Ngoài khả năng giết chết toàn bộ cá trong sông, chất thải bô xit tại Hungary còn có thể gây ung thư và bỏng cho người, biến đất trồng thành đất hoang hóa và phá hoại hệ sinh thái trên diện rộng.
Chất thải từ bôxít của một nhà máy sản xuất nhôm ở miền tây
Livescience đưa tin công nhân đang đổ thạch cao xuống sông Marcal để làm đông đặc bùn đỏ. Họ cũng dùng hóa chất để trung hòa các chất độc. Cơ quan Cứu hộ quốc gia
Bùn đỏ là sản phẩm được thải ra trong quá trình xử lý bôxít để sản xuất nhôm. Loại bùn này thường được chứa trong các bể, hồ. Ở trạng thái bùn, chất thải có thể phá hủy quần áo và gây bỏng trên da. Sau khi nước trong bùn bốc hơi, bùn biến thành đất khô màu đỏ giống đất sét. Những hạt bụi siêu nhỏ tạo nên loại đất đó có thể bay lơ lửng trong không khí. Nếu người dân hít phải chúng, họ sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Các tổ chức môi trường cho rằng, sau thảm họa này các chính phủ nên cấm việc chứa chất thải bô xit trong các bể lộ thiên.
Giới chuyên gia vẫn chưa biết hết tên của những chất độc trong bùn đỏ. Các quan chức cho rằng trong số chất độc có arsen (thạch tín) và crom. Chưa ai dự đoán được những tác động lâu dài của bùn đỏ.
Giới chức
Báo New Zealand Herald cho hay, các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại bùn đỏ có thể gây nên hậu quả lớn đối với hệ sinh thái biển quốc tế, bởi sông Danube chảy qua Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Bulgaria, Ukraine và Moldova trước khi đổ vào Biển Đen.
“Thảm họa tại
Liên minh châu Âu từng kêu gọi giới chức