Sau khi nói dối con người cảm thấy tay, miệng bẩn hơn và muốn làm sạch những bộ phận đó.
Một nhóm chuyên gia tâm lý của Đại học
Các chuyên gia đặt ra tình huống: Tình nguyện viên vô tình nhặt được một tài liệu quan trọng của Chris. Nếu trả lại tài liệu cho Chris, anh ta có thể được sếp khen ngợi và thăng cấp, còn tình nguyện viên chẳng được gì. Khi Chris hỏi tình nguyện viên nhặt được tài liệu của anh ta hay không, mỗi người có thể trả lời anh ta bằng thư thoại hoặc thư điện tử (nghĩa là không nói chuyện trực tiếp). Ngay sau thử nghiệm các tình nguyện viên được yêu cầu chọn một số sản phẩm – như xà phòng, nước súc miệng, dung dịch rửa tay – trên một phiếu điều tra. Các chuyên gia nói rằng đó là phiếu điều tra thị hiếu của người tiêu dùng để đánh lạc hướng của tình nguyện viên.
Kết quả cho thấy, đối với những người nói dối Chris qua thư thoại, nước súc miệng là sản phẩm mà họ muốn có nhất. So với những người nói thật, họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua được nước súc miệng. Trong khi đó, những người nói dối qua thư điện tử có xu hướng chọn xà phòng hoặc dung dịch rửa tay. Ngược lại, nước súc miệng, xà phòng và dung dịch rửa tay không phải lựa chọn hàng đầu của những người nói thật.
Spike Lee, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét rằng tuy đạo đức là khái niệm trừu tượng, song con người luôn cảm thấy sự bẩn thỉu hiện diện trên cơ thể sau khi chúng ta thực hiện những hành vi trái với đạo lý.
“Những người nói dối luôn muốn làm sạch những bộ phận cơ thể tham gia vào hành vi không phù hợp về đạo đức”, Lee nói.