Các nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học George Washington đang làm việc tại Trung Quốc đã phát hiện ra hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt chưa hề được biết đến trước đây. Nhà cổ sinh vật học người Mỹ James Clark là người đã phát hiện hài cốt hóa thạch của con vật thời tiền sử, khai quật tại khu tự trị Tân Cương ở phía bắc Trung Quốc.
Các nhà khoa học đã tìm được một hộp sọ, một số răng và nhiều đốt xương rời rạc được bảo quản không hoàn toàn tốt của một con khủng long lạ.
Theo đánh giá sơ bộ, khi con vật bò sát thuộc họ khủng long này bị chết để lại hóa thạch ấy thì nó ở độ tuổi 1,5 năm nên chưa phải là đã trưởng thành. Chiều dài từ chóp mũi đến chóp đuôi của nó chỉ dài khoảng 1m và trọng lượng chừng 1,3kg. Khi lớn lên, kích thước cỡ của con vật sẽ lớn đến mức nào hiện vẫn còn chưa rõ.
Các nhà khảo cổ học tạm đặt tên cho loài vật mới tìm thấy này để kỷ niệm một nhân vật trong tác phẩm cổ điển Trung Quốc “Tây du ký” là Tây Hải Long Vương Ngao Thuận.
Chúng sống khoảng 110 triệu năm trước vào đầu kỷ Jura muộn. Những chiếc răng nhỏ và sắc chỉ ra rằng chúng thuộc loài ăn thịt, và có lẽ chúng chuyên ăn các loài bò sát và động vật có vú nhỏ.