Nghiên cứu mới tính toán được rằng có 36 nền văn minh tương tự Trái Đất đang tồn tại trong dải Ngân hà của chúng ta.
Một nghiên cứu mới tại Đại học Nottinghams đã tính toán được rằng có hơn 30 nền văn minh giao tiếp thông minh trong thiên hà của chúng ta dựa trên ý tưởng rằng cuộc sống thông minh tương tự như Trái Đất có thể tồn tại khắp vũ trụ.
Được công bố hôm 15/6 trên Tạp chí Vật lý thiên văn, các nhà nghiên cứu tin rằng có khoảng 36 nền văn minh thông minh trong dải Ngân hà, được xây dựng dựa trên các tính toán trước đó rằng con số này dao động từ 0 đến hàng tỷ.
Christopher Conselice, chủ nghiệm nghiên cứu trên giải thích rằng: "Sẽ có ít nhất một số nền văn minh đang hoạt động trong thiên hà của chúng ta theo ước tính rằng sẽ mất 5 tỷ năm để sự sống thông minh hình thành trên các hành tinh khác, tương tự như trên Trái Đất".
Nghiên cứu trên đã phát triển khái niệm mà họ gọi là Giới hạn Corpenic sinh học vũ trụ nhằm đơn giản hóa những nhận định về cách thức sự sống phát triển khi thiết lập các giới hạn sự sống mạnh và yếu trong vũ trụ. Những phương trình này bao gồm lịch sử hình thành sao trong thiên hà của chúng ta và tuổi thọ của các ngôi sao, thành phần kim loại của ngôi sao và khả năng những ngôi sao có các hành tinh giống Trái Đất xoay quanh trong khu vực mà sự sống có thể hình thành.
Khu vực có thể tồn tại sự sống là khoảng cách nhất định so với một ngôi sao, không quá nóng cũng không quá lạnh, nơi mà nước có thể tồn tại ở thể lỏng và sự sống có thể diễn ra trên bề mặt hành tinh. Trong số các nhân tố trên, các khu vực có thể tồn tại sự sống có ý nghĩa quan trọng nhưng việc quay quanh một ngôi sao yên lặng và ổn định trong hàng tỷ năm có lẽ là quan trọng nhất, Conselice nhận định.
"Hai giới hạn Copernic sinh học vũ trụ mà dạng sống thông minh hình thành là dưới 5 tỷ năm và trên 5 tỷ năm - tương tự như trên Trái Đất, nơi mà một nền văn minh đã được hình thành sau 4,5 tỷ năm", Tom Westby, đồng tác giả nghiên cứu nhận định.
Các nhà nghiên cứu khá bất ngờ khi số nền văn minh ngoài Trái Đất họ tính toán được là rất nhỏ nhưng không phải là con số 0.
Mặc dù nghiên cứu trên chỉ xem xét trong thiên hà của chúng ta nhưng khoảng cách cũng là một nhân tố gây hạn chế. Các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng khoảng cách trung bình giữa các nền văn minh tiềm năng là tương đương nhau, khoảng 17.000 ánh sáng. Tuy nhiên, việc phát hiện các tín hiệu này hoặc trao đổi tín hiệu sử dụng công nghệ hiện nay mất quá nhiều thời gian nên việc giao tiếp liên hành tinh gần như bất khả thi.
Tuy nhiên, chính Conselice cũng nhận định rằng: "thông qua việc tìm kiếm sự sống thông minh ngoài Trái Đất, thậm chí cả khi chúng ta không phát hiện được gì, chúng ta cũng đang khám phá về tương lai và vận mệnh của chính chúng ta"./.