Châu Âu tuyên bố sẽ chinh phục sao Mộc

09:28, 14/05/2012

Cơ quan vũ trụ châu Âu tuyên bố về sự lựa chọn cuối cùng của EU trong những năm tới, lấy việc chinh phục sao Mộc làm mục tiêu của mình.

Cục Vũ trụ châu Âu (ESA – European Space Agency gồm 19 nước thành viên với ngân sách hàng năm 38 tỷ USD) đã khẳng định chương trình các dự án vũ trụ lớn của mình trong những năm sắp tới. Mục tiêu nghiên cứu của họ sẽ là sao Mộc và những vệ tinh của ngôi sao này nằm trong khuôn khổ chương trình chung của quốc tế mang tên JUICE, thông báo trên Space.com cho hay.

 

Dự án sẽ bắt đầu thực hiện vào năm 2022 bằng việc phóng từ sân bay vũ trụ của Pháp đặt tại Guyana (Nam ỹ) một Trạm nghiên cứu có người nhờ tên lửa chuyên chở Ariane-5. Ngoài việc nghiên cứu sao Mộc, chương trình còn bao gồm cả việc khảo sát chi tiết ba vệ tinh thiên nhiên của nó là Hanimed, Callisto và Europa.

 

Theo các dữ liệu hiện có, bề mặt của sao Mộc và các vệ tinh bị bao phủ bởi một lớp băng, đặc biệt trên vệ tinh Hanimed và Europa, dưới lớp băng là một đại dương. Và như ta đã biết ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Nếu khẳng định được giả thuyết về sự tồn tại của một trữ lượng nước trên đó thì đây là một bước tiến quan trọng trong việc chinh phục vũ trụ và tạo ra được một cơ sở vũ trụ đầu tiên trong lịch sử để thực hiện những chuyến du hành xa hơn nữa.

 

Người lãnh đạo công tác nghiên cứu của ESA là Alvaro Jimenez Caniete tỏ ra rất tin tưởng vào việc nghên cứu sao Mộc. “Sao Mộc là điển hình cho tất cả những hành tinh lớn trong hệ Mặt trời và nhiều hành tinh khác được phát hiện xung quanh các ngôi sao. Dự án JUICE sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu tạo hệ các hành tinh khí khổng lồ và môi trường sống của các sinh vật trong đó”, ông nói.

 

Từ năm 2007 ESA đã tuyên bố đang cân nhắc để quyết định về những dự án vũ trụ đang được soạn thảo. Cuối cùng còn lại JUICE cạnh tranh với 2 dự án vũ trụ khác là Chương trình tìm kiếm sóng trọng trường NGO và xây dựng kính thiên văn vũ trụ ATHENA. Việc lựa chọn phóng các con tàu nghiên cứu khoảng không gian vũ trụ gần dựa trên lý luận là nếu thực hiện hướng nghiên cứu này sẽ khiến loài người trả lời được câu hỏi từ ngàn xưa là: hệ Mặt trời được tạo ra như thế nào? Những định luật cơ bản của vũ trụ là gì? Ở thời đại ngày nay có tồn tại các điều kiện để hình thành các hành tinh và xuất hiện sự sống nữa hay không?

 

Trước đây có những thông tin là các nhà khoa học Nga đang có kế hoạch nghiên cứu sao Mộc. Tháng trước ESA vừa công bố những kế hoạch bước đầu về việc thực hiện dự án Laplace trong khuôn khổ của Chương trình JUICE, trong đó sao Mộc là mục tiêu cơ bản của các nhà khoa học châu Âu trong thập niên tới.

 

Đóng góp cơ bản về phía Nga vào dự án sẽ là chế tạo những thiết bị để đổ bộ xuống bề mặt của vệ tinh Hanimed. Theo kế hoạch, tàu thăm dò để đổ bộ sẽ không phóng bằng tên lửa Ariane-5 của châu Âu mà bằng tên lửa Proton của Nga. Sau khi đặt chân được lên đây, tàu thăm dò sẽ tìm những dẫn chứng về sự tồn tại của các đại dương, xác định chiều dày của lớp băng phủ, đánh giá những hoạt động địa chấn, phân tích thành phần của băng và các khoáng sản trên vệ tinh này.

 

Tên của dự án JUICE (Jupiter Icy moons Explorer) có nghĩa là Nhà nghiên cứu vệ tinh băng của sao Mộc. Chi phí ước tính để thực hiện theo đánh giá của các chuyên gia lên tới 850 triệu euro.