Sáng 25/8, Cục Đầu tư nước ngoài công bố tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI vẫn suy giảm mạnh, đạt 10,453 tỷ USD và chỉ bằng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai tháng trước, trung bình mỗi tháng có thêm hơn 1 tỷ USD bổ sung vào vốn FDI cả nước nhưng riêng tháng 8, cả nước chỉ thu hút được thêm 350 triệu USD vốn FDI. Trong đó, có 5,62 tỷ USD là vốn đăng ký mới với 504 dự án và khoảng 4,82 tỷ USD với 149 dự án. Trong khi, vốn đăng ký mới đã giảm tới 89,2% so với cùng kỳ năm 2008 thì vốn bổ sung lại tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Như vậy, lượng thu hút vốn FDI của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay phần lớn ‘tăng trưởng” được là nhờ nguồn vốn tăng thêm, mở rộng qui mô vốn của các dự án đã và đang triển khai.
Mặc dù suy giảm kinh tế song khối doanh nghiệp này vẫn thể hiện tính năng động hơn khu vực trong nước khi xuất siêu tới 3,49 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, trong khi cả nước nhập siêu tới 5,1 tỷ USD. Giải ngân đã đạt 6,5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2008.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống, bao gồm cả các dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng... đứng số 1 về qui mô vốn, chiếm 4,56 tỷ USD.
Lĩnh vực nhạy cảm nhất là kinh doanh bất động sản chỉ đứng thứ 3 với 1,87 tỷ USD.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được khuyến khích mạnh mẽ, có qui mô vốn đăng ký lớn thứ 2, với 2,32 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ yếu là các dự án thép được cấp phép.