Theo Đài Tiếng nói nước Nga đêm 5/10, tại Viện thiên văn ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở thành phố St. Petersburg đã diễn ra Hội nghị quốc tế "Nguy cơ thiên thạch-2009" với nỗ lực tìm cách phòng chống nguy cơ tiềm ẩn từ không gian vũ trụ.
Ông Andrei Finkelstein, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, đồng thời là Giám đốc Viện Thiên văn ứng dụng, cho biết Trái Đất hiện đang bị đe dọa bởi các thiên thạch trong không gian và nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trái Đất với những thiên thạch này không còn là chuyện viễn tưởng.
Một dẫn chứng cụ thể là vụ khối thiên thạch
Theo ông Finkelstein, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực nghiên cứu các phương pháp nhằm chống lại sự va chạm của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch với Trái Đất, tuy nhiên, các phát minh khoa học kỹ thuật mới đang ở giai đoạn đầu tiên và vẫn chưa chuyển sang giai đoạn thử nghiệm.
Trong số những phát minh này có gần 15 công nghệ kỹ thuật có thể được sử dụng trong tương lai, như việc phá nổ thiên thạch bằng vũ khí hạt nhân hay phá huỷ thiên thạch đang tiến gần đến Trái Đất bằng một thiên thạch khác.
Các nhà khoa học Nga hiện cũng đang nghiên cứu quỹ đạo của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch, đánh giá mức độ mạo hiểm và dự đoán khả năng rủi ro khi vật thể vũ trụ va chạm với Trái Đất.
Để thực hiện hoạt động này, các nhà khoa học đã sử dụng mạng lưới kỹ thuật vô tuyến điện “Kvazar”, do Viện Hàn lâm Khoa học Nga xây dựng, cũng như các đài thiên văn hiện có.
Theo kế hoạch, ở vùng Viễn Đông sẽ xây dựng trạm rađa mạnh để định vị các tiểu hành tinh và thiên thạch gần Trái Đất. Theo ông Finkelstein, các dự án nói trên là nhằm xây dựng một “tấm lá chắn” bảo vệ Trái Đất khỏi các vụ "tấn công" của thiên thạch.