Năm 2009, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp cấp bách của Chính phủ về thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Cách đây 58 năm (6/5/1951-6/5/2009), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ngày nay - được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống tiền tệ quốc gia độc lập. Ngày 6/5 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Ngân hàng. 58 năm qua là chặng đường đầy gian nan thử thách, nhưng cũng rất vẻ vang và đáng tự hào của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức viên chức (CB,CCVC) ngành Ngân hàng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thái Nguyên (NHTN) nói riêng đã có những nỗ lực và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban đầu có nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế kháng chiến. Hoà bình lập lại, cùng với các ngành và nhân dân địa phương, NHTN tiếp tục làm tốt 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ năm 1986 đến nay, thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, kinh tế liên tục tăng trưởng. Từ hệ thống ngân hàng cấp I vừa có chức năng quản lý Nhà nước, vừa thực hiện chức năng cấp tín dụng. Đến năm 1988, hệ thống Ngân hàng đã được tách thành Ngân hàng 2 cấp đó là: chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương; chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các tổ chức tín dụng. Các chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng được đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước qua từng thời kỳ.
Hệ thống các tổ chức tín dụng trên toàn quốc cũng có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và loại hình hoạt động. Đối với hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đến nay đã có 10 chi nhánh Ngân hàng Thương mại cấp I; 04 Phòng giao dịch của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP); 10 chi nhánh ngân hàng cấp II tại các huyện, thành, thị xã; 47 Phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), Ngân hàng Chính sách - Xã hội (NHCSXH) và 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Mạng lưới Ngân hàng rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế và dân cư, cung ứng vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế địa phương.
Tổng nguồn vốn huy động đến hết ngày 24/4/2009 đạt 7.008 tỷ đồng (bao gồm Việt
Năm 2009, hệ thống Ngân hàng trên địa bàn chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp cấp bách của Chính phủ tại Nghị quyết số: 30/2008/NQ-CP ngày 11-12-2008 đã được Thống đốc NHNNVN triển khai tại Chỉ thị số: 06/2008/CT-NHNN ngày 31-12-2008 về thực hiện các biện pháp nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Sau 4 tháng tích cực, chủ động triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ đã đạt kết quả bước đầu. Cụ thể: nguồn vốn huy động tăng 6,29% (không kể NHPT) so với 31-12-2008; dư nợ tín dụng tăng 9,65% (không kể NHPT) so với 31/12/2008, trong đó, cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg đạt 3.573 tỷ đồng, có 9.821 tổ chức, cá nhân được vay vốn (luỹ kế từ 01/ 02/ 2009).
Những thành tựu mà ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng tỉnh hái Nguyên nói riêng đạt được trong 58 năm qua, luôn gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ và của chính quyền địa phương; là công sức, trí tuệ của các thế hệ lãnh đạo, CB,CCVC trong toàn ngành; là kết quả của sự hy sinh, mất mát, phấn đấu vượt qua bao gian nan, thách thức của các đồng chí lão thành cách mạng và các thế hệ đi trước; sự phối hợp, hỗ trợ, đóng góp của các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và bạn bè Quốc tế. Ghi nhận những công lao to lớn của các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân trong ngành.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, trong thời gian tiếp theo, toàn ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau: Thứ nhất, triển khai kịp thời và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Thống đốc NHNNVN; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các tổ chức Đoàn thể của tỉnh; tiếp tục quán triệt mục tiêu chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, đưa hoạt động Ngân hàng gắn với việc phục vụ tốt cho phát triển KT- XH địa phương. Thứ hai, chủ động thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp cấp bách của Chính phủ tại Nghị quyết số: 30/2008/NQ-CP ngày 11-12- 2008 và Chỉ thị số: 06/2008/CT-NHNN ngày 31-12-2008 của Thống đốc NHNNVN. Đặc biệt tổ chức thực hiện tốt chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh. Thứ ba, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thời gian, nội dung thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các Tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; tăng cường công tác theo dõi, chấn chỉnh xử lý sau thanh tra, giám sát; đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng; hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng cường tần suất thanh tra, tuân thủ kết hợp với giám sát từ xa để giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thứ tư, triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc ứng dụng đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế cạnh tranh khi hội nhập.Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động tiền tệ, ngân hàng và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác.
Quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt