Trước đó, cách 6 ngày, một thiên thạch khác cỡ ngôi nhà “đe dọa” hụt Trái đất, và 10 ngày sau khi một “đồng nghiệp” thứ ba sượt qua hành tinh chúng ta.
Tất cả 3 tiểu hành tinh trên đều được phát hiện ngay trước khi chúng tiếp cận ở khoảng cách cực gần đối với Trái đất, và xuất hiện lần lượt trong vòng 10 ngày trước sau Tết nguyên đán.
Trang tin Space.com dẫn tuyên bố từ Phòng thí nghiệm Động lực học của NASA cho hay tiểu hành tinh 2017 BH30 bề ngang ước tính 6 m đã sượt ngang địa cầu ở khoảng cách 51.820 km.
Trong khi đó, mặt trăng chưa bao giờ vượt qua mức 362.102 km so với Trái đất.
Một tuần trước đó, vào ngày 25-1, một tiểu hành tinh thậm chí còn lớn hơn là 2017 AG13 cũng áp sát bầu trời, cách chúng ta hơn 177.027 km.
Với bề ngang từ 15-33,5 m, 2017 AG13 ít nhất cũng phải lớn bằng thiên thạch Chelyabinsk từng gây tổn thất hơn 30 triệu USD khi nổ tung trên bầu trời nước Nga vào năm 2013.
Và vào ngày 20-1, tiểu hành tinh 2017 BX, bề ngang từ 3-12 m, chỉ cách Trái đất khoảng 26.155 km.
Giới thiên văn cảnh báo lần tiếp cận sát sườn sắp tới của tiểu hành tinh, cụ thể tên 2012 TC4 với bề ngang 10-30 m, sẽ tiến sát địa cầu trong vòng 21.243 km vào tháng 10 năm nay.
Chuyên gia thiên văn Antonio Paris của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Tampa (Mỹ) thừa nhận hiện giới khoa học chỉ mới phát hiện sớm các mối đe dọa ở kích cỡ lớn, và đến thời điểm này, mối nguy thực sự đến từ những thiên thạch nhỏ hơn, vì khó xác định được vị trí của chúng cho đến khi quá trễ.