Các HTX chuyên về thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang từng bước… co mình lại bởi đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp, giành diện tích cho quy hoạch chung cư, nhà máy hoặc các công trình phúc lợi khác.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho hay từ năm 2000 đến nay, riêng T.P Thái Nguyên Nhà nước đã trưng thu trên 200ha đất nông nghiệp sử dụng vào các mục địch khác.
35 HTX chuyên về dịch vụ thủy lợi của tỉnh đang hoạt động trong rất nhiều khó khăn, mang tính cầm chừng. Ông Nguyễn Ngọc Qùy, Trưởng phòng Kinh tế hộ (Chi cục hợp tác xã và PTNT) cho biết: Hầu như các HTX dich vụ thủy lợ cảu tỉnh đang hoạt động kém hiệu qủa. HTX làm thủy lợi đều được tiếp nhận và điều hành các công trình thủy lợi có sẵn, nhưng lại mang tính tự phục vụ, không lãi. Nhiều HTX không thu được thủy lợi phí, thu không đủ chi nên không có kinh phí sửa chữa.
Là HTX chuyên về thủy lợi, song người nông dân cũng không mặn mà với HTX, đặc biệt là khi Nhà nước có chủ trương miễn thu thủy lợi phí cho nông dân, thì những người làm công tác quản lý thủy lợi càng khó xoay sở.
Sâu xa hơn, các HTX này đều mang tính tự phát, hoạt động mang tính thời vụ, sự hợp tác giữa xã viên với xã viên, xã viên với ban chủ nhiệm và giữa các HTX với nhau còn lỏng lẻo. Thiếu sự thực tế trong quá trình chuyển đổi HTX theo luật. Trong hoạt động phần lớn ban chủ nhiệm lúng túng, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, một số HTX công nợ cũ chưa được giải quyết xong, điều này ảnh hưởng đến tâm lý xã viên khi tham gia HTX. Đặc biệt đội ngũ cán bộ HTX phần lớn chưa qua đào tạo nên hạn chế trong việc điều hành, phát triển HTX. Từ đó dẫn đến các HTX chưa đủ mạnh, ban chủ nhiệm buông xuôi, thậm chí có nguyện vọng giải thể.
Đối với địa phương có đất sản xuất nông nghiệp, HTX dịch vụ thủy lợi rất quan trọng, nếu bỏ HTX này người nông dân sẽ gặp khó khăn trong cung cấp nước gieo trồng, nhưng để các HTX dịch vụ thủ lợi tồn tại phát triển thì lối ra còn nhiều lấn bấn.