã đối mặt trong suốt hành trình 30 năm sống chung với căn bệnh thế kỷ. Anh hy vọng những bài học cay đắng và đầy nước mắt sẽ mang đến chút ý nghĩa nào đó cho thế hệ trẻ kế tiếp.
"Nếu không có khổ đau thì rất khó cảm nhận được hạnh phúc; nghịch cảnh và khổ đau có thể đến vào thời điểm này nhưng không có nghĩa là suốt cả cuộc đời. Gia đình người thân có thể chưa hiểu mình nhưng ngoài kia còn có rất nhiều anh, chị sẵn sàng giúp đỡ mình. Nếu bạn vượt được qua khổ đau sẽ là cả một bến bờ hạnh phúc và có thể sẽ có khả năng kháng thương (Anti-Fragility) để đối diện với những hoàn cảnh, thách thức mới. Điều này còn cao hơn cả chữa lành", anh Thành chia sẻ.
Thông qua cuống tự truyện "Đau cũng là sống", anh Thành muốn cảm ơn các anh, các chị đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho anh có cơ hội được làm việc. Trong đó có người thứ nhất là anh Dũng bác sĩ Dũng đã giới thiệu anh Thành với Văn phòng Dự án "Đương đầu với HIV tại nơi làm việc tại Quảng Ninh" do tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam thực hiện.
Người thứ hai là chị Trương Thị Dung đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên nghiệp Điều Hành và Quản trị tại Anh, nguyên là Giám đốc Dự án Đương đầu với HIV tại nơi làm việc do tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam thực hiện. Chị Dung đã cho anh Thành những lời khuyên chân thành về lối sống thiện lành, cũng như những kỹ năng sống.
Người thứ ba là Tiến sĩ David Stepnes, là người Anh nhưng đã lập nghiệp tại Úc. Đối với anh Thành, anh David vừa là một người bạn đồng đẳng, một người Anh, một người thầy, một người Sếp, một người lãnh đạo. Anh David đã cho anh Thành cơ hội nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Người thứ tư là bác Trần Tiến Đức đã hỗ trợ anh Thành từ những ngày đầu tiên lên Hà Nội làm việc.
Người thứ năm là anh Lã Mạnh Cường – Tiến sỹ tình dục học vì anh ấy đã hướng dẫn cho anh cách học tiếng Anh và anh ấy cũng đã động viên anh Thành rất nhiều. Thông qua tiếng Anh anh Thành đã học được nhiều kỹ năng mới, đọc được sách và tài liệu của nước ngoài để nâng cao năng lực, kết bạn giao lưu với bạn bè quốc tế.
Người thứ sáu là Bác sỹ Cao Thanh Thủy, người đã tư vấn hỗ trợ cho anh Thành điều trị HIV, để anh có sức khỏe tiếp tục làm việc đóng góp cho bản thân gia đình và xã hội.
Người thứ bảy là Tiến sĩ Ted Hammette, người đã tạo cơ hội cho anh Thành được làm việc khi tổ chức của anh là Dự án Chính sách (Policy) đã thua thầu.
Người cuối cùng là Chủ tịch Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+) đã tạo cơ hội cho tôi được làm công việc phát triển trở lại trong Dự án Giám sát do cộng đồng dẫn dắt (CLM), trong lúc anh Thành đang rất khó khăn về sức khỏe tinh thần. Nhờ có công việc nên anh Thành đã dần dần được hồi phục về cả sức khỏe, lẫn tinh thần.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin