Một hành tinh có cấu trúc giống Trái đất nhất từng được biết đến cho tới nay đã được một nhóm các nhà khoa học châu Âu công bố phát hiện tại Hội nghị thiên văn học diễn ra ngày 16/9 ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Hành tinh nói trên được đặt tên là Corot-7b và do vệ tinh Corot chuyên dò tìm hành tinh của Cơ quan không gia châu Âu (ESA) phát hiện. Nó nằm cách hệ Mặt trời từ 400-500 năm ánh sáng và được coi là hành tinh thể rắn đầu tiên được tìm thấy có tỷ trọng vật chất gần giống Trái đất.
Theo tính toán của máy quang phổ HARPS của ESA đặt tại La Silla,
Tuy mang cấu trúc khá giống Trái đất, nhưng các nhà khoa học đều nhất trí rằng sự sống khó có thể tồn tại tại hành tinh "anh em sinh đôi" này, nơi nhiệt độ bề mặt phần được chiếu sáng luôn ở trên mức 2.000 độ C với các đại dương chứa nham thạch, do nó chỉ cách "Mặt trời" của mình 2,5 triệu km, trong khi Trái đất của chúng ta cách Mặt trời khoảng 150 triệu km.
Nhóm nhà thiên văn học châu Âu, do nhà khoa học Thụy Sĩ Didier Queloz đứng đầu, đã phát hiện ra hành tinh mới này từ tháng 2 năm nay, song vẫn giữ bí mật để thu thập thêm số liệu trước khi công bố.
Ông Queloz, người có biệt danh "thợ săn hành tinh" và là người đã phát hiện ngoại hành tinh đầu tiên vào năm 1995, khẳng định "một hành tinh như Corot-7b đáng giá cho mọi nỗ lực từ trước tới nay trong lĩnh vực tìm kiếm hành tinh".
Đây là một bằng chứng rõ ràng nữa cho thấy ngoài hệ Mặt trời, có thể tồn tại những "thế giới" tương tự như thế giới của chúng ta. Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện trên 350 hành tinh ngoài hệ Mặt trời, nhưng đại đa số chúng đều ở dạng khối khí khổng lồ (giống như Sao Mộc) và chủ yếu xoay quanh các ngôi sao ở xa