Một khối băng khổng lồ tại Nam cực đang tan chảy

09:46, 26/03/2008

Một tảng băng rộng 350km2 đã bị tách khỏi dải băng tại Nam cực trong khi tảng băng khác có diện tích gần bằng tiểu bang Connecticut (Hoa Kỳ) đang trong tình trạng ‘’ngàn cân treo sợi tóc’’ do tình trạng trái đất ấm lên.

Qua quan sát các ảnh chụp vệ tinh của NASA, Giáo sư Ted Scambos thuộc Trung tâm số liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ đã thông báo với Cơ quan Khảo sát Nam cực của Anh (BAS) rằng một phần tảng băng Wilkins (ở vùng Wilkes, Úc) đang tan. BAS cho biết bề mặt tảng băng khổng lồ Wilkins có diện tích khoảng 8500 km2 ( gần bằng bang Connecticut và bằng 1/2 Scotland) đã tan 6% so với cách đây một thập kỉ. Trước đó, một tảng băng rộng 350km2 đã bắt đầu bị vỡ ra vào ngày 8/3 và đến trung tuần tháng 3, chỉ còn lại một dải băng hẹp giữ vai trò bảo vệ hàng ngàn kmt băng tránh khỏi khả năng vỡ vụn hơn nữa.

Trang web của BAS cho hay thì việc khảo sát bằng máy bay đã được thực hiện và quan sát được sự dịch chuyển chỗ nứt của tảng băng theo chiều vuông góc cho thấy những tảng băng có kích thước lớn như những ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn bị văng ra như đá vụn giống như một vụ nổ. Theo trụ sở BSA ở Cambridge vì từ trước các dải băng vẫn trôi nên dù có bị vỡ ra thì cũng không ảnh hưởng gì đến mực nước biển.

Hiện nay dải băng này không tiến về hướng các tàu du lịch từ Nam Mỹ đi Nam cực nhưng động thực vật hoang dã ở đây sẽ phải thích nghi với tình hình cho dù chúng chịu tác động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hệ sinh thái cũng phải thích ứng theo.

Tin dải băng Wilkins sắp vỡ vụn đến gần 2 tuần sau khi chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) báo cáo việc các sông băng trên trái đất đang tan chảy và tan nhanh ở mức kỉ lục. Cũng theo UNEP cho biết hôm 16/3, dữ liệu ghi nhận từ gần 30 dòng sông băng ở 9 dãy núi chỉ ra tỉ lệ tan chảy và mòn trung bình giữa những năm 2004-2005 và 2005-2006 cao hơn gấp đôi.