Xác định công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT là một “nút then chốt” để giảm thiểu số người vi phạm và tai nạn giao thông trên địa bàn, nên trong năm qua, Phòng CSGT Công an tỉnh đã đổi mới công tác tuyên truyền bằng cách dụng hình thức xây dựng tiểu phẩm, videoclip về ATGT giao lưu, phổ biến pháp luật ngay tại cơ sở… qua đó, đã giúp cho công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT đạt hiệu quả tốt, có hiệu ứng tích cực được đông đảo nhân dân đón nhận và đánh giá cao.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Anh Đức, Đội Trưởng Đội tuyên truyền (Phòng CSGT- Công an tỉnh) cho biết: “Qua khảo sát của Đội về tình hình chấp hành pháp luật ATGT cho thấy nhận thức pháp luật của người dân ở các vùng, miền, các nhóm đối tượng là khác nhau, đặc biệt ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa hiểu biết của người dân về Luật Giao thông còn rất mờ nhạt…Qua thống kê các vụ tai nạn trong năm 2010, đối tượng vi phạm chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nông dân, tiếp đến là đối tượng học sinh sinh viên… Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác tuyên truyền là phải làm sao để luật giao thông “ngấm” vào văn hóa sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội. Trên cơ sở khảo sát thực thế, Đội đã xây dựng kế hạch tuyên truyền năm 2011 một cách cụ thể, theo đó, ngoài các hình thức truyên truyền như: Biên soạn in ấn đĩa tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cấp phát cho 180 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, tổ chức các hội thi “tuyên truyền viên giỏi về ATGT trong công nhân viên chức lao động toàn tỉnh”, “ngày hội Thanh niên với ATGT”, “Lái xe an toàn”…Xây dựng các panô ảnh vi phạm và TNGT; duy trì hoạt động của 4 đội tự quản về ATGT trên dọc Quốc lộ 3, năm nay, Phòng đã đề xuất thành lập Đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh với sự tham gia của 3 ngành: Công an tỉnh, tỉnh đoàn và Ban ATGT tỉnh. Đội truyên truyền lưu động xây dựng 15 tiểu phẩm ngắn có nội dung về văn hóa giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy với các tình huống hay xảy ra tại cở sở để giao lưu phổ biến pháp luật tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi có nguy cơ cao về vi phạm ATGT… Tại các nơi đoàn đến ban ngày tổ chức triển lãm hình ảnh hiểm họa rượu bia và tai nạn giao thông, buổi tối tổ chức giao lưu tìm hiểu pháp luật về giao thông thông qua các tiểu phẩm, video clip…, sau mỗi tình huống tiểu phẩm và videoclip, có đặt câu hỏi để người dân tìm hiểu trả lời và rút ra các thông điệp về ATGT... đan xen là các tiếu mục văn hóa, văn nghệ của chính đội tuyên truyền và nhân dân địa phương, qua đó đã giúp cho các buổi giao lưu phổ biến luật ở các xóm, xã vùng sâu, vùng xa luôn hấp dẫn cuốn hút người người dân và có nhiệu quả tuyên truyền cao”.
Đồng chí, Ngô Trí dũng, cán bộ Đội tuyên truyền, nhưng đồng thời cũng là “Nhân vật chính” trong các tiểu phẩm được lưu diễn chia sẻ: “ Chúng tôi mất khoảng 2 tháng để luyện tập và biểu diễn các tình huống về ATGT đường thủy, đường bộ, đường sắt sao cho thành thục, sống động… Mới đầu diễn cũng thấy hơi ngượng vì là “diễn viên không chuyên” nhưng sau một vài tiểu phẩm thấy “yêu nghề diễn” vì thấy hiệu quả tuyên truyền là thiết thực. Ở mỗi xóm, xã khi đoàn đến, sau mỗi tiểu phẩm, là các cánh tay rụt rè giơ lên để trả lời câu hỏi tình huống, những tràng pháo tay ròn dã cổ vũ cho câu trả lời đúng, và cả những tiếng “ồ” khi câu trả lời sai… Nhưng chúng tôi hiểu rằng sau mỗi tiếng “ồ” đó một quy định của pháp luật về giao thông đã đến được với người dân theo cách nhanh nhất và hiệu quả nhất”.
Được biết khi biểu diễn ở các địa bàn Đội đều có sự khảo sát đặc điểm địa hình để có các tiểu phẩm phù hợp, ví dụ khi diễn ở xã Tiên Phong, Phúc Thuận (Phổ Yên) nơi có giao thông đường thuỷ, đoàn sẽ diễn các tiểu phẩm về đường bộ và đường thuỷ với những tình huống như: phơi thóc lúa ra đường, không có phao cứu sinh, cứu đắm khi đi thuyền… Còn khi tổ chức tại xã Hà Thượng (Đại Từ) nơi có đường sắt chạy qua đoàn lại chọn các tiểu phẩm về vi phạm hàng lang ATGt đường sắt như: ném đất đá lên tàu khi tàu chạy, vi phạm hành lang đường sắt… Khi giao lưu tại các trường học, đoàn chọn tiểu phẩm với các tình huống học sinh sinh viên hay mắc phải như: chở 3,4 kho đội mũ, phóng nhanh vượt ẩu, … Em Trần Quốc Phong, Sinh viên K7 của trường cao tài chính Thái Nguyên nhận xét: “em thấy hình thức tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm và video clip thật thú vị, nó giúp em hiểu luật và nhớ luật dễ ràng hơn và chúng em cũng nhận thấy có mình ở trong đó hơn”. Kết thúc các buổi lưu diễn thường là 22-23h đêm nhưng những người làm công tác tuyên truyền vẫn miệt mài với công việc tại các xóm bản xa xôi, bởi với các anh, các chị niềm vui lớn nhất là mang Luật Giao thông đến được với người dân, đưa luật giao thông đi vào đời sống cộng động và đồng nghĩa với đó là làm giảm đi các đau thương mất mát do tai nạn giao thông gây ra.
Được biết, trong năm 2011, Đội Tuyên tuyền đã đến nay đội tuyên truyền lưu động đã biểu diễn 12 buổi tại 9 huyện thành thị và 2 trường Đại học, cao đẳg trên địa bàn thu hút hàng chục nghìn người tham gia. Bên cạnh hình thức trên trong năm 2011 Phòng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức được 20 buổi dạy Luật giao thông tại các trường nhân dịp năm học mới.
Với sự nỗ lực của các cán bộ làm công tác tuyên truyền đã góp phần không nhỏ làm giảm số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn. Theo con số thống kê của Ban ATGT tỉnh 11 tháng năm 2011 toàn tỉnh xảy ra 578 vụ tai nạn giao thông, giảm 290 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Anh Đức, Đội Trưởng Đội tuyên truyền Phòng CSGT Công an tỉnh cho biết: “Trong năm tới Đội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Trong đó lấy trọng tâm hướng mạnh vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật về ATGT Như: nông dân, học sinh, sinh viên…. Tiếp tục phát huy hiệu quả của phương thức tuyên truyền giao lưu tìm hiểu pháp luật như năm 211 đã triển khai, bên cạnh đó tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyền truyền phù hợp, tránh khẩu hiệu chung chung, lỗi mòn.”