Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học. thì những con lạc đà dưới 4 tuổi, có thể là một nguồn cơn gây ra dịch bệnh MERS đang hoành hành ở Hàn Quốc.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm kiếm bằng chứng về một chứng lây nhiễm cả hiện tại và quá khứ đang ảnh hưởng ở hơn 800 con lạc đà. Theo đó, họ đã khám phá ra rằng hơn 90% loài động vật này đã bị lây nhiễm vào năm 2 tuổi và loại virus này có vẻ phát tán bệnh mạnh ở lạc đà con hơn là ở người. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố trên tạp chí Các bệnh lây nhiễm đang trỗi dậy (Emerging Infectious Diseases). Các báo cáo đầu tiên về khả năng lây nhiễm virus Corona MERS ở người đã xuất hiện vào tháng 6-2012, mặc dù việc này có thể đã xảy ra từ trước đó.
Hơn 1.100 trường hợp bệnh đã được ghi nhận và hơn 400 người đã thiệt mạng. Những ca lây nhiễm đã hiện diện tại 25 quốc gia từ châu Âu, Á châu và châu Phi, nhưng A-rập Xê-út lại là nơi chịu nặng nhất. Phát biểu trên kênh Hành động khoa học của hãng tin BBC, TS Müller – người đã tham gia vào nghiên cứu đột phá về tìm kiếm nguồn gốc của MERS, phát biểu: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng, ở Nam Phi, nơi loài dơi đã mang các loại virus tổ tiên: những con virus (đã tiến hóa) có tuổi đời lâu hơn virus MERS mà chúng ta đang thấy ngày nay”.
Vượt ra ngoài châu Phi
Nhưng virus dơi này lại khác biệt so với virus MERS dính trên người. Chắc chắn phải có một nguồn khác. Sau một hội nghị của các nhà khoa học và đồng nghiệp ở Bonn (Đức) diễn ra tại Trường cao đẳng y khoa Erasmus (Hà Lan), các nhà nghiên cứu đã tập trung những nghiên cứu của họ trên các loài động vât có mối liên hệ gần gũi với con người đang sống ở Trung Đông: ngựa, gia súc, cừu, dê và lạc đà một bướu. Phát hiện của các nhà khoa học đã trở nên rõ ràng. Những con lạc đà một bướu sống ở Trung Đông có các kháng thể được thừa nhận ở chất đạm virus MERS – một dấu hiệu mạnh mẽ của sự lây nhiễm trong quá khứ. Ngoài ra, không có loài động vật nào trong cuộc nghiên cứu có chứa các kháng thể dạng này.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc của hiện tượng lây nhiễm đang hiện diện ở người và mối liên kết với lạc đà một bướu, tiếp đó, nhóm các nhà nghiên cứu đã quan sát các mẫu vật thu được từ lạc đà một bướu sống ở các quốc gia khác. Sự hiện diện của một mình các kháng thể phản ứng MERS là không đủ bằng chứng – một số kháng thể có thể nhận diện ra vài virus cùng thuộc họ.
Vì thế, thay vì dựa hoàn toàn trên sự hiện diện của một mình các kháng thể, nhóm các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm kiếm sự hiện diện của những kháng thể trung hòa – các kháng thể mà có thể ngăn chặn virus từ việc lây nhiễm một tế bào – những thứ này có xu hướng cụ thể hơn nhiều. TS Müller giải thích: “Thứ mà chúng tôi có thể thấy là ở những con lạc đà một bướu, không chỉ ở A-rập mà còn thấy ở châu Phi, nơi mà phần lớn các con lạc đà được lai giống, sau đó chúng được xuất khẩu đến A-rập, và thật sự chúng có mật độ cao của các kháng thể trung hòa, nghĩa là chúng phải lây nhiễm với MERS, hay một loại virus tương tự. Và rồi chúng tôi có thể nhận thấy là, ngay cả trong các mẫu vật được thu thập vào năm 1983, những con lạc đà một bướu ở Xu-đăng và Somali có các kháng thể trung hòa. Rõ ràng là, những con lạc đà lây nhiễm MERS ở châu Phi và Trung Đông đã hoành hành và dữ liệu nghiên cứu này đã khẳng định một thực tế rằng, những con lạc đà nhiễm MERS đã kéo dài nhiều thập kỷ. Hoạt động buôn bán lạc đà quốc tế nở rộ giữa khu vực Sừng châu Phi và bán đảo A-rập đã cung cấp một cơ hội tốt cho vius MERS lây lan.
Nguồn gốc lây nhiễm
Công trình nghiên cứu này đã đưa ra luận cứ chắc chắn rằng, virus MERS đang lưu hành ở lạc đà, nhưng vẫn không rõ là nhóm loài động vật cụ thể nào gây ra những rủi ro lớn nhất cho con người. Biết được thông tin này có thể giúp cho việc đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm thiểu sự lây nhiễm ở người. Trong cuộc nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Các bệnh lây nhiễm đang trỗi dậy, một nhóm nghiên cứu quốc tế từ Bonn, Hồng Công và Dubai cùng nghiên cứu trên hơn 900 con lạc đà đang sống ở Dubai để tìm kiếm các dấu hiệu cả trong quá khứ và hiện tại có nhiễm MERS, nhằm trả lời câu hỏi hóc búa này.
Các mẫu máu, bệnh phẩm mũi và nước bọt của lạc đà đã được xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các kháng thể MERS hay sự hiện diện của bản thân con virus. Phần lớn các mẫu vật từ những con lạc đà hơn 2 tuổi đã chứa kháng thể MERS, cho thấy rằng virus lây nhiễm phổ biến ở những con lạc đà “vị thành niên”.
Điều quan trọng là, qua quan sát nhiễm virus hoạt động mạnh ở những con lạc đà dưới 4 tuổi, với xấp xỉ 30% ở những con lạc đà không đầy 1 tuổi. Vì thế, có thể nói rằng, những loài động vật non trẻ này đã gây ra mối đe dọa to lớn cho con người. Song vẫn chưa rõ là làm thế nào mà virus đã lây lan sang con người. Nó có thể là thông qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể từ những con lạc đà bị nhiễm bệnh. Khi những con lạc đà con được tách khỏi mẹ chúng – thường là trước 2 tuổi – chúng sẽ tiếp xúc với con người và đây là một cơ hội lý tưởng góp phần cho virus MERS lây lan. Ngoài ra sự nhiễm bệnh cũng có thể diễn ra do con người uống sữa lạc đà chưa qua tiệt trùng; có thể nhiễm virus qua nước bọt của một con lạc đà con bị nhiễm từ núm vú của lạc đà mẹ khi cho con bú... Đề cập đến nguy cơ nhiễm bệnh, TS Müller cảnh báo: “Khi nói đến việc bị nhiễm, tôi nghĩ bạn đã có sự tiếp xúc gần gũi và các hành vi thông thường như hôn lạc đà, uống sữa tươi, chạm tay vào lỗ mũi lạc đà rồi chạm lên mắt mình. Đó là những cách làm lây nhiễm”.
Các tác giả của nghiên cứu mới nhất đưa ra lời khuyên rằng, những thay đổi đơn giản trong chăn nuôi gia súc, chẳng hạn như việc lùi thời gian tách lạc đà con khỏi mẹ chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người.