Các nhà khoa học Nhật Bản khẳng định cơ thể người phát ra ánh sáng nhìn thấy có cường độ yếu. Thứ ánh sáng này tăng, giảm theo từng thời điểm trong ngày.
Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng cơ thể người phát ra ánh sáng nhìn thấy có cường độ thấp hơn 1.000 lần so với mức mà mắt người có thể cảm nhận. Trên thực tế, hầu hết sinh vật sống đều phát ra ánh sáng yếu - sản phẩm phụ của những phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
Để hiểu rõ hơn về ánh sáng do cơ thể người phát ra, các nhà khoa học của Đại học
Hình ảnh từ các camera cho thấy vô số quang tử phát ra từ cơ thể 5 tình nguyện viên. Số lượng quang tử tăng giảm theo từng giai đoạn, đạt cực tiểu vào 10h sáng và cực đại vào 4h chiều. Điều đó cho thấy mức độ bức xạ ánh sáng phụ thuộc vào chu kỳ sinh học trong cơ thể, vì quá trình trao đổi chất của con người cũng biến động theo từng thời điểm trong ngày.
Mặt là nơi phát ra nhiều ánh sáng nhất so với phần còn lại của cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, điều đó xảy ra vì mặt là bộ phận có màu sẫm nhất (mặt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Melanin, sắc tố tạo nên màu da, có các thành phần phát quang nên có thể làm tăng cường độ bức xạ ánh sáng từ cơ thể.
Do ánh sáng mờ nhạt mà cơ thể phát ra liên quan tới quá trình trao đổi chất, các nhà khoa học cho rằng các camera của họ có thể phát hiện những nơi phát ra ít quang tử nhất.
"Nếu bạn nhìn thấy những nơi phát ra ánh sáng yếu nhất trên cơ thể thì bạn có thể chẩn đoán tình trạng sức khoẻ tổng thể của một con người. Điều này rất có ý nghĩa trong y học", Hitoshi Okamura, một nhà sinh học của Đại học