Diễn biến thị trường lương thực thế giới thời gian qua đã và đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình hình càng thêm căng thẳng khi một số cường quốc xuất khẩu gạo thế giới tạm dừng xuất khẩu lương thực bởi lo ngại về khả năng thiên tai, mất mùa trong nước.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã tạm dừng xuất khẩu, nhưng mới đây, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, nhiều khả năng vụ Đông-Xuân ở miền Bắc sẽ được mùa; sản xuất vụ Hè thu ở phía Nam cũng có dấu hiệu khả quan và hoàn toàn có thể tăng sản lượng xuất khẩu. Thông tin này đã lập tức tác động tích cực đến thị trường lương thực thế giới.
Khả năng được mùa đang trở thành hiện thực
Đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong tháng 1, tháng 2 đầu năm nay đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có vụ Đông-Xuân, vụ có năng suất cao, ổn định và rất quan trọng đối với nông dân miền Bắc. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm đó một số chuyên gia giàu kinh nghiệm vẫn lạc quan cho biết, hễ rét là được mùa. Đến nay nhận định đó đang trở thành hiện thực...
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), đến cuối tháng 5, lúa Đông-Xuân ở miền Bắc cơ bản đã trỗ an toàn, không gặp nắng nóng và hứa hẹn được mùa. Dự kiến, năng suất vụ Đông-Xuân năm nay sẽ đạt 57 tạ/ha, cao hơn vụ Đông-Xuân 2006-2007 từ 2 đến 3 tạ; tổng sản lượng ước đạt 6,2-6,4 triệu tấn, cao hơn vụ Đông-Xuân trước 150-250 nghìn tấn. Tại phía
Do lúa gạo đang được giá, nên bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Hè-Thu và đã gieo hơn 1,5 triệu ha. Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, mối lo lớn nhất với sản xuất vụ Hè-Thu là bệnh rầy nâu, nhưng đến nay khoảng 1 triệu ha đã vượt qua mối đe dọa từ loại dịch bệnh nguy hiểm này. Theo TS Ngọc, so với miền Bắc, thời tiết ở miền
Có thể tăng sản lượng gạo xuất khẩu
Trên cơ sở thực tế sản xuất, TS Nguyễn Trí Ngọc nhận định, việc xuất khẩu 4-4,5 triệu tấn gạo trong năm nay là khả thi. Vấn đề đặt ra là ký được những hợp đồng có lợi cho nông dân.
5 tháng đầu năm, cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu 2,4 triệu tấn gạo, trong đó đã xuất hơn 2,1 triệu tấn. Tại hội nghị giao ban xuất khẩu gạo do Bộ Công thương tổ chức mới đây tại Tiền Giang, căn cứ vào sản xuất thực tế ở địa phương, đại diện các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị nâng mức xuất khẩu gạo trong năm 2008 lên 4,5 triệu tấn, thay vì khống chế ở mức từ 3,5 triệu tấn đến 4 triệu tấn.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết, Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục giao dịch, đăng ký xuất khẩu đối với các hợp đồng có giá và điều kiện giao hàng tốt. So với kế hoạch xuất khẩu tối đa 4 triệu tấn, từ nay đến cuối năm cần ký hợp đồng xuất khẩu thêm khoảng 1,6 triệu tấn. Đến cuối quý 3-2008, nếu tình hình khả quan, sẽ kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu thêm theo đề nghị của các địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt
Trong một diễn biến khác, thông tin Việt