Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 4/3 cho biết vệ tinh quan sát Trái Đất Glory của cơ quan này đã không đạt được quỹ đạo, do chiếc nắp bảo vệ không tách ra sau khi vệ tinh được phóng lên.
Vệ tinh Glory, có chi phí sản xuất khoảng 424 triệu USD, được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg ở California, nhờ tên lửa đẩy bốn tầng Taurus-XL vào hồi 10 giờ 09 (giờ GMT).
Theo các nhà khoa học của NASA, do sự cố trên mà vệ tinh Glory có trọng lượng quá nặng để đạt được quỹ đạo và đã rơi xuống khu vực Nam Thái Bình Dương.
Giám đốc phụ trách việc phóng vệ tinh của NASA, ông Omar Baez, nói với các phóng viên rằng: "Chúng tôi không gặp vấn đề gì trước khi phóng. Nhưng chỉ vài phút sau khi phóng vệ tinh, việc tách nắp bảo vệ đã không diễn ra."
Vệ tinh Glory dự kiến ban đầu sẽ đạt được quỹ đạo khoảng 340 dặm hải lý trên Trái Đất, trước khi sử dụng hệ thống đẩy sẵn có để nâng quỹ đạo của nó lên 438 dặm hải lý. Sau đó, Glory sẽ gia nhập đội ngũ các vệ tinh quan sát Trái Đất do NASA phóng lên có tên gọi là "A-Train."
Năm vệ tinh được phóng trước đó, có tên gọi là Aqua, Cloudsat, Calipso, Parasol và Aura, vẫn đang bay theo đội hình và vượt qua xích đạo vào các buổi chiều hàng ngày.
Trước đó, việc phóng vệ tinh Glory lên quỹ đạo nhằm đo nồng độ của chất khí dạng sương aerosols có trong bầu khí quyển của Trái Đất, để giúp xác định tác động của chúng đối với khí hậu đã bị hoãn vào ngày 23/2, do một sự cố bất ngờ liên quan đến hệ thống điều khiển mặt đất.
Vào tháng 2/2009, một sự cố tương tự cũng đã xảy ra, khi một vệ tinh được thiết kế để theo dõi việc thải khí CO2 trên toàn cầu rơi xuống đại dương gần với
Các chuyên gia nói rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng liệu vệ tinh Glory rơi có phải vì lý do tương tự hay không, và cần phải tiến hành thêm các phân tích trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.