Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra 10 đột biến gene có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ung thư bạch cầu ở một phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) lấy hai mẫu mô của một phụ nữ ở độ tuổi ngũ tuần mắc ung thư bạch cầu myeloid cấp tính để phân tích ADN. Một mẫu được lấy từ mô da khỏe mạnh, còn mẫu kia từ mô tủy xương bị ung thư.
Họ nhận thấy hầu như mọi tế bào trong mô ung thư có 10 khác biệt về cấu trúc gene so với mô khỏe mạnh, trong đó 2 điểm đột biến đã được phát hiện từ những nghiên cứu trước.
3 trong số các đột biến mới được phát hiện nằm trong những gene có chức năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. 4 đột biến khác nằm trong những gene liên quan tới sự lây lan của ung thư. Những đột biến còn lại cản trở việc đưa thuốc vào tế bào khiến các liệu pháp điều trị trở nên vô hiệu.
Ung thư bạch cầu myeloid cấp tính (AML) là dạng ung thư tấn công các tế bào tạo máu trong tủy xương. Nó phát sinh từ những đột biến gene trong cơ thể người từ khi chúng ta sinh ra. Tuy nhiên, cho tới nay giới khoa học chưa tìm ra bản chất của những đột biến này và cơ chế giúp chúng cắt đứt các "đường truyền dẫn tín hiệu từ não" để gây ra tình trạng phát triển không kiểm soát của tế bào.
Tiến sĩ di truyền học Francis Collins, cựu giám đốc Viện nghiên cứu di truyền quốc gia Mỹ, gọi phát hiện của Đại học
"Thành tựu này mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc chiến chống ung thư. Nó giúp giới khoa học hiểu rõ hơn bản chất cơ bản của ung thư và giúp chúng ta tìm ra những biện pháp chẩn đoán, ngăn chặn và điều trị hiệu quả", ông nói.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm những đột biến gene khác trong mô tủy xương bị ung thư.