Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 6/10 đã công bố quyết định trao giải thưởng Nobel Vật lý cho hai thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi là phát minh sợi thủy tinh quang học của nhà khoa học gốc Trung Quốc Cao Côn và phát minh mạch bán dẫn hình ảnh – thiết bị cảm biến CCD của nhà khoa học Mỹ gốc Canada Willard S. Boyle và nhà khoa học Mỹ George E. Smith. Trong số 3 người này, nhà khoa học gốc Trung Quốc Cao Côn (Charles Kao) nhận nửa giải
Sợi thủy tinh quang học
Thông cáo báo chí của Hội đồng Giải Nobel cho rằng hệ thống mạng cáp quang đã nuôi dưỡng xã hội thông tin của chúng ta ngày nay. Phát minh của giáo sư Cao Côn (Charles K. Kao) năm 1966 đã tạo bước đột phá trong công nghệ truyền dẫn. Ông đã tính toán một cách cẩn thận ánh sáng di chuyển một khoảng cách rất xa trong sợi thủy tinh. Với sợi bằng thủy tinh ròng, tín hiệu bằng ánh sáng có thể đi xa 100 km thay vì chỉ đi được 20 m như các loại sợi dẫn truyền khác được sử dụng trong thập niên 1960. Sợi cáp quang được chế tạo thành công 4 năm sau đó. Đến cuối thập niên 1970, các công ty viễn thông đã bắt đầu sử dụng phổ biến cáp quang trên bộ và dưới đáy biển. Đến thập niên 1990, internet đã khiến công nghệ cáp quang bùng phát.
Giáo sư Cao Côn sinh ngày 4-11-1933 tại Thượng Hải nhưng có quốc tịch Anh và Mỹ. Ông tốt nghiệp Học viện Woolwich Polytechnic (nay là Đại học Greenwich) ở Anh năm 1957 và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Imperial College London năm 1965. Sau đó, ông làm giám đốc kỹ thuật của hệ thống phòng thí nghiệm viễn thông của Công ty Standard Telephones and Cables ở
Thiết bị cảm biến CCD
Một nửa giải năm nay được dành cho thành tựu về công nghệ hình ảnh kỹ thuật số. Năm 1996, hai ông Willard S. Boyle và George E. Smith lần đầu tiên sử dụng thành công thiết bị cảm biến kỹ thuật số CCD (viết tắt của cụm từ Charge-Coupled Device) trong công nghệ hình ảnh. Công nghệ trong máy CCD ứng dụng hiệu ứng hình ảnh điện như lý thuyết của nhà bác học Albert Einstein mô tả trong công trình đã giúp ông đoạt giải Nobel năm 1921. Theo hiệu ứng này, ánh sáng biến thành tín hiệu điện. Công việc của máy cảm biến là tập hợp và đọc các tín hiệu bằng số lượng rất lớn điểm ảnh (pixel) trong thời gian ngắn.
Giáo sư Willard sinh ngày 19-8-1924 tại tỉnh
Hãng tin AP dẫn thông báo của Hội đồng Giải Nobel nhận định rằng nếu không có CCD, sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số sẽ chậm lại, sẽ không có viễn vọng kính không gian Hubble và những hình ảnh trên sao Hỏa. Trong cuộc điện đàm sau khi nhận được tin vui, ông Boyle nói rằng ông rất vui vì hiện nay mọi người sử dụng máy ảnh kỹ thuật số ở khắp mọi nơi.