Trước hiểm hoạ thiếu nước sạch để cung cấp cho người dân nhiều nước trên thế giới, một sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Monash (Australia) đã nghĩ ra một thiết bị kết cấu đơn giản, rẻ tiền, có thể sử dụng lâu dài.
Sinh viên đó là Jonathan Liou và thiết bị của anh gọi là Solarball (quả cầu mặt trời). Đó là một bình cầu thuỷ tinh dùng để tái chế nước đã dùng thành nước sạch với bộ phận tập trung nhiệt và làm lạnh để ngưng tụ nước sạch bốc lên nhờ nhiệt của ánh sáng mặt trời. Dưới sức nóng được tập trung từ năng lượng mặt trời, nước sễ bay hơi, tách khỏi các chất bẩn và khi ngưng tụ lại từ hơi nước, nó có thể dùng làm nước uống được. Công suất “thiết bị” của Liou mới khiêm tốn là 3 lít/ngày.
Tạp chí mạng Phys.org đánh giá nó sẽ góp phần vào việc loại trừ bệnh tật và cứu cuộc sống của nhiều người.
Dự án của Liou được thừa nhận làcó thể thoả mãn nhu cầu của 900 triệu người trên toàn thế giới, những người đang phải chịu đựng những khó khăn để tiếp cận được với nguồn nước sạch và an toàn.
Bạn hãy nhớ rằng hàng năm trên 2 triệu trẻ em bị chết do nguyên nhân lên quan đến nước ô nhiễm mà chúng buộc pháỉư dụng. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở những nước đang phát triển do tốc độ đô thị hoá quá nhanh và tỷ lệ tăng dân số quá lớn.
Liou tâm sự: “Năm 2008, tôi có dịp sang Campuchia đi du lịch bụi. Tôi đã chứng kiến những người dân khổ đến thế nào khi hàng ngày phải làm mọi việc với nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó khích lệ tôi nghĩ ra thiết bị đơn giản này để tinh chế nước bẩn thành nước sạch ở nhiều vùng có ánh năng quanh năm. 3lít/ngày không phải là nhiều, song là bước đầu. Tôi sẽ cố gắng”.