Đêm giao thừa năm 2010 người dân ở nhiều nơi sẽ được chứng kiến hiện tượng “trăng xanh”, tuy nhiên “trăng xanh” ở đây không liên quan đến màu sắc, mà là hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong một tháng.
Trăng tròn đã xuất hiện vào ngày 2/12 vừa qua và sẽ trở lại vào hôm nay, đúng thời điểm đêm giao thừa, chào đón năm mới 2010.
“Nếu bạn ở trên Quảng trường Thời đại (Mỹ), bạn sẽ được chứng kiến trăng tròn ngay phía trên. Mặt trăng sẽ rất sáng”, Jack Horkheimer, Giám đốc danh dự của Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ
Hiện tượng này sẽ được thấy rõ ở
Theo các nhà khoa học, cứ 29,5 ngày lại xuất hiện một lần trăng tròn và hầu hết mỗi năm có 12 lần như vậy. Trung bình, cứ 2,5 năm lại có một lần “trăng xanh”. Lần gần đây có hiện tượng trăng tròn kép này là vào tháng 5/2007.
Tuy nhiên, “trăng xanh” vào đêm giao thừa lại hiếm hơn, 19 năm mới có một lần. Lần xuất hiện gần đây nhất của trăng xanh vào dịp giao thừa là năm 1990 và phi hành gia David Reneke làm việc cho tạp chí Khoa học châu Đại Dương dự đoán sự trùng lặp này sẽ chỉ lặp lại vào năm 2028.
Theo Greg Laughlin, nhà thiên văn học tại Đại học
Với những người theo chủ nghĩa thuần túy, trăng tròn vào đêm giao thừa năm nay không đủ tiêu chuẩn là “trăng xanh”. Họ cho rằng đây chỉ là trăng tròn đầu tiên của mùa đông.
Hiện tượng trăng tròn lần thứ hai trong tháng dương lịch không có gì khác biệt so với bất cứ kỳ trăng tròn nào khác. Tuy nhiên, Mặt trăng có thể thay đổi màu sắc trong những điều kiện nào đó, chẳng hạn như cháy rừng hay các vụ phun trào núi lửa thường làm bầu khí quyển đậm đặc tro bụi, khiến Mặt trăng trông có vẻ hơi xanh, thậm chí có màu đỏ tía.
Vụ phun trào của núi lửa Krakatoa ở Indonesia năm 1883 đã khiến bầu khí quyển Trái đất tràn ngập tro bụi đến nỗi Mặt trăng có màu hơi xanh đến tận hai năm sau đó.
Theo phi hành gia David Reneke, năm nay Mặt trăng sẽ không chuyển sang màu xanh và có thể sẽ chuyển sang màu đỏ khi quan sát từ các thành phố do tác động của khói pháo hoa.