Giới chức Y tế Đài Loan mới đây phát hiện chất gây ung thư DEHP trong một số loại đồ uống đóng chai, hơn một triệu mặt hàng đã bị thu hồi. Việt Nam cũng sẽ kiểm tra thực phẩm để truy tìm chất này.
Theo Wantchinatimes, Chinadaily, chất DEHP có hàm lượng cao được tìm thấy trong một số đồ uống (nước ép, thạch…) và chất tạo đục (phụ gia thực phẩm). Rất nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất Đài Loan, Trung Quốc đã tiến hành thu hồi sản phẩm của mình.
DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là một hợp chất hữu cơ lỏng, nhớt không màu, tan trong dầu, không tan trong nước, thường được cho vào nhựa để làm mềm, dễ uốn. Khi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài có thể hại đến sức khỏe.
Gần 500 danh mục sản phẩm (do 155 nhà sản xuất đồ uống và đồ ăn tại Đài Loan đưa ra thị trường) đã bị phát hiện có chứa DEHP. Tại Trung Quốc, gần 5.000 chai nước uống nghi nhiễm đã bị thu hồi.
Chen Mei-yen, Tổng giám đốc Presotea - một chuỗi thương hiệu cung cấp đồ uống phổ biến tại Đài Loan với hơn 160 cửa hàng - cho biết đã thu hồi 7,5 tấn sản phẩm và thành phần bị nhiễm độc DEHP và rằng sẽ tiêu hủy toàn bộ số hàng này.
Trong khi đó, Tập đoàn Possmei, chuyên xuất khẩu nguyên liệu và thành phần cho một thương hiệu trà sữa nổi tiếng của Đài Loan - Bubbleology tại
Vi thế, Possmei đã thông báo cho khách hàng của mình ở hơn 20 quốc gia ngừng bán các sản phẩm nước ép trái cây cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm rõ ràng.
Thậm chí vết của chất này cũng được tìm thấy trong thuốc ho trẻ em được phân phối đến các bệnh viện tại thành phố New Taipei. Giới chức tại Đài Loan đã yêu cầu các bệnh viện và hiệu thuốc ngừng sử dụng một số loại thuốc ho dành cho trẻ có vị hoa quả vì có thể nhiễm DEHP.
Liu Junhai, Phó chủ tịch hội Người tiêu dùng Trung Quốc cho rằng vụ scandals về hóa chất DEHP này cũng nghiêm trọng như vụ bê bối melamine hồi năm 2008.
Lo ngại về vấn đề này, Cơ quan thuốc và thực phẩm Đài Loan đã thông báo sự việc với Tổ chức Y tế Thế giới và một số nước có nhập khẩu các sản phẩm nhiễm độc bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam (các loại nước giải khát, phụ gia tạo đục…) có nguồn gốc từ các công ty Đài Loan. Tuy nhiên đến ngày 28/5, chưa phát hiện sản phẩm nào trong danh mục được cảnh báo của công ty từ Đài loan nhập khẩu vào Việt
Cục đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát trên thị trường để phát hiện và xử lý kịp thời, cung cấp thông tin nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, Cục sẽ tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên một số loại thực phẩm để truy tìm chất DEHP.