Vẫn phải tiếp tục kìm giá điện, dù như thế sẽ không khuyến khích các chủ đầu tư rót vốn vào lĩnh vực này.Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc trao đổi với báo giới về các chỉ đạo chung của Chính phủ, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ngành điện hiện nay.
Thưa Phó thủ tướng, mặc dù đã có những dự báo trước, nhưng trên thực tế, tình trạng thiếu điện trong năm 2008 lại nghiêm trọng hơn năm ngoái. Vậy Chính phủ đã có sự chỉ đạo gì để giải quyết tình trạng trên?
Theo kế hoạch, năm nay sẽ có khoảng 3.000MW điện được bổ sung vào hệ thống truyền tải quốc gia. Nhưng thực tế, kế hoạch đã không đảm bảo được tiến độ. Nhiều dự án như nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 có công tới 1.500 MW đã vận hành chậm hơn so với dự kiến. Một số dự án khác do khó khăn về vốn đầu tư nên cũng chưa thể đưa vào vận hành theo kế hoạch.
Thêm vào đó, ở một số nhà máy điện khác như Uông Bí lại bị cháy biến thế. Nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2-2 cũng gặp phải vấn đề trong vận hành. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước ở các hồ thủy điện của các tỉnh phía
Vì vậy, chỉ đạo chung của Chính phủ vẫn là phải tăng cường đầu tư và phải đẩy nhanh tiến độ đối với các dự án này. Mặc dù, hiện chúng ta đang thực hiện thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công nhưng những dự án cần thiết vẫn phải đẩy lên đặc biệt là các dự án về điện “huyết mạch” của nền kinh tế.
Phải chăng chúng ta đang thiếu các dự án đầu tư về điện và vốn đề thực hiện các dự án này?
Hiện các dự án về điện là rất nhiều. Cũng không thể nói là các dự án này khó khăn về vốn vì theo sự chỉ đạo của Chính phủ, hiện các ngân hàng đều đã ký lại các hợp đồng và đảm bảo vốn cho các dự án điện.
Tuy vậy, dù đã có hướng dẫn nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa thực sự tích cực trong triển khai. Hiện Chính phủ đã lập 3 đoàn công tác để kiểm tra về việc giải ngân đối với các dự án này.
Thực tế trên có phải bắt nguồn từ việc điện vẫn là một trong những mặt hàng chịu sự kiềm chế giá của Chính phủ? Hiện ngành điện lực vẫn đang kêu lỗ và xin được tăng giá. Chính phủ có chỉ đạo đối với việc này như thế nào?
Đúng là với giá điện như hiện nay, ngành điện chưa thể đảm bảo hoàn vốn bình thường. Nhưng lỗ hay lãi thì phải cuối năm mới có con số chính xác.
Theo tính toán đối với các doanh nghiệp điện trong khu vực, muốn hoạt động bình thường phải có lợi nhuận khoảng 12%/năm. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể đảm bảo được khả năng thanh toán với ngân hàng cũng như phát triển các dự án khác.
Trong khi, lợi nhuận của EVN chỉ đạt 3%- 5%/năm. Năm nay, trong tình hình khó khăn chung mức 3% cũng có thể khó đạt được. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện lại có đặc thù riêng dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải cung cấp điện. EVN lại là doanh nghiệp nhà nước nên càng không thể vì lỗ mà ngưng cung cấp điện.
Việc kiềm chế giá đối với ngành điện đúng là đã không khuyến khích được các chủ đầu tư rót vốn vào lĩnh vực này. Hiện chúng ta đang thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát nên vẫn phải tiếp tục kìm giá đối với điện. Nhưng tiến tới nền kinh thị trường nhà nước sẽ không thể tiếp tục bao cấp như hiện nay.