Triền miên những đêm không ngủ, nhiều bữa phải nhịn đói để theo dấu tội phạm, vụ nọ nối tiếp vụ kia, ngày đi trinh sát, đêm tuần tra, phá án ..., đó là công việc hằng ngày của các cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma tuý, Công an huyện Phú Lương.
Mặc dù là huyện miền núi còn khó khăn, song với nhiều nỗ lực, những năm qua, thông qua các chương trình, nguồn vốn khác nhau, Đồng Hỷ đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần làm thay đổi diện mạo các xóm, làng và đời sống của người dân. Trong 5 năm tới, huyện sẽ ưu tiên đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm…
Phúc Xuân cách T.P Thái Nguyên hơn 10 km, là xã thuần nông, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; năm 2000, người dân mới được sử dụng điện lưới Quốc gia… 5 năm trở lại đây, nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm nên đã quy tụ được lòng dân, tạo sự đồng thuận, sức mạnh đoàn kết để thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng phát triển…
Bỏ cả việc nhà, những “học sinh nông dân” đủ lứa tuổi, trình độ văn hoá cao, thấp khác nhau nhưng lại rất chăm chú nghe thầy giáo hướng dẫn cách sửa chữa máy phục vụ sản xuất nông nghiệp hay kỹ thuật nuôi, trồng trọt. Đó là những điều mà chúng tôi được tận mắt thấy ở một số lớp học nghề do Trung tâm Dạy nghề Thái Nguyên tổ chức tại các xóm, bản ở Võ Nhai, Định Hoá…
Những năm gần đây, huyện Đại Từ đã phát triển thêm một số nghề mới như thêu ren, trồng nấm, chế biến lâm sản... Bước đầu,đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động. Tuy nhiên, việc phát triển các ngành nghề này còn manh mún, chưa thật sự bền vững. Đến thời điểm này, Đại Từ chưa có một làng nghề nào được công nhận. Do vậy, việc định hướng để ngành nghề nông thôn phát triển đang là một yêu cầu cần thiết.
Thời gian gần đây, thu hút đầu tư luôn là một trong những chỉ tiêu đạt kết quả cao nhất trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Thái Nguyên. Không phải ngẫu nhiên mà có được những thành tích đáng nể như vậy, đây là tổng hòa các yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là “cải cách thủ tục hành chính” (CCTTHC) .
Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kể từ khi có Nghị quyết số 03 ngày 2-2-2000 của Chính phủ, Thái Nguyên cũng đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó đến nay, tỉnh ta đã có 638 trang trại các loại, hằng năm giải quyết việc làm cho 1.812 người.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ Nghị quyết Trung ương khóa VIII, vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được đề cập khá rõ nét. Riêng với Thái Nguyên, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, để xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại Thái Nguyên vẫn còn gặp không ít khó khăn
Huyện Phú Lương hiện có 27 HTX đăng ký kinh doanh hoạt động theo Luật HTX, với hơn 5.400 xã viên; bao gồm 9 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 6 HTX công nghiệp, 11 HTX dịch vụ điện và 1 HTX dịch vụ vệ sinh môi trường. Các HTX sau khi chuyển đổi hoặc thành lập mới đã phát huy vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Những năm qua, hoạt động của các HTX đã góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Công nghiệp phụ trợ (CNPT) chưa có một định hướng cụ thể và những doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi riêng để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, lĩnh vực này đã có những bước tiến đáng kể với những đại diện tiêu biểu: Công ty CP Phụ tùng Máy số 1, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên… Bước tiến này còn giúp Thái Nguyên có sự phát triển mới và cũng là một hướng mở của công nghiệp trên địa bàn.
Đặc thù của đồng bào dân tộc Mông là định cư trên các sườn núi cao nên hệ thống công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gần như “trắng”. Do vậy việc giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc Mông gặp rất nhiều khó khăn, một số bản Mông tỷ lệ hộ nghèo luôn ở con số 100%...
Nấm là thực phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu là những mặt hàng xuất khẩu có thị trường rộng lớn. Nấm có thể trồng quanh năm (nấm rơm trồng từ tháng 4 đến tháng 9; nấm sò từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau; nấm mỡ trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau)... Với Thái Nguyên, việc sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu có rất nhiều thuận lợi.
Năm 2009, Thái Nguyên đã xóa được trên 4 nghìn nhà dột nát cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ và đây là một bước đột phá, tạo niềm tin cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, toàn thể nhân dân tiếp tục thực hiện công tác này. Năm nay, tỉnh sẽ quyết tâm xóa gần 8 nghìn nhà dột nát để tạo điều kiện cho người nghèo trên địa bàn ổn định cuộc sống…
So với các huyện khác, Võ Nhai là địa bàn không mấy thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Huyện có 15 xã thì có tới 11 xã vùng 3, giao thông đi lại tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng ô tô mới chỉ đến các trung tâm xã, đường liên xóm, đến các hộ dân còn khó khăn. Vì thế, công việc của cán bộ tín dụng ở đây vô cùng vất vả.
Công nghệ Biôga sử dụng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt, chăn nuôi để tạo ra khí đốt, giải quyết căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra đã được áp dụng từ gần 10 năm nay. Mới đây, T.S Bùi Huy Ga, Giám đốc ĐH Đà Nẵng đã sáng chế bộ phận cho phép chuyển hóa nguồn nhiên liệu từ xăng, dầu của máy phát điện sang dùng khí ga và công nghệ này đã được áp dụng thành công tại một số hộ nông dân ở Thái Nguyên.
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn của nhà sản xuất; chất thải chăn nuôi phần lớn đều xả thẳng ra ao, sông, kênh mương; hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chưa có... Đó là thực trạng đang diễn ra ở huyện thuần nông Phú Bình.
Hàng chục nghìn vụ án các loại xảy ra trên địa bàn Thái Nguyên trong vòng 5 năm qua đã được các cơ quan tố tụng của tỉnh giải quyết, góp phần tạo sự ổn định xã hội, bảo vệ nghiêm minh nền pháp chế.
Mặc dù các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề ở Thái Nguyên đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân nông thôn, nhưng hiện nay, hầu hết các làng nghề chưa được cộng nhận do quy mô còn nhỏ bé, giá trị sản xuất và số lao động còn ở mức khiêm tốn, sản phẩm chưa có thương hiệu, chất lượng không cao….