Các nhà khoa học phát hiện ra rằng lực hút của mặt trời và mặt trăng đối với địa cầu có thể gây nên những chấn động dưới lòng đất.
Đường phay (hay đường đứt gãy) San Andreas là ranh giới tự nhiên giữa Thái Bình Dương và các mảng kiến tạo địa tầng Bắc Mỹ. Với chiều dài 1.280 km, nó chạy từ phía nam sa mạc thuộc bang
Daily Mail cho biết, các chuyên gia về động đất của Mỹ nghiên cứu các tài liệu về hơn 2.000 dư chấn tại thành phố Parkfield, bang
Tiến sĩ Roland Burgmann, giáo sư bộ môn khoa học trái đất và các hành tinh của Đại học
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông lên xuống hàng ngày. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng, mặt trời và các thiên thể khác tại một điểm bất kỳ trên trái đất tạo nên hiện tượng triều lên và triều xuống vào những khoảng thời gian nhất định. Thủy triều đạt cực đại khi cả mặt trăng và mặt trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất.
Một người phát ngôn của nhóm nghiên cứu nói: "Lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời lên trái đất tương đối yếu. Vì thế hiện tượng thủy triều không trực tiếp gây nên động đất, song chúng lại có thể gây nên những rung chấn dưới lòng đất. Những rung chấn này làm tăng khả năng xảy ra động đất ở đường đứt gãy phía trên".
Động đất thường xảy ra bởi sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo địa tầng, đặc biệt là khi hai mảng đâm vào nhau. Hiện nay người ta dự đoán khả năng xảy ra động đất bằng cách tính toán ứng suất trên đường phay. Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu của nhóm Burgmann sẽ giúp họ tìm ra cách mới để dự đoán động đất lớn.