EC vừa đề xuất kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam vào EU thêm ít nhất 15 tháng nữa, thay vì 5 năm như thông lệ.
Bất chấp sự phản đối của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng như các hãng sản xuất giày lớn trên thế giới và người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/10 đã đề xuất kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam vào EU thêm ít nhất 15 tháng nữa, thay vì 5 năm như thông lệ.
Đề xuất này của EC sẽ được gửi cho các bên liên quan vào cuối tuần này và sẽ được lãnh đạo các nước thành viên EU biểu quyết vào ngày 12/11.
Nếu được thông qua, EC sẽ ra quyết định cuối cùng muộn nhất vào ngày 20/11 tới và thời hạn áp thuế chống bán phá giá mới đối với giày Trung Quốc và Việt Nam bán trên thị trường EU sẽ có hiệu lực từ ngày 3/1/2010.
Từ tháng 10/2006, EC bắt đầu áp dụng mức thuế 16,5% đối với giày da của Trung Quốc nhập khẩu vào EU và 10% đối với giày cùng loại của Việt Nam như một biện pháp chống bán phá giá.
Việc EC áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là nguyên nhân gây bất đồng giữa các nước thành viên EU ở miền Bắc vốn tự do về kinh tế và các nước miền
Nhiều tổ chức thương mại châu Âu cũng như các nhà sản xuất giày và người tiêu dùng đã nhiều lần phản đối biện pháp này của EC.
Đầu tháng 9 vừa qua, Hiệp hội ngoại thương châu Âu (FTA), tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ châu Âu, đã hối thúc EU hủy bỏ các hình thức áp thuế chống bán phá giá nhằm vào giày da của Việt Nam và Trung Quốc.
Tổng Thư ký FTA Jan Eggert cho rằng bất kỳ hình thức kéo dài thuế chống bán phá giá nào đều không thể chấp nhận được đối với các nhà bán lẻ và nhập khẩu của EU.
Ông cho biết các nước thành viên EU đã phải chịu thiệt hại vì những biện pháp không cần thiết này, và vì thế họ sẽ phản đối khi được hỏi ý kiến về đề xuất trên của EC.