Bệnh tay chân miệng và những lầm tưởng

09:54, 06/08/2011

Lở miệng, lở lưỡi, nổi bóng nước ở các chi khiến nhiều bậc cha mẹ nhầm bệnh tay chân miệng với thủy đậu, nhiễm trùng da, dị ứng... Đến khi bệnh biến chứng thì đã quá muộn.

Cha mẹ thiếu kiến thức, bệnh của con trở nặng nhanh

 

Theo BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM: Tay chân miệng dễ bị bỏ sót do nghĩ là bệnh khác, ví như trẻ bị lở miệng mà bác sĩ và phụ huynh lại nghĩ là viêm họng thông thường, không theo dõi nhiều. Hoặc trẻ thở miệng, khò khè do tay chân miệng biến chứng hô hấp, nhưng người lớn nghĩ là viêm phế quản, viêm phổi. Hoặc trẻ trở nặng rất nhanh, người lớn nghĩ là nhiễm trùng huyết, nhưng thực ra là tay chân miệng, gây biến chứng sốc. Do vậy, nên nghĩ tay chân miệng và tìm dấu hiệu để chẩn đoán sớm hơn.

 

Cha mẹ có thể quan sát các tình trạng vết loét miệng, bóng nước hay tình trạng ban đỏ… để phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác. Chẳng hạn như trong bệnh tay chân miệng, vết loét miệng là các bóng nước có đường kính 2-3 mm. Còn viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, đường kính dưới khoảng 1cm, có trường hợp từ 1 - 3cm.

 

Bóng nước vùng mông và gối ở tay chân miệng xuất hiện trên nền hồng ban nhưng không đau, không ngứa trong khi hồng ban của dị ứng thường to nhỏ đa dạng, ngứa và không có nốt phỏng nước. Còn hồng ban của sốt phát ban dạng sẩn và thường kèm hạch sau tai.

 

BS. Khanh khuyên, nếu cha mẹ thấy trẻ khi ngủ có các dấu hiệu như giật mình, hoảng hốt, chới với, nổi bóng nước thì nên đưa đi khám ngay. Không nên để đến lúc trẻ bị sốt cao vì rất dễ bị co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.

 

BS. Trần Đình Khả, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết: Tay chân miệng là bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Trẻ em lại có nhiều thói quen mà người lớn không kiểm soát được như: hay cho tay vào miệng - dù tay sạch hay dơ - hay bốc thức ăn và ăn; hay cho đồ chơi hoặc bất cứ vật dụng nào nó thích vào miệng.

 

Không có cách nào khác, cha mẹ phải bảo vệ bé bằng cách giữ cho tay của trẻ phải sạch khuẩn. Các ông bố bà mẹ nên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, chẳng hạn như xà phòng Lifebuoy cho con trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tắm để chắc chắn rằng đôi tay đó không trở thành vật trung gian lây truyền vi khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể. Đồng thời cần giặt giũ, vệ sinh, chùi rửa áo quần, đồ chơi và nhiều vật dụng trong gia đình thường xuyên để tẩy sạch vi trùng.

 

5 lầm tưởng về bệnh tay chân miệng

 

1. Trẻ trên 5 tuổi miễn nhiễm với bệnh

 

SAI. Đã có trường hợp trẻ trên 10 tuổi mắc bệnh và 1 em 13 tuổi tử vong.

 

2. Trẻ đã mắc tay chân miệng 1 lần sẽ không bị tái phát

 

SAI. Đây không phải là thủy đậu. Đã có nhiều trường hợp, trẻ mới xuất viện phải quay lại nhập viện do cha mẹ không chú ý vệ sinh.

 

3. Trẻ mắc tay chân miệng từ bạn bè không phải từ mẹ.

 

SAI. Vi khuẩn tay chân miệng có thể tồn tại trong cơ thể mẹ và lây nhiễm sang con trong giai đoạn mang thai.

 

4. Có thể đưa người thân – anh/chị/em của bé bệnh tay chân miệng đi thăm trẻ ở bệnh viện.

 

SAI. Cần cẩn trọng khi thăm người bị tay chân miệng nói riêng và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nói chung vì vi khuẩn dễ bám vào tay,chân, quần áo, vật dụng. Từ đó, mầm bệnh được mang về nhà và chờ cơ hội tấn công.

 

5. Rửa tay bằng nước sạch là đủ diệt vi khuẩn tay chân miệng

 

SAI. Tay nhìn trắng, ngửi không mùi không có nghĩa là đã sạch khuẩn. Cứ mỗi cm vuông trên bàn tay chứa tới 40.000 vi khuẩn. Do vậy, cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để chắc chắc rằng tay bạn đã sạch khuẩn.