Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công hệ thống máy tính nhỏ nhất thế giới, với kích thước chỉ chiếm 1 milimét vuông, nhằm giúp chữa trị các bệnh nhân bị tăng nhãn áp - căn bệnh dễ dẫn đến tình trạng mù lòa.
Theo tờ Daily Mail, với kích thước chỉ chiếm 1 milimét vuông, thiết bị nhỏ bé thực chất là một máy kiểm tra áp lực được cấy vào mắt người. Hệ thống máy tính này có thể rất nhỏ nhưng "chở nặng" vì được trang bị một bộ vi xử lý sử dụng điện năng vô cùng thấp, bộ cảm biến áp suất, bộ nhớ, một pin màng mỏng, một tế bào năng lượng mặt trời và một radio không dây gắn kèm ăng-ten, có thể truyền dữ liệu đến một thiết bị đầu đọc ngoại vi.
Thiết bị trên do các nhà nghiên cứu tại Đại học
Hiện tại, hệ thống máy tính nhỏ nhất thế giới đời mới nhất này mới được ứng dụng như thiết bị kiểm tra nhãn áp, cấy vào mắt người nhằm kiểm tra diễn tiến của căn bệnh có thể gây tình trạng mù lòa. Bộ vi xử lý được sử dụng là thế hệchip Phoenix thứ ba của các nhà nghiên cứu, với một thiết kế độc đáo và được cài đặt chế độ "ngủ" cực điểm để tiêu hao điện năng ở mức cực thấp. Cứ 15 phút một lần, hệ thống này lại "thức giấc" để đo nhãn áp và tiêu hao trung bình 5,3 Nanowatt.
Để pin được tái nạp năng lượng, thiết bị cần được tiếp xúc với ánh sáng trong phòng trong 10 giờ hoặc ánh sáng mặt trời trong 1,5 giờ. Ngoài ra, nó có khả năng lưu trữ thông tin của cả một tuần.
Tuy mới trình làng nhưng thiết bị trên được đông đảo đánh giá là tương lai của ngành công nghiệp máy tính và dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới.