Sao Hỏa có khả năng tồn tại sự sống

10:33, 26/03/2009

Trong khi sự tranh cãi giữa các nhà khoa học vẫn chưa dừng lại về sự tồn tại của sự sống trên sao Hỏa thì mới đây các nhà khoa học lại đưa ra một giả thiết mới về sự tồn tại của sự sống trên hành tinh đỏ này: những ngọn núi lửa bùn.

Tờ “Nhà khoa học mới” của Anh cho biết, các nhà khoa học trước nay đã công nhận trên sao Hỏa tồn tại nước và chất khí methane nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy những chứng cứ trực tiếp cho sự tồn tại của sự sống trên sao Hỏa.

Mới đây, các nhà khoa học cho rằng, những vùng bùn nhão và ẩm ướt được hình thành do các ngọn núi lửa bùn của sao Hỏa phun trào có thể hấp thụ các phân tử hữu cơ, vì thế rất có khả năng ở những nơi này sẽ phát hiện ra sự sống trên hành tinh đỏ.

Trước đây các nhà khoa học Mỹ và Châu Âu đã xác định rõ trong khí quyển của sao Hỏa tồn tại nguồn gốc của khí methane. Phát hiện này của các nhà khoa học cho rằng, khí methane có khả năng là do các loài vi sinh vật sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới bề mặt sao Hỏa sản sinh ra, nhiệt độ ở đó có thể bảo đảm sự tồn tại của nước ở thể lỏng.

Các nhà khoa học còn tin rằng, những “sự sống trên sao Hỏa” này đến nay vẫn còn tồn tại . Nếu không, trong khí quyển sao Hỏa sẽ không thể có chất methane tồn tại lâu và liên tục như vậy.

Nhưng cũng có nhà khoa học tỏ thái độ bất đồng đối phát hiện này. Họ cho rằng, tầng khí methane trên bề mặt sao Hỏa có thể là do sự hoạt động của các ngọn núi lửa mà thành. Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, hiện tại trên sao Hỏa vẫn chưa có ngọn núi lửa nào từng được biết đến trong tình trạng vẫn hoạt động.

Đương nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, con người rất khó có thể tiến hành khoan thăm dò sâu để lấy các tiêu bản ở một hành tình khác nhưng, hiện tại việc tiến hành nghiên cứu đối với các tầng sâu của sao Hỏa dường như cũng trở thành một loại khả năng. Các ngọn núi lửa bùn trên sao Hỏa rất có thể là do tầng bùn nhão ở rất sâu phun lên bề mặt của sao Hỏa.

Hai nhà khoa học Dorothy Z. Oehler và Carlton C. Allen thuộc Trung tâm NASA Johnson Space của Mỹ khi nghiên cứu những bức tranh do tàu thăm dò sao Hoả Odyssey gửi về đã phát hiện ra rằng tại vùng bình nguyên thuộc phía cực bắc sao Hỏa có địa điểm tồn tại rất nhiều các lớp vật thể tích tụ. Các lớp vật thể tích tụ này hình thành một ngọn đồi lớn, ở trong ngọn đồi tồn tại một các đường hầm, hình dạng rất đặc biệt.

Các nhà khoa học thông qua xem xét nhiều ảnh chụp hồng ngoại của sao Hỏa, đã có những phát hiện mới liên quan đến lớp vật thể tích tụ này của sao Hỏa. Chứng cứ cho thấy, chúng có thể nhanh chóng bị nguội đi vào buổi tối, nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ nguội đi của nham thạch núi lửa. Phát hiện này chứng minh, chúng là do những lớp vật chất tích tụ rất mịn tạo thành, ví dụ bùn nhão.

Trước đây cũng đã có các nhà khoa học phát hiện tại vùng phía bắc sao Hỏa có rất nhiều núi lửa bùn (Mud Volcano). Dorothy Z. Oehler và Carlton C. Allen cùng với David Baker của đại học Brown của Mỹ đã một lần nữa tiến hành nghiên cứu đối với những ngọn núi lửa bùn đầy tiềm năng này.

Thông qua những bức ảnh quang phổ của các lớp vật chất tích tụ từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter, gọi tắt là MRO) hai nhà khoa học này đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu tích của vật thể ôxit sắt, mà chất ôxit sắt là một điều kiện quan trọng chứng minh sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.

Jack Farmer nhà sinh vật học vũ trụ thuộc đại học bang Arizona cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng, “nguyên nhân của việc hình thành những lớp vật thể tích tụ này có thể là do các ngọn núi lửa bùn phun trào, nhưng một số sự kiện khác như sụt giảm băng hà,… cũng có khả năng lưu lại các lớp tích tụ vật chất tương tự. Ngoài ra, do đất bùn có khả năng hấp thụ các phân tử hữu cơ, như các loại chất Amoniac (NH3), Protit…"

"Chúng tôi có lẽ có thể tìm thấy dấu vết tồn tại của một cơ thể sinh vật nào đó trong đất bùn của các ngọn núi lửa bùn trên sao Hỏa”, ông nói. Có thể nói, việc nghiên cứu đất bùn trong các ngọn núi lửa bùn của sao Hỏa có một ý nghĩa rất to lớn.

Tàu thăm dò sao Hỏa Express của Cục hàng không vũ trụ Châu Âu (European Space Agency - ESA) cũng phát hiện một lượng lớn chứng cứ chứng tỏ có một lớp đất sét tồn tại trên sao Hỏa. Điều này cũng đã xác minh giả thiết trước đây về tầng trầm tích của ngọn Olympus dày hàng mấy trăm mét. Số liệu thu được từ việc phân tích mô hình máy tính cho thấy, chính sự phun trào của núi lửa đã cuối cùng đã tạo nên hình dạng kết cấu hiện nay của ngọn núi Olympus. Quá trình hình thành của ngọn núi lửa Hawaii của Mỹ cũng được các nhà khoa học cho một hiện tượng tương tự.

Các nhân viên nghiên cứu nói rằng họ rất có hứng thú đối với việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngọn núi Olympus. Họ dự đoán rằng, chất lỏng có thể tồn tại ở trong tầng đất sét, nơi mà áp lực không thể tác động đến được, ngọn Olympus dốc về phía cực bắc của sao Hỏa chính là nơi tồn tại loại tầng đất sét này, và tầng đất sét rất có khả năng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hy Văn (dịch từ Xinhuanet)