Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

09:31, 25/04/2012

Theo báo cáo của Thường trục Ban An toàn giao thông tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra 88 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 53 người, bị thương 87 người, trong đó đường sắt, đường thuỷ không xảy ra TNGT.

So sánh với cùng kỳ năm 2011 thì số vụ giảm 126 vụ (-58,88%) số người chết tăng 13 người (+32,5%), số người bị thương giảm 153 người (-63,75%).  Ngày 6/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 450/TTg-KTN phê bình 10 địa phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên để số người chết vì tai nạn giao thông tăng cao bất thường. Như vậy, mục tiêu năm 2012 phấn đấu giảm TNGT trên 10% trên cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm 2011 của những tháng còn lại rất năng nề, đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thông chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, nhất là bộ phận người trực tiếp tham gia giao thông.

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông là liên quan đến người điều khiển xe mô tô, chiếm tỷ lệ 69,23%. Điều đó chứng tỏ mặc dù đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các của các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ tỉnh đến địa phương, nhưng do nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch, dịp trước và sau Tết Nguyên đán là rất lớn đồng thời với ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông hạn chế, mật độ người và phương tiên tham gia giao thông tăng nhanh, trong khi đó hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, nhiều hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông vẫn chưa được xử lý nghiêm.

 

Để khắc phục, đẩy mạnh và kiên quyết hơn nữa các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông thể hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm kiềm chế TNGT, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, các cơ quan Trung ương, địa phương trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP, Nghị quyết sĩ́ 88/NQ-CP ngaây 24-8-2011 cua Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đồng thời thực hiện các giải pháp đông bộ trọng tâm sau đây:

 

1. Tăng cường các biện pháp phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia.

 

a, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin tỉnh và các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia.

 

Đưa nội dung tuyên truyền vào hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở. Đồng loạt mở chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ và duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền này. Tích cực hưởng ứng hoạt động "phòng, chống người lái xe uống rượu, bia" trong chương trình "Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020" của Liên hợp quốc.

 

b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân viên gương mẫu không uống rượu, bia trước khi lái xe; đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị 15-CT/TU ngày 15-5-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nếp sống văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội; kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.

 

c) Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra việc quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện quảng cáo, yêu cầu khi quảng cáo rượu, bia phải gắn kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đổi với sức khỏe và nguy cơ xảy ra tai nạn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

 

d) Công an tỉnh huy động lực lượng, tăng cường trang thiết bị kiểm tra nồng độ cồn, tổ chức các đợt hoạt động cao điểm kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.

 

2. Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm ngăn chặn học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

 

a) Các cơ quan truyền thông, các tổ chức, đoàn thể: Đẩy mạnh tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy (đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa); tuyên truyền, giáo dục, vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng, cài quai đúng quy cách; giáo dục thanh, thiếu niên chưa đủ tuổi không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

 

b) Công an tỉnh huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã tăng cường phối hợp kiểm tra phát hiện và xử phạt nghiêm đối với người điều khiên, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

 

c) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc sản xuất, lưu thông, buôn bán loại mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm không bảo đảm quy chuẩn chất lượng; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

 

3. Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học.

 

a) Ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo tăng cường giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; đề xuất phương án đưa giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chương trình học của các cấp học; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong từng cấp học.

 

b) Ngành Giáo dục và Đào tạo, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các trường học phối hợp với Hội Phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và phải chịu trách nhiệm khi để học sinh, sinh viên vi phạm trật tự ATGT.

 

4. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông.

 

- Ngành Y tế rà soát lại các cơ sở cấp cứu 115, nghiên cứu phát triển hệ thống cấp cứu 115 đạt tiêu chuẩn, củng.cố trung tâm cấp cứu 115 hiện có; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về cấp cứu, nâng cao năng lực đáp ứng cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế; đào tạo kỹ năng cấp cứu ban đầu về chấn thương do tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông Thanh tra giao thông và tình nguyện viên.

 

5. Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông.

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu đưa tiêu chí về văn hóa giao thông" vào bình xét cơ quan văn hóa theo quy định.

 

b) Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan tham gia ký Nghị quyết liên tịch chỉ đạo đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư" để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.

 

c) Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông", tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện.

 

d) Các cơ quan Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tình Trung tâm Thông tin tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

 

6. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô.

 

a) Sở Giao thông - Vận tải tăng cường các biện pháp quản lý tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến đối với xe tô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện (đặc biệt là đối với xe tô mà người lái xe sử dụng rượu, bia); chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe tô theo đúng quy định.

 

b) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dùng nghỉ trên đường bộ.

 

c) Công an tính chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp lái xe tô chở khách, xe tô tải vi phạm quy định vê tốc độ; chở quá tải, quá số người quy đỉnh; đi không đúng làn đường; vi phạm quy định về thời gian lái xe; đón, trả khách không đúng nơi quy định; lái xe tô sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

 

7. Tăng cường công tác tổ chức giao thông, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông.

 

a) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ (đặc biệt là các biển báo liên quan đến tốc độ chạy xe trên đường); nghiên cứu, đề xuất việc triển khai lắp đặt dải phân cách để tách làn, tách dòng trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao thông lớn.

 

b) Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTG ngày 27-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung xử lý kịp thời các "điểm đen" về tai nạn giao thông trên đường bộ, cương quyết không để phát sinh thêm điểm đấu nối trái phép vào đường bộ.

 

8. Tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

 

a) Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các lực lượng cảnh sát tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ; tăng cường và hiện đại hóa công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.

 

b) Sở Giao thông - Vận tải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, theo Quyết định số 321/QĐ-TTG ngày 05-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

 

9. Tăng cường quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe.

 

a) Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; tiếp tục hoàn thiện giáo trình đào tạo, quy trình sát hạch lái xe; tằng cường công tác giám sát các kỳ sát hạch lái xe; triển khai thực hiện việc đổi mới giây phép lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giấy phép lái xe thống nhất để phục vụ công tác quản lý, tra cứu, theo dõi vi phạm của người lái xe và trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng.

 

b) Ngành Y tế tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người lái xe theo đúng quy định hiện hành.

 

10. Về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt và đường thủy nội địa.

 

- Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương các đơn vị quản lý đường sắt tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTG ngày 27- 12- 2007 của Thủ tướng Chính phủ; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể đê xóa bỏ các đường ngang trái phép;

 

- Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương, các đơn vị quản lý đường sông tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan; đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn, thoát hiểm; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch, bến thủy nội địa không bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

 

11 . Về công tác thi đua khen thưởng.

 

Về khen thưởng: Giao cho Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh xem xét quyết định khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

 

- Về kỷ luật: Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để vụ tai nạn, sô người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông gia tăng tại địa phương, đơn vị mình quản lý.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp, các cơ quan Trung ương, quân đội, địa phương trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Sông Công và thành phô Thái Nguyên có trách nhiệm triển khai Chỉ thị đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, các xã, phường, thị trấn và người dân, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Chủ tịch

Dương Ngọc Long