Nguyên nhân của tình trạng trên là do chi phí mua thức ăn, thuốc thú y... nuôi cá tăng cao khiến nhiều hộ nuôi cá bỏ ao.
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, phần lớn ý kiến của các nhà quản lý đều đề nghị phải quản lý chặt giá thức ăn chăn nuôi, tránh tình trạng giá thức ăn tăng quá nhanh như thời gian qua; đồng thời, nên khoanh nợ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn vay để "kích thích" sự hoạt động trở lại của người nuôi cá tra.
Giống, thức ăn, thuốc thú y, các chi phí cho sản xuất như điện, máy móc, nhân lực... là những điều kiện đầu vào cho người nuôi cá tra nhưng hiện nay, những yếu tố này đang đồng loạt tăng cao khiến người nuôi cá tra không trụ nổi. Từ đầu năm tới nay, thức ăn công nghiệp đã tăng thêm 1.000 đồng/kg. Ngoài ra, hàng loạt cơ sở cung cấp giống ngưng sản xuất nên cá tra giống hiện nay khá khan hiếm.
Theo các doanh nghiệp, người dân không mặn mà với việc cung ứng nguyên liệu cá tra nên các nhà máy cũng trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Rất nhiều nhà máy sản xuất cá tra, mặc dù đã chủ động được nguồn nguyên liệu thông qua các vùng nuôi khép kín, nhưng trước tình hình người nuôi cá "bỏ hầm, treo ao", hoạt động của nhà máy cũng trở nên ảm đạm, đa số các nhà máy chế biến thủy sản phải giảm 30-50% công suất./