Tại Triển lãm Điện tử đại chúng quốc tế IFA (Berlin, 29/8-3/9/2008) các nhà nghiên cứu Viện Kỹ thuật truyền thông Heinrich-Hertz (HHI) trưng bày một chiếc gương ảo cho phép người soi thấy mình trong các bộ trang phục khác nhau mà không cần mặc chúng.
Chính vì vậy cần phải xác định được hình ảnh chênh lệch của quần áo trên gương so với thực tế, bởi lẽ các loại vải, nhất là vải thun có thể biến dạng theo các tư thế của người mặc. Các nhà nghiên cứu đã quyết định điều chỉnh hệ thống này và chỉ sử dụng một mẫu áo phông có thể điều chỉnh của Viện HHI.
Khách tham quan đứng trước gương ảo có gắn camera. Camera ghi hình họ và lưu lại những cử động của áo phông hoặc áo sơ mi mà họ đang mặc. Trên màn hình sẽ xuất hiện các mẫu áo mà khách có thể mặc vừa.
"Chúng tôi tính toán sự chuyển động trong không gian nhờ 1 mô hình hai chiều. Do đó chúng tôi có một công cụ không gian để đánh giá và tính toán nhanh chóng kích thước và sự chuyển động của quần áo trên người soi gương" - bà Hilsmann giải thích. "Mô hình 2D bao gồm một mạng lưới đo đạc tam giác chặt chẽ đủ để đoán trước mọi cử động".
Camera ghi hình đều đặn (cứ khoảng vài phần nghìn giây) hình ảnh của người soi gương. Hệ thống máy so sánh sự khác biệt giữa các hình ảnh được ghi lại liền nhau. Để làm được điều đó, mỗi hình ảnh được phân tích theo mạng lưới đo đạc tam giác, sau đó thông tin này sẽ được truyền đi và cho phép định hình bề mặt chiếc áo phông mới phù hợp với người soi gương.
Viêc xử lý hình ảnh được thực hiện trong chớp mắt. Khách hàng có cảm giác như mỗi cử động và mỗi nếp gấp trên vải phản chiếu trước mặt mình như trên 1 tấm gương thực sự. "Giày dép và quần áo chỉ là sự khởi đầu" - Hilsmann nói. "Với gương ảo, rồi người ta cũng có thể thử kính hay đồ trang sức.