Sáng 27/5, tỷ giá USD so với VND trên thị trường tự do trong nước bất ngờ tăng cao. Chỉ sau vài giờ, giá đã tăng vọt từ mức 17.000 lên 17.600 đồng/USD. Như vậy, giá USD bán ra trên thị trường tự do đã tăng 6,9% so với mức giá cuối năm 2007.
ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nguyên nhân USD tăng do là cung-cầu của thị trường. Cầu USD đang nhiều, trong khi nguồn cung lại hạn chế. Sức mua vào của hệ thống ngân hàng cũng chậm lại mà nhu cầu đối với đồng USD lại nhiều lên, trong đó có nhu cầu thực tế cho sản xuất kinh doanh, nhập khẩu. Bên cạnh đó còn một yếu tố nữa là người ta đang “săn lùng” USD với lý do tích lũy hoặc chuyển vốn ra ngoài.
Lần đầu tiên khi đồng USD giảm mạnh, lúc đó do nguồn USD bên ngoài tràn vào trong nước rất nhanh và dồn dập cùng một lúc, bao gồm cả kiều hối, cả đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp làm cho lượng USD trong nước nhiều “ứ lên”, trong khi đó, hoạt động mua bán thứ ngoại tệ này lại không sôi động. Tuy nhiên, ngay sau đó nguồn cung USD đột nhiên quá ít trong khi cầu lại quá nhiều. Đồng thời nhập siêu của nước ta vẫn ở mức cao… Những yếu tố đó làm cho cung cầu USD chuyển rất nhanh.
Dĩ nhiên sự trồi - sụt này sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế. Khi giá USD tăng, đồng Việt Nam giảm thì có lợi cho xuất khẩu, ngược lại khi giá USD giảm, đồng Việt Nam tăng sẽ lại có lợi cho nhập siêu. Do đó việc điều hành quản lý của Nhà nước ta có thể hình dung như một người “đang đi trên dây”. Phải đi như thế nào, điều hành như thế nào để đảm bảo sự cân bằng, không thể ngả về bất kỳ bên nào. Nếu ta phá giá đồng Việt
Ông Kiêm cũng cho rằng khi bất động sản và chứng khoán gần như chững lại, sản xuất đình trệ, nơi người ta có thể đổ tiền vào là vàng để kiếm chênh lệch. Tuy nhiên, những người mua nhiều vàng hiện nay chủ yếu là những nhà đầu tư, những người có tiền, còn người dân thì rất ít. Theo thống kê, trong số 18 tỷ đồng đầu tư vào vàng, có đến 80% là của các nhà đầu cơ, buôn bán, chỉ có 20% là tiêu dùng (đồ trang sức). Tuy nhiên việc đầu cơ này đang rất rủi ro bởi thị trường vàng thế giới đang rất bấp bênh. Khi giá lên cao, các luồng vốn lại đang đóng băng, người ta chỉ có cách dự trữ vàng. Các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư lớn đều dự trữ vàng. Một khi họ đã mua vào thì cũng có lúc sẽ lại bán ra. Do vậy thị trường vàng phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà đầu cơ thế giới. Một nước nhỏ bé như chúng ta, nếu không cẩn thận, người dân của chúng ta sẽ lại thiệt một lần nữa vì vàng.