Giải pháp phát triển một số hàng hóa tập trung phục vụ cánh đồng mẫu lớn tại Thái Nguyên

22:57, 27/12/2018

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều đề tài, dự án, nhất là các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng thực tiễn về ngành nông nghiệp của địa phương mang lại hiệu quả rõ nét trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp mang tính chất quản lý, lý luận thực tiễn thì lại rất ít. Và đề tài “Giải pháp phát triển một số hàng hóa tập trung phục vụ phát triển cánh đồng mẫu lớn tại Thái Nguyên” của ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên là một đề tài nằm trong số ít đó.

Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết bốn nhà, là hướng đi phù hợp với quá trình chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này không chỉ ở các tỉnh Nam Bộ mà còn làm thí điểm ở một số tỉnh Bắc Bộ. Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cho phát triển “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Với tầm quan trọng đó, mục tiêu của Đề tài “Giải pháp phát triển một số hàng hóa tập trung phục vụ phát triển cánh đồng mẫu lớn tại Thái Nguyên” của ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao đời sống nông dân nông thôn, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã nêu bật được những mục tiêu cụ thể trong việc đánh giá hiện trạng sản xuất một số sản phẩm trồng trọt hàng hóa chủ yếu (chè, lúa gạo, rau) trên một số yếu tố chủ yếu (đất đai, thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ sản xuất, khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của hộ sản xuất). Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Nguyên trong sản xuất một số sản phẩm hàng hóa (chè, lúa gạo, rau). Đồng thời, đề xuất các giải pháp (đất đai, thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ sản xuất) phát triển cánh đồng mẫu lớn sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung với sản phẩm trồng trọt chủ yếu (chè, lúa gạo, rau) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiện trạng sản xuất một số sản phẩm trồng trọt hàng hóa chủ yếu trên một số yếu tố chủ yếu; giải pháp phát triển cánh đồng mẫu lớn sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung với sản phẩm trồng trọt chủ yếu theo "chuỗi giá trị" từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cùng với đó là thực trạng phát triển sản xuất tập trung theo cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất chè, lúa gạo và rau tại huyện Phú Lương, huyện Phú Bình, huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên trong giai đoạn 2014 - 2016.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc thực hiện xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên) khi mới triển khai thực hiện.

Đề tài được áp dụng phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris nhằm thu thập các thông tin thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị (bằng bộ câu hỏi); xây dựng bộ câu hỏi theo phiếu điều tra. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân tại 5 xã trọng điểm sản xuất cây trồng huyện Phú Lương, huyện Phú Bình, huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên. Đề cập đến thực trạng phát triển cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được các ưu việt, những khó khăn trong thực hiện, nhất là các điều kiện để phát triển cánh đồng mẫu lớn. Từ đó, đưa ra các giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như chính sách hỗ trợ phát triển cánh đồng mẫu lớn để sản xuất hàng hóa trồng trọt tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, đưa ra những đề nghị trong việc tiếp tục có các nghiên cứu sâu và toàn diện về thực trạng và các giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn với các đối tượng cây trồng chủ yếu, thế mạnh trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức triển khai hiệu quả các đề án, dự án, các giải pháp, chính sách và bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để phát triển cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh…

Có thể thấy, Đề tài “Giải pháp phát triển một số hàng hóa tập trung phục vụ phát triển cánh đồng mẫu lớn tại Thái Nguyên” của ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên là một đề tài có tính xác thực cao. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng sản xuất tại mỗi huyện, đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Thái Nguyên; đánh giá hiện trạng sản xuất một số sản phẩm trồng trọt hàng hóa chủ yếu trên một số yếu tố chủ yếu tại huyện Phú Lương, huyện Phú Bình, huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên. Đồng thời, nghiên cứu một số giải pháp về kỹ thuật phát triển cánh đồng mẫu lớn sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung với sản phẩm trồng trọt chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu một số giải pháp về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như về chính sách hỗ trợ phát triển cánh đồng mẫu lớn sản xuất sản phẩm hàng hóa tập trung với sản phẩm trồng trọt chủ yếu trên địa bàn tỉnh thái Nguyên. Với kết quả đã đạt được trong xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” tại Thái Nguyên cùng với những đánh giá hiện trạng và giải pháp được đề cập trong Đề tài nghiên cứu khoa học mang tính chất quản lý, lý luận thực tiễn của ông Đoàn Văn Tuấn thì việc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; xây dựng cánh đồng mẫu lớn là tất yếu và là cụ thể hóa của chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng với quy mô sản xuất lớn. Hơn nữa, xây dựng ”cánh đồng mẫu lớn” thực hiện nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới là đổi mới tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế và góp phần thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương về Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên./.