Nhiều người vì muốn ru trẻ ngủ mà cho lên võng đu đưa, thậm chí đưa võng rất mạnh vì nghĩ như thế bé mới thích. Tuy nhiên, theo bác sĩ, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.
Công việc lúc nào cũng bận rộn nên việc chăm sóc cậu con trai 7 tháng tuổi chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) giao toàn quyền cho bà nội. Vì bà cũng đã ở tuổi hơn 60, sợ bà không bế cháu nhiều mệt, đau lưng nên chị mua võng để bà ru cháu ngủ cho tiện. Thế nhưng, một lần tình cờ về nhà giữa trưa, chị thấy bà đung đưa võng cho con mạnh quá mà phát hoảng.
"Mình nhìn còn thấy chóng hết cả mặt thì không hiểu con nằm trên võng thì thế nào. Nói bà đưa võng nhẹ nhàng thôi thì cụ bảo 'Không đưa thế thì không biết bao giờ nó mới ngủ được'. Kiểu này chắc gì vì nằm võng mà con ngủ có khi bị đu mạnh, mệt quá nên ngủ", chị Hương thở dài nói.
Tiến sĩ Nguyễn Công Nghĩa, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết cũng giống như nhà chị Hương, nhiều gia đình Việt vẫn có thói quen cho trẻ nằm võng để ru ngủ ngay từ khi còn rất nhỏ. Lý do là như thế trẻ sẽ nhanh ngủ, ngủ sâu. Nhiều người thậm chí đu võng thật mạnh để khiến trẻ cười, tuy nhiên điều này tuyệt đối không nên.
"Lý do là trẻ có thể bị hội chứng rung lắc, một dạng nặng của chấn thương đầu và não. Trên thế giới hội chứng này không mới, tuy nhiên tại Việt
Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí là ở trẻ 5 tuổi, trong đó gặp nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Tại Mỹ, theo thống kê hàng năm có khoảng 1.200-1.400 trẻ bị chấn thương não và tử vong do rung lắc mỗi năm.
Tại Việt
Cũng theo ông, ngoài việc đưa võng mạnh, nhiều cha mẹ có thói quen chọc con cười bằng cách chơi trò "máy bay", đưa trẻ lên cao quá đầu rồi hạ xuống hoặc đưa trẻ theo chiều ngang thật mạnh, tung trẻ lên cao rồi bắt lấy... Những hành động tưởng chừng vô hại đó có thể gây ra những tổn thương ở não. Nặng có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức, nhẹ cũng gây tổn thương não vĩnh viễn, tiến sĩ Nghĩa cho biết.
Theo tiến sĩ, lý do là vì trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn, nặng bằng khoảng một phần tư trọng lượng của toàn cơ thể. Chẳng hạn, một bé nặng 3 kg thì đầu có thể nặng đến 8 lạng. Trong khi đó cơ và dây chằng vùng cổ yếu, chưa phát triển nên chưa thể chịu đựng được sức nặng của đầu. Bên cạnh đó, trong đầu lại có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục phát triển. Não của trẻ lại mềm, màng não mỏng.
"Vì thế, nếu bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não. Khi não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ gây ra sự đập trở lại xương sọ làm giập não, phù, chảy máu trong não...", tiến sĩ Nghĩa nói.
Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây. Tuy nhiên, bằng mắt thường nhìn từ bên ngoài sẽ rất khó có thể phát hiện những tổn thương này, trừ trường hợp nặng. Chỉ khi trẻ lớn những tổn thương này mới được phát hiện. Khi đó trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng và nhận thức...
Khi thấy trẻ có những biểu hiện như bị kích thích mạnh, đờ đẫn, ngủ mê mệt, da xanh tái, ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng, khó thở, cứng cổ, nghẹo về một bên.. thì cần gọi cấp cứu ngay. Đồng thời, không tìm cách vận chuyển trẻ tới bệnh viện trên các phương tiện thông thường, không bế xốc trẻ lên hay cố gắng lắc thêm để trẻ tỉnh lại, tiến sĩ Nghĩa cho biết.
Nếu trẻ nôn và không có nghi ngờ chấn thương cổ cha mẹ có thể xoay đầu con nhẹ về một phía để tránh bị sặc và ngừng thở. Nếu nghi ngờ chấn thương cổ thì tránh xoay trở trẻ và bảo vệ cẩn thận vùng cổ.
Tiến sĩ Nghĩa khuyến cáo, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được mức độ rung lắc như thế nào là nguy hiểm vì thế cha mẹ nên tránh, không được lắc trẻ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định.