Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong tháng 10/2009 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của 10 tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2008.
Dù xuất khẩu giảm, nhưng theo Bộ Công Thương, những tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực, nếu khai thác tốt thị trường thì cả năm có thể đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD.
Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản: cá tra và cá basa chiếm 50,4% về lượng và 32,7% về giá trị; tôm chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9% về giá trị; cá ngừ chiếm 4,4% về lượng và 4,0% về giá trị; mực và bạch tuộc chiếm 6,7% về lượng và 6,8% về giá trị, còn lại là các thủy sản khác.
Xuất khẩu tôm tăng, cá tra và basa giảm
So với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt
Dù Nga đã "ăn hàng" trở lại từ tháng 5, nhưng với việc hạn chế số doanh nghiệp xuất khẩu làm cho kim ngạch giảm 67,7% so với cùng kỳ, thị trường Ucraina cũng giảm 44,5%.
Trong bối cảnh một số nước cố tình sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa những thông tin sai lệch, không trung thực cá tra, basa Việt Nam nhằm bảo hộ hàng của nước mình thì Tây Ban Nha đã công nhận hàng thủy sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Tây Ban Nha hiện đang là thị trường tiêu thụ cá tra và cá basa Việt
Tình hình nuôi cá tra tại 9 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, diện tích thả nuôi đạt gần 6.100 ha. Diện tích nuôi cá tra cao nhất tại một số tỉnh như Đồng Tháp (1.489 ha, chiếm 28,9%), Cần Thơ (1.110 ha, chiếm 21,5%), An Giang (1.023 ha, chiếm 19,9%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 70,3% diện tích nuôi cá tra toàn vùng.
Ngày 25/10, ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, cho biết hiện nay giá cá tra loại 1 đã tăng từ 14.800 đồng lên 15.200 đồng/kg, nhưng với giá này người nuôi vẫn chưa có lãi. Giá cá tra cũng khó tăng thêm vì hiện nay đa số doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ lượng cá nguyên liệu cho xuất khẩu.
Ông Lê Chí Bình khuyến cáo nông dân không nên vội vay nóng để nuôi cá đón đầu cơ hội giá tăng, mà nên hợp tác với các doanh nghiệp nuôi cá theo hợp đồng và nhu cầu thị trường.
Mặt hàng tôm đông lạnh, cụ thể là tôm sú xuất khẩu, đã tăng cao trở lại. Hiện tại, sản lượng tôm chỉ đáp ứng khoảng 30% - 40% công suất nhà máy, các doanh nghiệp không mua được tôm sú cỡ lớn cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
Cần chính sách kích cầu cho thủy sản
Các mặt hàng cá ngừ đông lạnh (bỏ đầu, bỏ nội tạng), thăn cá ngừ, cá ngừ hộp và cá ngừ tươi vẫn tiếp tục theo xu hướng chuyển từ thị trường Nhật Bản sang thị trường Mỹ do nhu cầu đối với các mặt hàng này ở thị trường Mỹ đang tăng lên. Doanh số xuất khẩu cá ngừ của Việt
Tuy nhiên, do sản lượng đánh bắt sụt giảm mạnh, nên các doanh nghiệp đang rất thiếu nguyên liệu cá ngừ để chế biến xuất khẩu. Thêm nữa, từ tháng 10/2009, quy định về chống đánh bắt không kiểm soát (IUU) bắt đầu có hiệu lực, nhưng đến thời điểm này, dự thảo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vẫn chưa hoàn tất. Bởi vậy, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agroinfo) nhận định, trong những tháng tới, xuất khẩu cá ngừ sẽ càng ảm đạm hơn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tuy xuất khẩu thủy sản sụt giảm, nhưng 2 tháng cuối năm đang có những tín hiệu khả quan hơn, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tăng trở lại. Mặt khác, nhiều rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước EU đối với thủy sản Việt
Bên cạnh đó, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được ưu đãi về thuế (thuế suất nhập khẩu các mặt hàng từ tôm còn 1 - 2%).
Tuy nhiên, theo VASEP, để khai thác tốt các thị trường, yêu cầu đầu tiên là phải có đủ nguyên liệu để chế biến. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp nhưng hiện nguyên liệu chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Để có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn cuối năm, Chính phủ nên xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0%.
Theo Bộ Công Thương, 2 tháng cuối năm, có thể tăng cường khai thác một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc, giàu tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiêu thụ khoảng 7.300 tấn tôm/năm; Nga vốn có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm thủy hải sản, chủ yếu cá tra; Nhật Bản (cá tra, basa, cá đuối, cá bò, mực, bạch tuộc, ghẹ...).
Ngoài ra, Trung Đông - có cộng đồng Hồi giáo khoảng 1,8 tỷ người, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới gần 3%/năm, cũng là thị trường tiềm năng cho mặt hàng thủy sản. Nếu biết khai thác tốt các thị trường này, thì quý 4 này mặt hàng thủy sản có thể đạt 1,75 tỷ USD, nâng kim ngạch cả năm 2009 lên 4,4 tỷ USD (năm 2008 là 4,5 tỷ USD), đây sẽ là con số đầy khích lệ mà từ đầu năm ít ai có thể nghĩ tới trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.