TNĐT- Mảnh đất Thái Nguyên không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng. Đến với Thái Nguyên, du khách sẽ được thưởng ngoạn những vẻ đẹp nguyên sơ hùng vĩ, những câu chuyện đậm chất huyền hoặc qua các tuyến du lịch hấp dẫn
1.Tuyến trung tâm thành phố Thái Nguyên- ATK Định Hóa
Theo quốc lộ 3, tuyến du lịch sẽ đi qua hai điểm du lịch: Đền Đuổm (huyện Phú Lương) và Khu ATK (huyện Định Hoá).
+ Đền Đuổm
Đền Đuổm thuộc xã Động Đạt huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên, cạnh quốc lộ 3 (Thái Nguyên - Bắc Kạn), cách thành phố Thái Nguyên 25 Km về phía Tây Bắc, từ lâu đã có tiếng là địa linh. Nơi đây, không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, mà còn tự hào là nơi hội tụ của hàng triệu lượt người trảy hội đền Đuổm tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh.
Dương Tự Minh là người dân tộc Tày ông sinh ra ở vùng Quán Triều - Phủ Phú Lương. Giàu tài năng, đức độ, lại gặp thời nhà lý thực hiện chính sách "Nhu viễn", ông trở thành thủ lĩnh phủ Phú Lương. Phụng sự dưới 3 triều đại nhà Lý: Lý Nhân Tông (1072-1128), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), ông chăm lo xây dựng phủ Phú Lương ngày càng phồn thịnh và có công lớn giữ yên bờ cõi phía bắc Đại Việt. Dương Tự Minh được nhân dân khắp vùng biên cương yêu mến, triều đình tin cậy.
Ông là danh nhân duy nhất trong lịch sử dân tộc hai lần được phong làm phò mã. Vào năm Đinh Mùi (1127), ông được vua Lý Nhân Tông gả con gái xinh đẹp là công chúa Diên Bình. Vào năm Giáp Tý (1144), Dương Tự Minh lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung.
Đền Đuổm được xây dựng năm 1180, thờ thánh Đuổm Dương Tự Minh. Dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi là ba ngôi đền tôn nghiêm (thờ phủ Bà, Dương Tự Minh và thờ Mẫu).
Hàng năm nhân dân địa phương mở lễ hội đền Đuổm vào mồng 6,7,8 tháng giêng (âm lịch) để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng dân tộc, cầu mong vị thánh Đuổm ban cho một năm mới mọi sự tốt lành, mùa màng bội thu, no ấm.
Núi Đuổm, đền Đuổm, hội Đuổm, những truyền thuyết dân gian: "Thánh Đuổm trị tà thần", "Sự tích giếng Dội" do nhân dân sáng tạo nhằm ca ngợi Dương Tự Minh được truyền tụng. Danh nhân lịch sử Dương Tự Minh sống mãi trong tâm thức nhân dân.
+ ATK Định hoá - Thủ đô cuộc kháng chiến (1946-1954)
Theo quốc lộ 3, đến km 31 rẽ trái đi tiếp quãng đường đèo quanh co uốn lượn trong rừng núi, len lỏi qua những đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát tạo cho du khách tâm trạng thư giãn sau một hành trình dài đến với vùng ATK - Định Hoá. Một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự. Định Hoá đã được chọn làm nơi xây dựng an toàn khu (ATK) Là trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính Phủ đã từng làm việc ở đây từ năm 1947 đến 1954. Có thể nói ATK (An toàn khu) là nơi đặt đại bản danh Thủ Đô của cuộc kháng chiến chống Pháp năm xưa. Đã có đến gần 100 di tích lịch sử còn nằm khắp núi rừng Định Hoá, đến nay 6 di tích đã được nhà nước xếp hạng bảo tồn cấp quốc gia đó là:
Di tích Tỉn Keo, xã Phú Đình: Nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ 1947-1948, cũng là nơi Hồ Chủ Tịch cùng bộ chính trị quyết định chiến dịch Đông Xuân 1953-1954.
Lán Khuôn Tát - Nơi Bác Hồ sống và làm việc năm 1948
Di Tích Đồi Cọ xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình: Nơi Hồ Chủ Tịch ở và làm việc cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Di tích lịch sử Phụng Hiển, xã Điềm Mạc nơi làm viêc của đồng chí Trường Chinh .
Di tích xóm Bảo Liên, xã Bảo Linh nơi cơ quan Bộ Quốc phòng và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đóng từ 1949-1954.
Di tích Làng Quặng xã Định Biên, tại đây ngày 15/5/1945 diễn ra lễ hợp nhất Việt
Di tích nhà tù Chợ Chu
Di tích nhà tù Chợ Chu - Định Hoá. Do thực dân Pháp xây dựng năm 1916 để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng Sản Việt
Đến Định Hoá, còn hấp dẫn du khách với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: Thắng cảnh Chùa hang, Thác nước 7 tầng, hồ Bảo Linh…là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Thác bảy tầng
ATK - Định Hoá, cùng với các di tích cách mạng kháng chiến của chiến khu Việt Bắc được nhà nước đánh giá "Là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX", được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia và đang được nhà nước đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc.
Ngày 19/5/2005 , Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành phục vụ du khách gần xa về thăm hương tưởng niệm.
2. Tuyến du lịch T.P Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc
Rời trung tâm Thành phố Thái nguyên chừng 10 km theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt ngút ngàn một màu xanh của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc.
Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay chè Tân Cương- Thái nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả.
"Không hẹn trước thế mà bất chợt
Chè Tân Cương khao khát vô chừng"
Chè Tân Cương hương thơm tự nhiên, nồng nàn như hương cốm, đậm đà bởi vị ngọt chát mà đất trời Tân Cương mới tạo nên được. Từ đầu thế kỷ XX, đã thấy ở Thái Nguyên, Hà thành, Nam Định và nhiều thị thành trong cả nước những sản phẩm mang hiệu chè Tân Cương - Chè Thái với hương cốm thơm- vị ngọt thanh tao chỉ có một, đã trở thành nỗi nhớ của những bậc trưởng lão, đã thành món quà thơm thảo của tình bạn bè.
Đạo trà - Trà đạo Việt
"Thoang thoảng hương cốm bay
Búp xanh non như ngọc
Chè Thái nguyên ngọt giọng
ấm lòng khách tri âm"
Khu vui chơi giải trí Hồ Núi Cốc
* Hồ Núi Cốc cách thành phố Thái Nguyên 15km về phía Tây
Hồ có độ sâu 23m diện tích mặt hồ rộng 25km2, với dung tích 175 triệu m3 nước. Đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc quý khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, thăm quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm Công viên cổ tích, Vườn thú, Vui chơi tắm mát ở Công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp... Trong nhiều năm nay Hồ Núi Cốc đã trở thành một địa chỉ thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa trong và ngoài nước.
+ Khu di tích Núi Văn Núi Võ
Khu di tích Núi Văn
Núi Văn, Núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã Văn yên - Ký Phú, huyện Đại Từ -Thái Nguyên, cách khu du lịch Hồ Núi Cốc 15km về phía Tây Bắc. Một di tích gắn với tên tuổi và quê hương vị danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ 15 và triều đại nhà Lê.
Khu di tích Quần Ngựa
Ông đã từng dự thề Lũng Nhai năm 1416 kết nghĩa anh em với Lê Lợi. Những năm 1425 -1426 Lưu Nhân Chú chỉ huy nhiều cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, chiến tích năm 1427 tại ải Chi Lăng chém tướng giặc Liễu Thăng đánh tan 10 vạn quân viện binh. Ông cùng Hoàng Tử Từ Tế (con trai cả vua Lê Lợi) xây thành Đông Quan và cũng chính bản thân ông đã làm sứ giả đàm phán buộc Vương Thông rút quân về nước để nước Đại Việt được thái bình.
Năm 1485 Lê Thánh Tông đã truy phong ông tước “Thái phó vinh quốc công’’.
Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông.
+ Điểm du lịch suối tiên sa - La Bằng
Xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên cách thành phố Thái Nguyên 35 km về phía Tây Bắc. Nằm trên con đường liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang, cách thị trấn Đại Từ 4 km về phía Tuyên Quang.
Người xưa kể lại, Suối La Bằng ngày ấy rất đẹp, dòng nước trong xanh, hai bên cây cối xum xuê toả bóng mát, vào một tối đẹp trời có 4 cô Tiên xuống đánh cờ, mải mê đánh cờ trời sáng lúc nào không biết, không kịp về trời, 4 cô Tiên đã hoá thành đá, ở 4 góc của bàn cờ từ đó đến nay suối La Bằng có tên là Suối Tiên Sa.
Bàn cờ tiên
Khi tới La Bằng, từ của rừng, chúng ta đã gặp hai bên là thành đá dựng đứng, Kẹm La Bằng được thấy từ Kẹm Đỏm thuộc Huyện Sơn Dương Tỉnh Tuyên Quang. Từ Kẹm vào khoảng 500m. Đây là Suối Trơn, rải suối này có Đá rất Trơn và đi qua hay bị ngã nên gọi là Suối Trơn.
Từ Suối Trơn di tiếp vào khoảng 200m, đây là bàn Cờ Tiên, là nơi Tiên xuống đánh cờ, do mải mê đánh cờ trời sáng lúc nào không biết, nên không về trời được, 4 cô Tiên đã biến thành đá. Từ đó đến nay gọi là bàn Cờ Tiên .
Tiếp tục đi vào theo men suối chúng ta sễ đến Vực Thẳm. Từ Vực Thẳm đi vào khoảng 700m, là khu vực Sạt Đèo Khế. Từ Sạt đi khoảng 300m, chúng ta sẽ đến Chuôm đây là nơi cảng quan rất đẹp, có bãi đá liền khổng lồ được tự nhiên tôn tạo thành những cảnh quan kỳ thú, khí hậu mát mẻ, là nơi tắm và du lịch lý tưởng . Từ Chuôm đi vào là ngả Hai. Ngả Hai là nơi hai dòng nước lớn chảy dẫn về thành một suối to. Cứ theo dòng suối chúng ta sẽ đến Voi Dắt. Đi tiếp là Đá Hầm. Hòn đá to có hầm chứa được khoảng 20 – 30 người, rất chắc chắn. Thợ săn của đồng bào dân tộc thường lấy khu này là nơi nghỉ ngơi mỗi buổi đi săn.
Từ Đá Hầm, trở lại suối bằng, đi tiếp vào trong là cách rừng nguyên sinh được bảo vệ rất tốt, ở đây cớ những cây cổ thủ lớn như: cây Trò lâu có chu vi khoảng 5 người còng tay ôm và cây Đa Ba Luồng. (Ba Luồng là nơi có ba con suối đổ về tạo thành một luồng của con suối bằng đó gọi là Ba Luồng). Cây Đa này rất to và đẹp, xoè tán cả hai bên dòng suối, khí hậu mát mẻ. Cách cây Đa khoảng 50m là cây Gội (cây Sến) ngàn năm, đường kính của cây khoảng 3m, chu vi khoảng 6 người ôm mới hết, chiều cao khoảng 60 – 70m. Đây là cây gỗ quý thuộc gỗ nhóm 4. Đặc biệt khi mùa hè đến, nơi đây có nhiều loại phong lan khoe sắc, có thể bắt gặp những vườn hoa lan nhiều mầu, nơi đây có rất nhiều các loại thú rừng như: khỉ, hươu, sóc, chim muông,
Ngoài các địa danh trên, trên đường đi chúng ta nhìn thấy Đeo Tiều sừng sững, Đeo Tiều là ngày xưa người Mán Đeo Tiều ở trên đó rất đông, họ chủ yếu sống bằng nghề săn bắn và làm nương. Ngày nay ở trên đó còn rất nhiều những dụng cụ và đồ dùng của họ.
Thác Tiên Sa - La Bằng đang được các tổ chức và chính quyền địa phương lập dự án đầu tư để chở thành khu du lịch sinh thái gắn liền với khu du lịch vùng Tam Đảo.
+ Địa điểm công bố ngày Thương binh liệt sỹ toàn quốc 27/07/1947
" Dù ai đi đông về tây,
Hai bảy, tháng bảy nhớ ngày thương binh"
Địa điểm công bố ngày thương binh liệt sỹ toàn quốc 27/7/1947
Nằm cách khu di tích núi Văn, núi Võ 09km về phía Tây Bắc, tại xã Hùng sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên đó là khu di tích đã được nhà nước tôn tạo và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 17/7/1997. Với diện tích 3000m2 gồm : Nhà lưu niệm, Bia là tảng đá vân mây trắng hình trụ, chóp nhọn, cao hơn 3m, rộng gần 3m, nặng gần 7 tấn: "Nơi đây ngày 27/7/1947 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời ngày Thương binh liệt sỹ ở nước ta". Ngày 27/7 là một dịp cho đồng bào ta bày tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh liệt sỹ.
3.Tuyến du lịch Thành phố Thái Nguyên đi Đồng Hỷ - Võ Nhai
Nằm về phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên, theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Một quần thể có nhiều phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, nhiều di tích văn hoá lịch sử lớn được nhà nước xếp hạng bảo tồn. Với những sản phẩm du lịch đặc trưng như: “ Du lịch sinh thái hang động. Du lịch văn hoá ”được bao gồm bởi các điểm tham quan chính như:
+ Động Chùa hang:
Cách trung tâm TP Thái Nguyên 2 km về phía Tây Bắc, qua cầu Gia Bẩy theo hướng quốc lộ 1B ( Thái Nguyên - Lạng Sơn). Di tích thắng cảnh Chùa Hang bao gồm: một ngôi chùa trong lòng hang và 3 ngọn núi đá dài gần nghìn mét được toạ lạc ngay tại Trung tâm thị trấn Chùa Hang (có lẽ cái tên Thị trân Chùa Hang cũng được hình thành từ di tích thắng cảnh này).
Hàng năm, Lễ hội Chùa Hang được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng, thu hút nhiều du khách thập phương về trẩy hội du xuân, cầu phật, chúc phúc, cầu may mắn...
+ Động Linh Sơn:
Động Linh Sơn thuộc xóm Núi Hột - xã Linh Sơn - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Cách trung tâm TP Thái Nguyên 6 km về phía đông bắc và cách thị trấn Chùa Hang 3 km về phía đông nam.Là một trong những thắng cảnh đẹp của TN, được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh lịch sử. Khu di tích danh thắng được bao bọc bởi dẫy núi tai bèo và hồ Cao Lan.
Thắng cảnh động Linh Sơn hàng năm thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu về di tích lịch sử của động Linh Sơn.
4 Tuyến du lịch T.P Thái Nguyên
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Tỉnh. Nằm trải dọc bên bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên có diện tích 177,65 km2. Dân số quy đổi là 290.400 người, mật độ dân số 1.281 người/km2. Với 25 phường xã và 95 điểm di tích lịch sử văn hoá đã kiểm kê.
Các điểm thăm quan:
+ Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt
Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, trên một vùng đất rộng 39.000m2. Tại đây thời Pháp thuộc năm xưa từng là khuôn viên của toà sứ, toà phó sứ tỉnh Thái Nguyên. Bảo tàng Văn hoá Các Dân Tộc Việt Nam hướng ra đảo tròn trung tâm Thành phố, phía sau là 1 khuôn vườn rộng nhiều cây cối cổ thụ, tạo phong cảnh râm mát, có dòng Sông Cầu như một dải lụa mềm ngày đêm miệt mài chảy về xuôi.
Khởi công xây dựng ngày 19/12/1960, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt
- Phòng Việt Mường: gồm dân tộc Việt, Mường, Thổ, Chứt.
- Phòng Tày Thái : Gồm dân tộc Tày, Nùng, Thái, Lao, Lự, Sán Chay, Bố Y.
- Phòng Mông Dao và nhóm Nam á khác: Gồm H`Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
- Phòng Nôm, Khơ Me: Gồm dân tộc Ba Na, Khơ Mú, Sơ Đăng, Cờ Ho, Hrê, Cờ Tu, Mạ…
- Phòng Hán, Hoa: Gồm các dân tộc Hoa Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Gia Lai, Ê Đê…
Cả 5 phòng trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt nam có chung giải pháp mỹ thuật trưng bày khá hoàn hảo, khoa học, vừa tập trung được những giải pháp trưng bày hiện đại theo phong cách Châu Âu, vừa phát huy được cách tạo dáng đẹp, cách sắp xếp gần gũi với tư duy và phong cách của người Việt Nam. Xem toàn bộ hệ thống trưng bày của Bảo tàng, ta dễ dàng cảm nhận được những nét đại cương về tộc người, về văn hoá vật chất, văn hoa tinh thần và đời sống xã hội của 54 dân tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam
+ Đền thờ Đội Cấn
Đền thờ nằm trên đồi lịch sử Đội Cấn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn - Phường Hoàng Văn Thụ- thành phố Thái Nguyên.
Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt (1881-1919). Ông sinh tại huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi ra ứng mộ lính tập ở Vĩnh Yên, từ năm 1910 Đội Cấn đóng ở Thái Nguyên. Được Lương Ngọc Quyến giác ngộ làm quân sư, kết bạn tâm phúc chung trí lớn giết giặc cứu nước. Đêm 30 rạng sáng ngày 31/8/1917 Đội Cấn lãnh đạo binh lính Thái Nguyên khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Nghĩa quân làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên với khẩu hiệu "Nam binh phục quốc" chủ tướng Trịnh Văn Cấn cùng quân sỹ dương cao cờ ngũ tinh, nền vàng sao đỏ, phái hịch tuyên bố "Thái Nguyên độc lập" và đặt quốc hiệu là Đại Hùng, công bố cương lĩnh đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước.
Ngày nay, đài tưởng niệm ghi danh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ Thái Nguyên một công trình kiến trúc hiện đại trang nghiêm trong quần thể Đội Cấn lịch sử, văn hoá tại trung tâm Thành phố Thái Nguyên đã trở thành một điểm thăm quan hấp dẫn du khách ngay từ khi đặt chân đến với Thái Nguyên./
+ Chùa Phủ Liễn
Tên chữ là Phủ Liễn Tự, toạ lạc tại trung tâm phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên. Với diện tích 3500m2, nằm trên một địa thế đẹp, cao ráo, xung quanh là cánh đồng và hồ nước nhỏ. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và được trùng tu nhiều lần. Chùa mang lối kiến trúc cổ, có Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà Tổ, Tháp Cổ và phía trước có bức tượng Quan Âm rất linh thiêng. Hàng tháng vào ngày rằm và mồng một các phật tử về đây tu học. Lễ hội chùa được tổ chức hàng năm vào 12/1 Âm lịch. Sau phần lễ có các trò chơi dân gian : kéo co, chọi gà, cờ tướng...
5. Tuyến du lịch Đồng Hỷ- Võ Nhai
Hang Chùa - Suối Tiên là khu sinh thái tự nhiên, hoang sơ và đầy ấn tượng với: Hang Chùa Núi ỏn, hang động khe Tiên, nơi có rừng nguyên sinh với nhiều hệ thực vật đa dạng thật phong phú.
Hang Chùa-Suối Tiên thuộc xã Vân Lăng-huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên. Từ trung tâm TP Thái Nguyên du khách đi theo hướng quốc lộ 1B, đến cây số 12 rẽ trái theo đường ôtô liên xã 14km là tới khu sinh thái Hang Chùa - Suối tiên. Nơi đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh, mà còn là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử. Vào thời Nhà Tống chống giặc Phương Bắc, dưới sự chỉ huy của Thủ lĩnh áo chàm Dương Tự Minh, Hang Chùa đã trở thành nơi tập luyện của dân binh và cũng là nơi trú ẩn an toàn của nhân dân địa phương.
Cho tới tận ngày nay Hang Chùa - Suối Tiên vẫn giữ nguyên cảnh quan thiên tạo làm cho cảnh vật hoang dã đến sống động. Hang Chùa được cấu trúc bởi 3 tầng thiên tạo, qua năm tháng nhiều nhũ đá kết lại với nhau thành những cây cột đá trông như những cây Dừa già lâu năm, cọ đá song đôi, bên cạnh có một phiến đá trông giống như cái bàn thờ với những hình tượng bát hương. trên vòm hang được trải rộng bởi những nhũ đá lấp lánh trông như thảm đá dăm trải đều trên mặt nền đá lung linh, như những vì sao trên trời. Đặc biệt hơn, đi sâu vào phần cuối của hang, từ độ cao 15 đến 20m rủ xuống lòng hang một cột chuông đá, khi du khách gõ nhẹ bằng chính bàn tay mình vào chuông đá âm thanh phát ra vang vọng cả lòng hang.
+ Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà:
Từ trung tâm TP Thái nguyên, ngược quốc lộ 1B 42km về phía đông bắc, một quần thể thắng cảnh tuyệt đẹp của tỉnh Thái Nguyên đã được xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia hiện ra. Đó là quần thể “ Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà ”
Cách mặt đường quốc lộ 1B khoảng 800m, hang phượng Hoàng nằm trên đỉnh núi Phượng Hoàng với độ cao 600m, sự huyền ảo với những nhũ đá hình voi chầu, kỳ lân múa, mẹ bồng con, nàng vũ nữ, thác khổng lồ, những chùm san hô, chũm đá, hình tượng chuông lớn, chiếc bình hương đá và đặc biệt đôi cánh phượng hoàng nằm ở giữa lòng hang trong tư thế rang rộng đón chào quý khách thăm quan.
Dưới chân núi Phượng Hoàng là suối Mỏ Gà. Nước gầm từ trong lòng hang sâu thẳm chảy ra quanh năm, đã tạo thành dòng nước trong mát uốn lượn quanh những tảng đá tạo ra những buồng tắm xinh xắn, như chiếc giường tổ tiên hoang dã, những cột nhũ đá lô nhô, lòng suối có chỗ thắt lại bỗng suối mở ra, khiến cho vòm hang cao vút tạo cho du khách một ấn tượng kỳ thú như muốn chào mời khách du lịch đắm mình trong dòng nước, để được tận hưởng “nguồn sinh khí của đất trời, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi...”
+ Di tích rừng Khuôn Mánh:
+ Thác nậm rứt: “Bản nhạc nước - Tình ca của núi rừng Đông bắc”
Thác Nậm rứt, với cách gọi của đồng bào Dân tộc Tày đó là: “Thác Mưa rơi ” một thắng cảnh ẩn hiện độc đáo cách TP Thái Nguyên 30km, thuộc địa phận xã Thần Sa huyện Võ nhai.
Nếu có dịp tới đây, cách thác 80m Quý khách đã được nghe tiếng nhạc nước réo rắc, âm hưởng vang vọng của vách đá, như một bản nhạc rừng, cùng với bầu không khí trong lành, mát rượi, càng làm cho cảnh vật nơi đây trở nên kỳ ảo và hoang sơ tựa như Sa Pa hay Đà Lạt. Khi những hạt bụi nước li ti phả vào mặt như sương khói lảng bảng, ngửa mặt lên, thác Nậm Rứt đã hiện ra rực rỡ, hàng chục ngọn thác từ vách đá cao trên 50m, trải dài khúc xạ ánh sáng mặt trời lung linh cầu vồng dọc xuống sông Thần Sa. Trong tiến chim hót, thác reo, gió mơn man rừng cây xanh lá, trái tim bạn sẽ thổn thức trước bản nhạc nước có cả điệu then, đàn tính, tiếng sáo mông với ánh trăng lan toả núi đồi.
Vào mùa hè, khi mùa mưa tới. Thác Nậm rứt như một nàng “Công chúa rừng xanh” hiện ra đôi ba ngày, rồi lại ẩn mình trong vách núi. Thác có nét đặc thù huyền ảo bởi sự đan xen giữa các dòng thác lớn với nhiều dòng thác nhỏ phun từ kẽ đá như vòi hoa sen rắc mưa bụi xuống hoa lá đầy vẻ quyến rũ thanh bình, cùng với bầu không khí trong lành mát mẻ, càng tạo lên vẻ đẹp hoang sơ của một nàng Sơn nữ với bản nhạc rừng chỉ có ở thác ... Mưa Rơi.
+ Di tích khảo cổ Thần Sa:
Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa - huyện Võ Nhai, cách thác Nậm Rứt 5 cây số về phía Đông Bắc. Nơi đây với những dãy núi đá vôi dày đặc thuộc phần cuối cùng của sơn hệ Bắc Sơn và những giải thung lũng hẹp dọc theo đôi bờ sông Thần Sa là nét đặc trưng của địa hình Thần Sa. Nơi con người xuất hiện hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, có niên đại 40.000 - 23.000 năm cách ngày nay. Mái đá Ngườm với hố khai quật, di vật đá, hòn nghè, mảnh tước, rừu đá... của tổ tiên loài người với các tầng văn hoá khảo cổ vỏ ốc suối dầy hàng mét. Leo hang miệng hổ (Phiêng Tung) nơi trú ngụ của người xưa, còn ngày nay người dân nơi đây đãi cát tìm vàng bằng tời trên bè tre dọc sông thần xa.
Mái đá gườm
Di tích khảo cổ Thần Sa đã được xếp hạng bảo tồn Quốc gia ngày 24/12/1982 . Đến với Thần Sa du khách đến với vùng núi đá vôi thiên nhiên đẹp hùng vỹ, non xanh nước biếc, khách có thể thoả ước để xem mà suy ngẫm tương tư về cuộc sống người xưa và nay, đến Thần Sa để được ngắm những nét đẹp sinh hoạt văn hoá của các dân tộc thiểu số và kiến trúc nhà sàn của dân tộc tày, Nùng mà du khách chỉ có thể thấy được ở nơi này.