Hành tinh WASP-12b, được phát hiện vào năm 2008, là một quả cầu khí khổng lồ có khối lượng lớn hơn sao Mộc khoảng 40%, còn bán kính lớn hơn khoảng 79%. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Trong khi sao Mộc mất tới 12 năm để xoay hết một vòng quanh mặt trời thì WASP-12b chỉ cần 26 giờ để di chuyển quanh ngôi sao riêng của nó trong chòm sao Auriga. Nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 2.600 độ C do quá gần ngôi sao riêng.
Theo AFP, các nhà thiên văn của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc và Đại học
Shu-lin Li, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, nói rằng lượng vật chất bị hút tạo thành một đĩa lớn xung quanh ngôi sao. Sự hiện diện của đĩa vật chất khiến hành tinh di chuyển theo quỹ đạo hình quả trứng, trong khi phần lớn hành tinh xoay quanh ngôi sao riêng theo quỹ đạo hình tròn.
National Geographic cho biết, trên thực tế WASP-12b đã mất nhiều quá nhiều vật chất nên có thể nó sẽ biến mất trước khi ngôi sao già cỗi kia nuốt chửng nó. Heather Knutson, một nhà thiên văn của Đại học California tại Mỹ, nói rằng ngôi sao, gọi là WASP-12, đã tồn tại khoảng hai tỉ năm và đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời.
Thông thường những ngôi sao già cỗi biến thành sao màu đỏ trước khi chết và những tầng khí ngoài cùng của chúng giãn rộng tới các hành tinh lân cận. WASP-12 có thể sẽ trở thành sao màu đỏ trong vòng 100 triệu năm nữa.
Hơn 400 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được phát hiện kể từ năm 1995, nhưng không có hành tinh nào được tạo nên bởi đá và nước như địa cầu. Phần lớn chúng, trong đó có WASP-12b, là những quả cầu khí khổng lồ và bị nung nóng do quá gần ngôi sao riêng.